Mua đất như thiêu thân, cơn sốt hạ nhiệt, đua nhau bán cắt lỗ
Trước sự siết chặt của cơ quan quản lý, nhiều nhà đầu tư ăn theo sốt đất từng tạo sóng đã bán tháo, thoát nhanh trong vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường bất động sản.
Sốt đất tại một số các tỉnh, thành phố trong thời gian qua, có những nhà đầu cơ lướt sóng dễ dàng kiếm tiền tỷ, nhưng cũng có không ít những nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ, chạy theo sốt ảo và đầu tư hàng tỷ đồng vào những dự án bán không có người mua. Đất sốt trở lại sau 10 năm, đến khi hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư cũng lâm vào cảnh lao đao.
Theo ghi nhận của phóng viên, tình hình giao dịch đất đai tại nhiều địa phương lân cận TP Hà Nội hoặc xa hơn vẫn rất nhộn nhịp. Cụ thể, từ đầu năm, giá đất nền tại nhiều địa phương đã tăng với mức chóng mặt, trung bình khoảng 50 – 60% so với cuối năm 2021. Ngay cả những lô đất tại khu vực xấu, hạ tầng kém, đất trong ngõ nhỏ cũng bỗng dưng tăng giá, được nhiều người tìm mua.
Sau 10 năm, cơn sốt đất lại tiếp tục bùng phát do nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa – Ảnh: Báo Đầu tư)
“Trong thời gian qua, khi nhận được thông tin đất ở đấy đang sốt, nên tôi đã cùng với anh em, bạn bè rủ nhau góp vốn để đầu tư”, chị Nguyễn Huyền, khách hàng, chia sẻ.
Tuy nhiên, trước tình trạng sốt đất, các ngân hàng siết chặt hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, thuế áp giá cao theo thị trường. Đặc biệt, nhiều địa phương đã tạm dừng giải quyết thủ tục liên quan việc chia tách thửa, đồng thời có biện pháp kiểm soát các hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn. Do đó, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương cũng đã hạ nhiệt và dần ổn định trở lại.
“Tôi nghĩ rằng cơ hội đầu tư thì luôn có nhưng các nhà đầu tư phải lựa chọn và tránh hiện tượng đầu tư theo số đông. Mình nên có đánh giá đầy đủ hơn”, ông Nguyễn Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhận định.
Video đang HOT
Năm 2010, cơn sốt đất đã khiến nền kinh tế lạm phát. Đến nay sau 10 năm, cơn sốt đất lại tiếp tục bùng phát trước nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trước những cảnh báo của các chuyên gia, trước sự siết chặt của cơ quan quản lý đất đai, nhiều nhà đầu tư “ăn theo cơn sốt đất” từng tạo sóng nay lại bán tháo, thoát nhanh trong vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường bất động sản.
Nguồn cung tăng...giá bất động sản vẫn tăng
Hiện nay, khi nhiều chủ đầu tư đã "mở máy" tăng tốc, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để bù đắp khoảng thời gian đóng băng trước, theo đó nguồn cung bất động sản cũng trở nên nhiều hơn.
Dù vậy, giá đất tại nhiều khu vực vẫn tăng.
Theo số liệu thống kê của Bộ phận R&D - DKRA Vietnam, về phân khúc đất nền trong quý I/2022, toàn thị trường TP. HCM và khu vực lân cận ghi nhận có khoảng 11 dự án mở bán (7 dự án mới và 4 giai đoạn mở bán tiếp theo). Cung cấp ra thị trường khoảng 1,832 nền, tương đương mức ở quý IV/2021 (khoảng 1.834 nền), tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021.
Tỷ lệ tiêu thụ chung toàn thị trường đạt khoảng 68% với khoảng 1,240 nền được thị trường đón nhận, tăng nhẹ 6% so với lượng tiêu thụ của quý trước và cùng kỳ năm 2021 (khoảng 1.174 nền).
Nguồn cung mới không có nhiều thay đổi so với quý IV/2021. Khu vực Long An dẫn đầu toàn thị trường, chiếm 43% nguồn cung và 56% lượng tiêu thụ mới trong quý.
TP. HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán mới trong quý, các giao dịch trên thị trường chủ yếu là loại hình cá nhân đứng ra phân lô, quy mô nhỏ lẻ, dưới 2 ha.
Ngoài thị trường Long An và Tây Ninh, nhìn chung sức cầu chung toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, không có nhiều biến động so với quý trước. Các chính sách hỗ trợ chiết khấu, thanh toán vẫn được các chủ đầu tư duy trì giúp nâng cao hiệu quả bán hàng.
Giá bán sơ cấp, ghi nhận tăng phổ biến ở mức 3% - 7% so với quý trước. Thanh khoản thứ cấp tiếp tục phục hồi, đặc biệt là ở thị trường các tỉnh Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Báo cáo thị trường bất động sản của Batdongsan.com.vn cho biết, quý I/2022, loại hình đất và đất nền dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành.
