Mua đậu phụ non về và chiên xù theo cách của người Nhật đảm bảo ăn là nghiền
Bỏ túi ngay bí kíp của người Nhật để có món đậu phụ non chiên giòn hấp dẫn từ cái nhìn đầu tiên.
Nguyên liệu
1 hộp đậu phụ non
80g bột mì số 8
60g bột chiên xù
Dầu thực vật để chiên
Gia vị phần xốt chấm
2 thìa súp nước tương
2 thìa súp rượu mirin
4 thìa súp nước
1 thìa cà phê đường
Một ít cá ngừ khô và củ cải trắng để ăn kèm
Cách làm
Bước 1
Thái đậu phụ thành các miếng vừa ăn. Trứng đánh tan. Sau đó trộn đều các gia vị phần xốt chấm.
Video đang HOT
Bước 2
Cho nước xốt vào chảo, nấu với lửa vừa cho đến khi nước trong chảo sôi. Trút ra chén và để sang một bên.
Bước 3
Áo đậu phụ non qua một lớp mỏng bột mì, sau đó nhúng vào bát trứng.
Bước 4
Cuối cùng, lăn qua một lớp bột chiên xù.
Bước 5
Đun nóng dầu ở lửa vừa. Cho đậu phụ vào chiên đến khi vàng cả hai mặt thì vớt ra để ráo dầu. Vì đậu phụ non rất mềm, nên trong các công đoạn cần chú ý để không bị vỡ.
Món đậu phụ non chiên xù vàng ươm. Khi ăn thì lớp vỏ ngoài giòn rụm, nhưng bên trong lại mềm mịn rất thích. Đặc biệt món ăn này sẽ thêm ngon hơn gấp bội nếu chấm cùng phần nước xốt có trong công thức đấy. Hãy làm ngay món đậu phụ chiên xù cực đơn giản này để đổi vị cho bữa cơm cả nhà bạn nhé.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: daydaycook
9 phiên bản há cảo độc đáo của các nước
Nếu bạn là một tín đồ của há cảo, sủi cảo, xíu mại... đừng bỏ qua những phiên bản lạ miệng của các loại bánh qua 9 món ăn đặc trưng tại các nước sau.
1. Pierogies (Ba Lan): Bạn có thể lựa chọn nhân nhồi với phô mai, khoai tây, thịt thậm chí chỉ cần ít quả việt quất cũng có thể làm được món ăn này. Ảnh: @baronsmarket.
Để làm món này, bạn chỉ cần đun sôi nước rồi thả Pierogies vào luộc tới khi chín là món ăn nhẹ cho bữa xế đã sẵn sàng. Ảnh: @przecietnie_nieprzecienty, @visitpittsburgh.
2. Momos (Nepal, Tây Tạng): Công thức làm nên những chiếc momos có thể thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc quốc gia. Theo truyền thống, món ăn này có nhân thịt bên trong. Tuy nhiên ngày nay, người ta đã sáng tạo ra nhiều công thức mới mẻ hơn bằng cách kết hợp rau xanh, đậu phụ, phô mai tươi... Ảnh: @foodieandmoody, @zingyzest.
3. Pelmeni (Nga): Món pelmeni có thể được làm từ thịt bò, cừu hoặc lợn xay trộn cùng hành, tỏi, muối, tiêu... cho đậm đà vừa ăn. Cách nặn bánh phổ biến nhất là nhồi nhân vào, gập đôi vỏ bánh rồi bẻ cong, xoắn nhẹ hai đầu. Ảnh: @foodloversdiary.
Để thưởng thức trọn vẹn hương vị truyền thống, bạn nên luộc bánh cùng vài lá nguyệt quế rồi ăn kèm kem chua và mù tạt. Không chỉ ngon mà pelmeni còn là một phần trong nền ẩm thực của xứ sở Bạch Dương, được mệnh danh là bánh hạnh phúc. Ảnh: @samspelmeni, @volna_moscow.
