Mua đất 13 năm vẫn không được xây nhà
Dù mua đất đã 13 năm, nhưng khách hàng thuộc dự án Phú Gia Nhà Bè vẫn chưa thể có chốn an cư do những lùm xùm từ phía chủ đầu tư.
Trao đổi với PV báo Đất Việt, nhiều khách hàng mua đất nền tại dự án Khu dân cư Phú Gia Nhà Bè (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM) do Công ty Cổ phần Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng (Cotec Group) làm chủ đầu tư đang nhất loạt kêu trời vì sự “chây lỳ” của công ty này.
Theo đó, năm 2003, công ty Cotec đã bắt đầu mở bán dự án Phú Gia Nhà Bè. Đến năm 2008, công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cho việc hình thành dự án khu dân cư Phú Gia, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng 1/500.
“Lúc ký hợp đồng mua bán, nghe những lời giới thiệu của chủ đầu tư, chúng tôi rất tin tưởng và hầu như đều đã đóng hết 95% số tiền mua dự án. Thế nhưng, từ đó đến nay, công ty Cotec mới chỉ thực hiện việc đổ đá nền đường, làm vỉa hè và đặt các hố ga thoát nước từ trong nhà ra…
Đây là một nền đất tại dự án Phú Xuân Nhà Bè được rao bán trên mạng.
Ngoài ra, những hạng mục còn lại theo quy hoạch của TP, việc đóng tiền sử dụng đất, xin cấp giấy chủ quyền hay giấy phép xây dựng đều bị chủ đầu tư ngó lơ. Nguyên một dự án lớn đã bị bỏ hoang trong 13 năm trời”, một khách hàng cho biết.
Quá bức xúc trước việc làm của chủ đầu tư, khách hàng đã rất nhiều lần tới văn phòng công ty để gây áp lực. Thế nhưng ban giám đốc công ty đã làm mọi cách để lẩn tránh không tiếp.
Video đang HOT
“Chúng tôi chỉ nhận được các lời hứa suông, hứa rồi không làm mặc dù công ty Cotec đã nhận được 95% giá trị hợp đồng. Họ đã và đang vi phạm pháp luật chiếm dụng tiền của chúng tôi nhưng không thực hiện dự án”, một khách hàng khác chia sẻ.
Được biết, tháng 3/2015, dưới áp lực của người mua, công ty Cotec đã ban hành một thông báo giao nền tạm. Tuy nhiên, khi khách hàng đến nơi, khu đất vẫn chỉ là một bãi ruộng cắm cọc bê tông chia lô tạm thời và không có cơ sở hạ tầng nào khác. Khi bị khách mua hàng phản đối, phía công ty lại tiếp tục xin lỗi và đưa ra những lời hứa suông.
“Chúng tôi là những người thực sự muốn mua đất để xây nhà ở. Chúng tôi không có tiền để mua đất nền ở những vị trí gần trung tâm TP nên phải chọn mua nền giá rẻ tại những khu vực ngoại ô. Đồng tiền kiếm ra đã khó khăn nhọc nhằn, công ty lại còn lợi dụng chiếm dụng tiền của chúng tôi. Không chỉ coi thường pháp luật, coi thường cuộc sống của người mua, họ còn coi rẻ ngay thương hiệu mà mình đã phải dày công xây dựng”, một khách hàng chua xót.
Sáng 12/8, một số khách hàng mua đất tại dự án Phú Gia Nhà Bè lại tiếp tục lên làm việc với chủ đầu tư để đòi quyền lợi cho mình. Biết được thông tin, một số phóng viên, nhà báo đã cùng đến để nắm tình hình sự việc.
Ban đầu, phía công ty mời tất cả vào một phòng họp lớn để cùng trao đổi. Tuy nhiên, khi biết có sự xuất hiện của phóng viên, nhà báo, lãnh đạo công ty đã cho nhân viên đến “điểm danh” lại từng phóng viên tham dự. Sau đó, yêu cầu phóng viên phải ngồi tại chỗ, và đưa khách hàng sang một phòng khác để “làm việc riêng” với lý do “phòng họp này rộng quá, sẽ làm loãng không khí trao đổi giữa các bên”.
Bảo vệ và nhân viên CotecLand “điểm danh” phóng viên đến nắm thông tin tại dự án Phú Xuân Nhà Bè sáng 12/8
5 phút sau, bảo vệ của công ty vào phòng họp lớn, yêu cầu phóng viên rời khỏi vì “các anh vào đây không ai quản lý, lỡ có việc gì thì lãnh đạo đuổi việc em”.
Một số phóng viên đã tìm cách liên lạc với lãnh đạo công ty. Thế nhưng, người thì luôn để chế độ máy bận, người bắt máy lại từ chối trả lời với lý do “tôi nghỉ việc ở công ty này đã 7 năm nay và chẳng biết gì, các anh vui lòng hỏi người khác”.
Qua tìm hiểu, CotecLand hiện có dư năng lực tài chính để thực hiện dự án. Bởi ngoài khu dân cư Phú Gia Nhà Bè, công ty này còn đang triển khai hàng loạt dự án như: Khu căn hộ cao cấp Blue Sapphire Bình Phú, Blue Sapphire Vũng Tàu, Trung tâm thương mại Hội An Plaza, Khu nghỉ dưỡng biển – Blue Sapphire Ocean Resort…
Công ty cũng là tổng thầu thi công các công trình trong chuỗi bệnh viện do Cotec Health Care làm chủ đầu tư như tại Đồng Nai, Bình Định, Nghệ An. Chính vì thế, việc “ngâm” dự án Phú Gia Nhà Bè suốt 13 năm qua dường như là một việc làm cố ý của chủ đầu tư nhằm trục lợi từ phía khách hàng.