Theo đó, tại miền Bắc, giá rao bán đất, đất nền ở miền Bắc tiếp tục tăng cao. Cụ thể, giá rao bán đất thổ cư ở Bắc Giang tăng 35%, theo sau là Hải Phòng tăng giá 29% so với trung bình năm 2021. Các tỉnh khác như Bắc Ninh, Quảng Ninh lần lượt ghi nhận giá đất đội lên 16 và 20%.
Còn tại Hà Nội, giá rao bán đất nền tại huyện Chương Mỹ tăng 74% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất khu vực miền Bắc, đồng thời cao nhất cả nước. Các huyện khác thuộc Hà Nội như Đông Anh tăng 20%, Gia Lâm tăng 21%, Quốc Oai tăng 26% so với năm 2021.
Tại khu vực miền Trung, giá rao bán đất nền cũng ghi nhận tăng so với năm ngoái, trong đó, Thanh Hóa tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26% và Bình Thuận tăng 13%. Bên cạnh giá bán đất nền biến động mạnh, các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng có lượng người dùng online tìm kiếm đất nền tăng lần lượt là 41%, 35% và 32%.
Còn tại khu vực miền Nam, đất nền TP. HCM sôi động ở các vùng ven. Mức độ quan tâm đất nền ở Củ Chi (TP.HCM) tăng 25%, Bình Chánh tăng 10%. Khu Đông Nam Bộ cũng xảy ra tình trạng giá đất tăng trong những tháng đầu năm. Trong khi, giá đất nền tại Đồng Nai chỉ tăng 7%, Tây Ninh tăng 12% và Long An tăng 13% nhưng giá đất nền Bình Phước và Bình Dương leo thang lần lượt 23 và 27%.
Theo DKRA dự báo trong quý II/2022, Long An tiếp tục là thị trường chủ đạo của phân khúc đất nền, tập trung tại huyện Đức Hòa, Cần Giuộc,... Những thị trường còn lại tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán mới.
Nguồn cung mới tại TP. HCM quay trở lại thị trường, tập trung chủ yếu tại các huyện vùng ven phía Nam thành phố. Sức cầu chung thị trường có thể tăng so với quý I/2022 nhưng khó có nhiều đột biến trong ngắn hạn.
Mặt bằng giá bán tiếp tục duy trì ổn định, những dự án pháp lý hoàn thiện, hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ nhận được nhiều sự quan tâm từ người mua, nhà đầu tư. Đơn vị này cũng nhận định, đất nền tiếp tục là kênh đầu tư được lựa chọn hàng đầu.
Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2022, thị trường ghi nhận sự cải thiện về nguồn cung ở một số phân khúc, đặc biệt là shophouse nghỉ dưỡng (tăng 26 lần so với cùng kỳ năm 2021) khi chiếm 78% tổng nguồn cung toàn thị trường và tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc.
Nguồn cung đất nền cũng tăng cao, khoảng 2,5 lần. Trong khi đó, nguồn cung nhà ở khu vực TP. HCM và vùng giáp ranh vẫn duy trì ở mức thấp, nhất là phân khúc nhà ở vừa túi tiền. Các phân khúc còn lại chỉ đạt xấp xỉ 1/3 so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Trần Thế Anh, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Thắng Lợi cho hay, nếu như năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, thị trường chứng kiến sự thiếu hụt nguồn cung do ảnh hưởng của dịch bệnh, thì những tháng cuối năm 2021, đầu 2022, hàng loạt chủ đầu tư bắt đầu "mở máy" tăng tốc, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để bù đắp cho khoảng thời gian "đóng băng" trước đó.
Theo ông Thế Anh, nguồn cung mới tuy cải thiện, nhưng chủ yếu tập trung tại phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở trung cấp và bình dân vẫn rất hạn chế nên chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của số đông, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội.
"Thực tế, trước khi dịch bệnh bùng phát, nguồn cung nhà ở đã rất hạn chế do chính sách siết chặt mở mới dự án tại các thành phố lớn. Thêm vào đó, thời gian hoàn thiện hồ sơ pháp lý dự án kéo dài, những sản phẩm được đưa ra thị trường có pháp lý đầy đủ chỉ nhỏ giọt nên chưa đủ giải tỏa 'cơn khát' nhà để ở cũng như để đầu tư", ông Thế Anh nói.
Ở một góc nhìn khác, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc tầm trung tại Long An cho rằng, năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều cơ hội bứt phá khi một loạt chủ đầu tư cùng bung hàng sau thời gian dài đình trệ vì dịch bệnh cũng như gặp vướng mắc về pháp lý dự án. Với lượng cung lớn, "cơn khát" nhà đất sẽ được xoa dịu, nhưng việc có hấp thụ hết hay không lại là vấn đề khác, cần có thêm thời gian để trả lời.
Người dân cần cảnh giác trước chiêu trò tạo 'sốt' đất ảo tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Sáng 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã có văn bản khuyến cáo người dân, nhất là vùng nông thôn huyện Hòa Vang cần hết sức thận trọng, tỉnh táo, cảnh giác với các chiêu trò tạo "sốt" đất ảo trên địa bàn huyện thời gian qua. Gần đây, các đối tượng môi giới đất đai đã cố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
Góc tâm tình
22:22:43 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025