Mùa đại hội, cổ đông “nóng mắt” với cổ phiểu thưởng ESOP
Chuyện các doanh nghiệp (DN) niêm yết trình phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi/cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP) trong các kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên không phải mới. Thế nhưng, đây vẫn là câu chuyện khiến nhiều cổ đông, nhà đầu tư cảm thấy “ nóng mắt” khi thấy quyền lợi bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc phát hành ESOP bản chất không xấu, nhưng tùy theo từng thời điểm và cả kế hoạch phân bố lợi nhuận đồng đều cho cổ đông thì mới thoát cảnh “ghen tị” lẫn nhau giữa cổ đông và cán bộ, nhân viên.
Nhiều cổ đông khá “lăn tăn” về việc doanh nghiệp phát hành ESOP cao có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình (Ảnh: IT)
Doanh nghiệp đua nhau phát hành ESOP
Mùa đại hội cổ đông năm nay, Coteccons (Công ty CP Xây dựng Coteccons; HoSE: CTD) gây bất ngờ khi trình cổ đông về việc phát hành 572.000 cổ phần (tương đương 0,75% cổ phần lưu hành), với mức giá đề xuất là 64.000 đồng/CP cho cán bộ chủ chốt công ty. Với mức giá này, nếu được thông qua thì các cán bộ chủ chốt của Coteccons có thể gia tăng lượng cổ phiếu sở hữu chỉ với mức giá khoảng 50% giá thị trường (giá cổ phiếu CTD hiện ở mức 120.000 – 121.000 đồng/CP). Tuy nhiên, tờ trình đã không được thông qua.
Một “ông lớn” khác cũng lên kế hoạch ESOP trong năm nay là PNJ (Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận; HOSE: PNJ). Theo đó, PNJ sẽ phát hành hơn 2,2 triệu cổ phiếu ESOP với giá phát hành 20.000 đồng/CP cho các lãnh đạo và quản lý chủ chốt PNJ và các công ty con nhằm ghi nhận những đóng góp vượt bậc tạo nên thành công trong năm 2018, tạo động lực hướng đến mục tiêu cao hơn.
Hiện giá cổ phiếu PNJ là hơn 103.000 đồng/CP, như vậy, cán bộ chủ chốt của PNJ chỉ bỏ ra khoảng 1/5 giá trị là có thể gia tăng sở hữu cổ phiếu PNJ.
Tương tự, Masan Consumer (UpCOM: MCH) cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu ESOP trực tiếp cho người lao động với giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ phát hành tối đa 0,5%. Hiện giá cổ phiếu MCH dao động quanh mức 98.000 – 99.000 đồng/CP.
Không nằm ngoài cuộc chơi, “ông lớn” Xây dựng Hòa Bình cũng chuẩn bị phát hành 1,3 triệu cổ phiếu ESOP trong năm nay bằng mệnh giá và phát hành 3,75 triệu quyền mua cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên.
Luật sư – tiến sĩ Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế, cho rằng, việc phát hành ESOP nên áp dụng cho thành phần ban lãnh đạo, hoặc những người lao động có thành tích xuất sắc chứ không nên áp dụng đại trà vì nó dễ gây ra tình trạng xáo động mua bán cổ phiếu trên thị trường. Ngoài ra, cái mà cổ đông quan tâm là cách thức chia như thế nào, tỷ lệ bao nhiêu?
“Không phải tờ cổ phiếu cứ do Chủ tịch HĐQT ký là xong, muốn thưởng sao thì thưởng. Thông thường ESOP cho người lao động phải theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, phải theo tỷ lệ bao nhiêu đó, ví dụ như trong năm nay thì thưởng tối đa 3% tổng vốn điều lệ, nếu thưởng quá 3% thì gây ra loãng cổ phiếu. Có thể cổ đông lo vậy thôi vì có thể họ phát hiện ra việc thưởng ESOP đã vượt quá tỷ lệ”, ông Tín nói.