Minh Nghĩa
Theo_Báo Đất Việt
Môi giới khóc ròng vì khách truy chuyện thế chấp dự án
"Tại sao dự án đã thế chấp rồi mà em lại bán cho chị? Nếu em không làm rõ chuyện này chị sẽ lôi công ty ra tòa. Lúc nào cũng giới thiệu là công ty uy tín mà làm ăn kiểu gì vậy?..." Câu chuyện của Hoàng Nam, môi giới tại Q.2, kể về việc khách hàng truy vấn tới tấp như trên không phải hiếm.
Mọi chuyện bắt đầu từ thông tin gần 80 dự án tại TP.HCM thế chấp ngân hàng, được nhiều tờ báo đăng tải từ đầu tuần nay. Theo Hoàng Nam, lúc tư vấn bán căn hộ, cũng như thông tin được đăng trên các báo, đều nói dự án được ngân hàng thương mại tài trợ vốn. Tuy nhiên, nhiều khách không hình dung rằng tài trợ vốn tức là ngân hàng cho chủ đầu tư vay và chủ đầu tư phải thế chấp dự án.
"Thông thường môi giới chỉ nắm rõ thông tin về sản phẩm, chính sách bán hàng, còn pháp lý thì đa phần phải nhờ cấp quản lý giải thích cho khách hàng. Ngay thứ 2 vừa rồi hàng loạt khách hàng cũ gọi điện hỏi chuyện tại sao dự án đã bán mà còn thế chấp. Đây là tình huống mà môi giới tụi em chưa bao giờ gặp nên cũng xin hẹn khách hàng lên công ty để sếp trả lời.
Tâm lý rất quan trọng đối với giao dịch bất động sản
Cũng may trong 2 ngày gần đây, rất nhiều chuyên gia, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã lên tiếng, thông tin đầy đủ chuyện thế chấp dự án là bình thường và được thực hiện đúng luật, nên tâm lý khách hàng cũng được giải tỏa phần nào, không còn căng thẳng nữa. Giờ có khách hỏi thì tụi em chỉ cần gửi link những bài báo liên quan, để khách đọc là hiểu ngay vấn đề" - Nam cho biết.
Đại diện 1 chủ đầu tư có dự án trên đường Nguyễn Duy Trinh (Q.2), cho biết, dự án đã bán sạch 100% và đang xây vượt tiến độ. Nhưng 2 ngày qua, khách hàng liên tục gọi môi giới và bộ phận chăm sóc khách hàng, để xét hỏi chuyện dự án nằm trong danh sách thế chấp. Dù cố gắng giải thích qua điện thoại, gửi các bài báo phân tích của chuyên gia cho khách hàng đọc, nhưng vẫn có vài khách dọa kiện và đòi gặp lãnh đạo công ty làm rõ chuyện.
"Khách hàng không phải ai cũng nắm rõ thông tin nên doanh nghiệp có tên trong danh sách thế chấp thì chuyện ảnh hưởng đến tâm lý rất khó kiểm soát. Khi thông tin Hưng Lộc Phát thế chấp 10 căn hộ và 6 sàn thương mại của cao ốc Hưng Phát được công bố, chúng tôi cũng đã thông tin cho môi giới nắm rõ, để giải thích cho khách hàng.
Đây là những căn hộ chưa bán và diện tích thuộc sở hữu riêng nên chúng tôi có quyền thế chấp. Những khách hàng khác đã nhận giấy chủ quyền từ tháng 3/2016, nên hoàn toàn yên tâm, không bị ảnh hưởng đến quyền lợi" - ông Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát, chia sẻ.
Theo ông Trần Minh Nhật, Tổng giám đốc Công ty Nhà Thời Đại, dù những thông tin về thế chấp dự án được các chuyên gia, nhà quản lý phân tích là bình thường và đúng luật nhưng nó vẫn có dư chấn, làm chậm thị trường. Có những khách hàng lẽ ra đã xuống tiền, nhưng thông tin gây nhầm lẫn đã làm họ phải suy nghĩ lại và phải mất 2 - 3 tuần để họ ra quyết định.
"Tâm lý rất quan trọng đối với giao dịch bất động sản, nên dù dự án anh tốt nhưng tâm lý chung của thị trường bị ảnh hưởng, thì sức mua sẽ bị giảm ngay thời điểm đó. Xa hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả giao dịch, được nhắc đến trong các báo cáo hàng quý, của các công ty nghiên cứu thị trường. Đây là tác động dây chuyền, cần phải lường trước, mỗi khi những thông tin nhạy cảm được công bố" - ông Nhật đánh giá.
Quốc Tuấn
Theo_VietNamNet
Công khai dự án thế chấp ngân hàng, sao phải lo lắng? Mặc dù gặp một số phản ứng trái chiều của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng việc công bố 77 dự án nhà ở tại TP. HCM và 34 dự án tại Hà Nội được nhìn nhận là động thái tích cực, góp phần làm minh bạch thị trường và bảo vệ quyền lợi người mua nhà. Đặc điểm của thị trường...