Mùa đánh bắt cá biển gần bờ
Mỗi chuyến đánh bắt cá khoai, cá hanh, ngư dân huyện Quảng Điền, Phú Vang thu về 3-4 triệu mỗi ngày.
Sau những ngày mưa lạnh kéo dài, ngư dân các xã bãi ngang ở huyện Quảng Điền dong thuyền ra biển đánh bắt cá khoai, cá hanh. Mùa đánh bắt cá gần bờ bắt đầu từ tháng 10 âm lịch kéo dài đến tháng giêng. Vào mùa này, biển đón gió mùa nên sóng lớn, nước đục.
6h sáng, ngư dân Nguyễn Sáu, 52 tuổi ở thôn An Lộc, xã Quảng Công cùng hai bạn thuyền dong thuyền ra khơi. Với kinh nghiệm nhiều năm bám biển, ông cho rằng sau mưa lạnh trời sẽ nắng nhẹ, nước biển hơi đục ngầu cùng sóng to là cá khoai, cá hanh xuất hiện nhiều nhất.
Để thuyền không bị lật bởi sóng lớn gần bờ, ông phải chèo thuyền bằng tay, chèo lái con thuyền vượt qua các cơn sóng đưa thuyền cách bờ biển khoảng 2 km mới giăng lưới.
Để đánh bắt cá khoai, ngư dân thường dùng lưới loại 2, dây cước dày 2-4 cm, mỗi tay lưới dài hơn 700 m, rộng 30 m thả ở vùng biển sâu. Sau khoảng vài giờ ngâm lưới, ngư dân phăng lưới gỡ cá ngay.
Video đang HOT
Mỗi chuyến đánh bắt gần bờ khoảng 6 giờ. Khi thuyền trở về, ngư dân phải nhảy xuống biển để giữ thuyền không bị sóng va đập làm lật.
Ông Nguyễn Sáu và hai ngư dân đưa thuyền vào bờ. Để đưa thuyền lên bờ, ông Sáu cùng bạn dùng đòn tre gánh ở đầu thuyền theo vòng kim đồng hồ, phía sau có người đẩy. Cứ thế, sau vài vòng, thuyền được đưa lên bờ cát.
Hàng ngày vào 11h trưa, nhiều thương lái mang theo cân, giỏ nhựa đến bờ biển chờ ghe thuyền ngư dân đánh bắt trở về. Mỗi kg cá khoai được thu mua 70.000-90.000 đồng, cá hanh 200.000 đồng.
Mỗi chuyến ra khơi, ngư dân đánh bắt được 50-70 kg cá khoai, thu về 3-4 triệu đồng. Có ngày cá khoai mắc nhiều, ngư dân gỡ ngoài khơi không xuể phải đưa thuyền vào bờ cho người thân gỡ giúp.
Cá khoai được bỏ vào thùng xốp, không cần ướp đá bảo quản. Hơn 10 năm trước, cá khoai chỉ người dân vùng biển mới ăn, nhưng gần đây trở thành đặc sản được nhiều người thành phố ưa chuộng nên giá thu mua cao.
Các thương lái vui vẻ khi thu mua được nhiều loài cá. Cá sẽ được chở ngay lên các chợ hải sản và thành phố bán lại trong ngày.
Bờ biển các xã bãi ngang những ngày này nhộn nhịp hẳn lên khi những chiêc thuyền thay phiên nhau trở về bờ sau nhiều giờ ra khơi bám biển.
Vận chuyển 2,5 tạ cá khoai nghi ướp phoóc môn
Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa mới phát hiện, bắt quả tang xe tải vận chuyển 25 thùng cá khoai nghi ướp phoóc môn có tổng trọng lượng 250 kg đi tiêu thụ.
Theo đó, vào lúc 3h ngày 21/1, tại đường tránh quốc lộ 1A, thuộc địa bàn phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang xe tải mang BKS 36C - 21206, do Vũ Hồng Ngọc (SN 1993, ở phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn) điều khiển, vận chuyển 25 thùng cá khoai nghi ướp phoóc môn có tổng trọng lượng 250 kg đi tiêu thụ.
Số cá khoai có ướp phoóc môn (CATH).
Qua test nhanh thì toàn bộ số cá khoai nói trên đều cho kết quả dương tính với chất phoóc môn. Đây là một loại chất cấm trong sản xuất, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Theo lời khai của Vũ Hồng Ngọc thì toàn bộ số cá khoai nói trên được Ngọc mua từ tỉnh Quảng Bình về Thanh Hóa bán lại cho các tiểu thương ở các chợ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Phoóc môn có tên hóa học là formaldehyde (công thức hóa học HCHO), tồn tại ở dạng khí hoặc dạng lỏng. Ở thể dung dịch phoóc môn có tính sát trùng rất mạnh, kết hợp với chất albumin tạo ra chất chống thối rữa.
Nếu phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột.... Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Mùa cá cháo Vùng biển huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, đang vào mùa cá cháo, nhiều ngư dân đánh bắt được 20-50 kg mỗi ngày, thu tiền triệu. Cá cháo (còn gọi là cá khoai) thân mềm, sống cách bờ 3-10 hải lý, ở độ sâu 20-60 m. Trước kia, cá chỉ đánh bắt về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. 10 năm gần...