Ở khối tài chính, nhiều nhà băng cũng chuẩn bị ESOP khá “khủng”. Chẳng hạn như MBBank (Ngân hàng TMCP Quân đội; MBB) chuẩn bị chào bán 43,2 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng cho mỗi cổ phần. Hiện giá cổ phiếu MBB vào khoảng 21.000 – 22.000 đồng/CP.
Video đang HOT
Tương tự, Techcombank cũng dự kiến phát hành tối đa 10 triệu cổ phiếu phổ thông (tương đương 0,29% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/CP. Hiện giá cổ phiếu TCB đứng ở mức 24.000 – 25.000 đồng/CP, cao hơn 2,4 lần so với giá phát hành ESOP và đáng chú ý là số lượng cổ phiếu này sẽ không hạn chế giao dịch. Điều này có nghĩa sau khi nhận cổ phiếu, người của Techcombank có thể dễ dàng bán luôn trên sàn chứng khoán và thu về khoản lãi hơn 14.000 – 15.000 đồng/CP.
Cổ đông “bằng mặt, không bằng lòng”?
Chuyện ESOP được các DN đưa ra xin ý kiến tại các kỳ ĐHĐCĐ bởi việc chia thưởng cho cán bộ, nhân viên thì phải do Nghị quyết của ĐHĐCĐ quyết định, điều đó có nghĩa là phải được cổ đông tán thành mới được thông qua. Tuy nhiên, nhiều cổ đông vẫn không tránh khỏi tình trạng “bằng mặt, không bằng lòng”.
Tại ĐHĐCĐ của PNJ, khá nhiều cổ đông thắc mắc việc ESOP khá cao. Tuy nhiên, sau khi nghe ông Lê Trí Thông, Tổng Giám đốc PNJ, trình bày thì cổ đông nhất trí. Bởi theo ông Thông, sau một năm kinh doanh thành công vượt bậc, PNJ muốn phát hành 2,2 triệu cổ phiếu ESOP cho các cán bộ quản lý PNJ. Trước đây, PNJ phát hành ESOP 3% theo chu kỳ mỗi 3 năm. Tuy nhiên, từ năm 2018 này, HĐQT PNJ quyết định chia nhỏ lượng ESOP đó để phát hành hằng năm với tỷ lệ 1% để kịp thời ghi nhận thành tích phấn đấu trong năm và treo trước cho năm 2019 để tạo động lực mạnh hơn. Tổng tỷ lệ phát hành ESOP là không thay đổi so với trước đây nhưng cơ chế mới này sẽ giúp PNJ có thể tạo động lực mạnh hơn và gắn bó lâu dài những nhân tài trong dài hạn để phát triển công ty.
Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ 2019 của “ông lớn” Hòa Bình (HBC), nhiều cổ đông đề nghị ban điều hành quy định thời hạn chuyển nhượng đối với ESOP để tránh trường hợp CBCNV bán hết ngay, gây bất lợi cho cổ đông. Lấy ví dụ như năm 2018 vừa qua, sau đợt ESOP, cổ phiếu HBC rớt xuống 15.000 đồng/CP.
Trả lời vấn đề này của cổ đông, ông Phan Ngọc Thạnh, thành viên HĐQT HBC, cho rằng ESOP của HBC khác với ESOP của những công ty khác. ESOP của HBC được phát hành hàng năm nên năm nào CBCNV cũng được chuyển nhượng. Năm 2019, HBC phát hành 1,3 triệu cở phiếu ESOP theo nghị quyết năm 2016, tức hơn 3 năm sau mới đủ điều kiện mua. Với phương án hạn chế chuyển nhượng có nhược điểm nếu CBCNV vi phạm quy định thì việc thu hồi rất khó.
“Với khối lượng 1,3 triệu cổ phiếu, bình quân mỗi người được từ 3.000 – 4.000 CP. Nếu so với thanh khoản hàng ngày của HBC thì tôi nghĩ việc bán ra cũng không ảnh hưởng nhiều”, ông Thạnh chia sẻ.