4. Manti (Thổ Nhĩ Kỳ): Manti thường được nhồi bên trong bởi thịt xay nhuyễn, trộn hành tây cùng một số gia vị đặc trưng. Nếu là tín đồ ăn chay, bạn có thể lựa chọn bánh làm từ đậu xanh nghiền với rau thì là, ớt đỏ. Ảnh: @mahall.
Khi ăn một chiếc Manti nhỏ xinh, hương vị của nước sốt tỏi, lá bạc hà ngâm trong dầu olive sẽ dậy lên khiến người ăn phải nhớ mãi. Ảnh: @belks_mutfakta, @izmirede.yemek.
5. Khinkali (Mỹ): Phần nhân nhồi bên trong cũng được làm với công thức khá đơn giản từ thịt lợn, bò hoặc cừu cùng rau xanh và hành. Đôi khi, thịt có thể được thay thế bằng nấm hoặc phô mai. Ảnh: @m_tamuana.
Điểm đặc biệt là khi hấp chín, nước thịt sẽ được giữ lại bên trong bánh nên người ăn thường phải hút nước trước khi cắn miếng đầu tiên. Nhiều người phải bỏ lại lớp vỏ bên ngoài khi phần bột bánh của phiên bản há cảo này khá dày. Ảnh: @oliahercules, @hilakonf
6. Ravioli (Italy): Thường được phục vụ kèm nước dùng hoặc nước sốt mì ống, ravioli được biết đến như món ăn truyền thống trong nền ẩm thực Italy. Tại Rome và Latium, nhân bánh thường được làm bằng phô mai ricotta, rau chân vịt, hạt nhục đậu khấu và tiêu đen. Ở những thành phố khác, mỗi chiếc ravioli lại được nhồi đầy phô mai ricotta cùng vỏ chanh. Ảnh: @christinalovespasta, @fabriziomacali.
7. Bánh táo (Bắc Mỹ): Một chiếc bánh ngọt được nhồi đầy táo, quế và chút nho khô khiến những ai đã từng được nếm thử đều ấn tượng khó quên. Ảnh: @cvreno.
Táo sau khi gọt vỏ, bỏ lõi sẽ được đặt lên phần vỏ bánh, phủ thêm quế, đường và bơ để gia tăng hương vị rồi nướng đến khi chín mềm. Tại Mỹ, bánh táo là món tráng miệng phổ biến sau bữa ăn, dùng cùng kem hoặc sữa. Ảnh: @omgchocolatedesserts, @thebakermama.
8. Modak (Ấn Độ): Món tráng miệng ngọt ngào này có nguồn gốc từ Ấn Độ, được làm từ bột gạo, gạo lứt và dừa mang đến hương vị đặc biệt hấp dẫn cho thực khách. Ảnh: @thecheerful_fork.
Có hai phiên bản chiên hoặc hấp tùy vào sở thích mỗi người. Modak hấp thường ăn kèm với ghee, một loại bơ truyền thống của Ấn Độ. Ảnh: @foodofmaharashtra, @chatpati_shikha.
9. Gnocchi (Italy): Gnocchi là những viên bánh nhỏ xíu được làm từ bột mì, trứng, phô mai, khoai tây... cùng nhiều gia vị đặc trưng khác. Mỗi miếng bánh có hình dạng như nút chai, thường được ăn như một loại thực phẩm thay thế cho mì ống, kèm với nước sốt đơn giản. Ảnh: @immerhungridge, @mistermario.
Theo Zing
Đầu bếp nhà hàng mách chị em rằng trước khi rán đậu phụ hãy ngâm vào thứ nước này, thành phẩm vàng ươm ngon tuyệt Nhờ thao tác phụ đơn giản này, chị em sẽ không bao giờ phải bắt cả nhà cố nuốt món đậu phụ nát hoặc lõng bõng nước dù đã rán lên rồi. Nhắc đến đậu phụ thì chẳng còn xa lạ gì nữa đối với mọi người Việt. Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng đôi khi chỉ cần có đĩa đậu...