Cũng “lăn tăn” không kém, cổ đông của Tập đoàn PAN (PAN) cũng ý kiến với ông Nguyễn Duy Hưng rằng, việc phát hành cổ phiếu ESOP giá 10.000 đồng/CP có thấp, bất công với cổ đông? Trả lời vấn đề này, ông Hưng khẳng định, tất cả phương án phát hành ESOP đều do đại hội thông qua. “Nên nhớ tài sản lớn nhất công ty là con người, giá 10.000 đồng/CP mà ràng buộc cũng có nhiều người từ chối chứ không phải tất cả đều muốn đầu tư. ESOP cũng chỉ là một trong các giải pháp tạm chấp nhận được để người lao động gắn bó với công ty”, ông Hưng giải thích.
Phát hành ESOP theo… kiểu lạ
Trước kỳ đại hội cổ đông thường niên 2019, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di Động (MWG) dự kiến sẽ phát hành hơn 10,6 triệu cổ phiếu ESOP cho ban điều hành và cán bộ quản lý chủ chốt với giá thấp nhất giữa giá 10.000 đồng/CP và 50% giá thị trường (hiện giao động ở mức giá 85.000 – 86.000 đồng/CP). Thời gian dự kiến phát hành trước 31.3.2020. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, tại ĐHĐCĐ diễn ra chiều 22.3, MWG quyết định sửa nội dung về chương trình cấp quyền chọn mua cổ phần (Employee Stock Option) cho cán bộ quản lý chủ chốt. Lý do thay đổi là vì sau khi lắng nghe ý kiến cổ đông, về tỷ lệ phát hành ESOP cao, lo ngại pha loãng cổ phiếu… Theo đó, MWG dự kiến phát hành 50.000 quyền chọn mua cổ phiếu, tương ứng 50.000 cổ phiếu phổ thông của MWG tại thời điểm thực hiện quyền. Giá trị cấp quyền là 0 đồng. Giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần là giá đóng cửa trung bình của 30 ngày giao dịch của cổ phiếu MWG trước ngày cấp quyền.
Tuy nhiên, giá thực hiện quyền chọn mua cổ phiếu sẽ được điều chỉnh tương ứng khi Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (nếu có).
Mỗi năm, MWG sẽ mở 1 đợt duy nhất cho nhân viên đăng ký thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Cổ phiếu nhân viên mua theo chương trình này không bị hạn chế chuyển nhượng và quyền chọn mua cũng không được phép chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp.
Chương trình sẽ có thời hạn trong vòng 3 năm. Sau ngày kết thúc, toàn bộ quyền chọn mua cổ phần chưa thực hiện chuyển đổi thành cổ phần sẽ hết hiệu lực và không có giá trị thực hiện.
Với cách làm này, vì là quyền mua cổ phiếu, nên nhân viên có thể thực hiện quyền hoặc không. Khác với cổ phiếu ESOP có giá bằng hoặc thấp hơn thị giá, thì giá thực hiện quyền chọn mua sẽ dựa trên giá thị trường. Điều này có nghĩa, những cán bộ công nhân viên sở hữu quyền chọn mua chỉ có lợi khi giá cổ phiếu trên thị trường phải tăng…
Theo danviet.vn
Biểu quyết từ xa: Quyền đã trao nhưng thực hiện còn khó
Mùa đại hội năm nay, không ít cổ đông có ý thức về quyền biểu quyết từ xa và gửi phiếu biểu quyền về công ty. Tuy nhiên, một hình thức được cổ đông mong chờ hơn là đại hội trực tuyến thì hầu như chưa có doanh nghiệp áp dụng.
Ảnh Internet
Thực tiễn thị trường cho thấy, nhiều doanh nghiệp có hàng chục nghìn cổ đông, các cổ đông này cư trú rải rác trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến thời điểm tổ chức họp đại hội đồng cổ đông, không phải cổ đông nào cũng có điều kiện đến tham dự.
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định 2 hình thức dự họp truyền thống là tham dự trực tiếp và ủy quyền cho người khác. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bổ sung hình thức hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
Dù việc tổ chức đại hội trực tuyến đã được luật hóa, tháo gỡ băn khoăn liệu đại hội trực tuyến có hợp pháp, nhưng số lượng doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến rất hiếm.
Năm 2011, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) tổ chức họp ở Hà Nội và TP.HCM, có cầu truyền hình ở hai địa điểm. Sau này, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) với tư cách nhà cung cấp giải pháp tổ chức đại hội trực tuyến đã tổ chức họp theo hình thức này: cổ đông được biểu quyết, bầu cử trực tuyến. Ngoài FPTS, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng cung cấp giải pháp tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến, nhưng hầu như không có khách hàng.
Bên cạnh quy định về đại hội đồng cổ đông trực tuyến, Luật còn cho phép cổ đông không dự đại hội trực tiếp có thể thực hiện quyền biểu quyết từ xa qua thư, fax hoặc thư điện tử. Tuy nhiên, nhiều công ty không công bố thủ tục biểu quyết từ xa cho cổ đông.
Một số nhà đầu tư cho biết, họ đã gửi ý kiến biểu quyết không đồng ý qua email, thư chuyển phát đến đại hội của Vietranstimex, Phong Phú..., nhưng không thấy doanh nghiệp ghi nhận vào tỷ lệ biểu quyết. Nghị quyết Công ty vẫn ghi nhận tỷ lệ biểu quyết đạt 100%.
Đối với Vietranstimex, nhà đầu tư cho biết, ông là cổ đông đã 10 năm nay, từ khi Công ty chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vietranstimex là thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, nhưng hai năm gần đây, kết quả kinh doanh đi xuống, không đạt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Năm 2016, doanh thu là 269 tỷ đồng, năm 2017 còn 160 tỷ đồng. Năm 2018, Công ty đạt doanh thu 221 tỷ đồng, trong khi kế hoạch là 350 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 40 tỷ đồng, năm 2017 là 8 tỷ đồng và năm 2018 là 4,3 tỷ đồng (kế hoạch là 35 tỷ đồng) và mức cổ tức chỉ là 4%.
Cổ đông trên đã gửi văn bản góp ý và phiếu biểu quyết đến đại hội, đề nghị Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Vietranstimex làm rõ nguyên nhân kinh doanh yếu kém và có biện pháp khắc phục. Thậm chí, cổ đông còn đề nghị cổ đông lớn là Sotran lập đoàn kiểm tra để làm rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp xử lý.
Ngoài ra, Vietranstimex không công bố thông tin về hiện trạng một số lô đất mà Công ty quản lý và sử dụng sau cổ phần hóa. Cổ đông đề nghị giải trình trước đại hội để cổ đông được biết.
Cổ đông này cho biết thêm, trên website của Vietranstimex không công bố thể lệ và phương thức biểu quyết từ xa, nên đã liên hệ với Công ty để hỏi, nhưng cho đến ngày tổ chức đại hội vẫn không nhận được trả lời của nhân viên Công ty.
Trường hợp tại Tổng công ty cổ phần Phong Phú, nhà đầu tư cho hay, nhân viên Công ty sau đó có gọi điện cho biết, do nhận được phiếu biểu quyết từ xa muộn nên không kịp ghi nhận ý kiến cổ đông vào biên bản đại hội và mong cổ đông
thông cảm.
Điều 8, Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có quy định, công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty về việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại đại hội đồng cổ đông tốt nhất, bao gồm hướng dẫn cổ đông biểu quyết thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác theo quy định.
Nhà đầu tư bày tỏ mong muốn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát chặt chẽ các công ty đại chúng để các công ty thực hiện đúng quy định của luật, ghi nhận ý kiến và biểu quyết của nhà đầu tư biểu quyết từ xa.
Khoản 2, Điều 140, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tập đoàn Hoa Sen và chặng đường dài tái cơ cấu Dù đã tái cơ cấu hệ thống bán lẻ và đóng cửa cả trăm chi nhánh, báo cáo tài chính hợp nhất quý II niên độ tài chính 2018 - 2019 cho thấy lợi nhuận trước thuế của Hoa Sen giảm tới 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận vẫn không thể tăng Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, Hoa...