Mưa đá sẽ còn kéo dài đến hết tháng 5
Rạng sáng 31/3, một đợt không khí lạnh cường độ yếu tăng cường xuống miền Bắc gây mưa trên diện rộng, lượng mưa phổ biến trong khoảng 20-40 mm.
Hiện trường một vụ mưa đá ở Lào Cai
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, tại Hà Nội xuất hiện mưa to, có nơi lượng mưa lên tới 45 mm, gây ngập úng cục bộ tại nhiều tuyến phố. Tại Bắc Yên (Sơn La) mưa 28 mm, Mai Châu (Hòa Bình) 31 mm, Đình Lập (Lạng Sơn) 27 mm, Cửa Ông (Quảng Ninh) có mưa to 58 mm. Mưa đều khắp đã cung cấp một lượng nước đáng kể cho cây trồng, bổ sung nước cho các hồ chứa, làm giảm nguy cơ cháy rừng ở một loạt tỉnh, thành.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đến trước của không khí lạnh cũng đã gây ra liên tiếp những cơn mưa đá trút xuống nhiều nơi thuộc các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Hà Giang và Nghệ An. Kích thước hạt đá không lớn như trong trận mưa đá lịch sử tại Si Ma Cai, Bắc Hà và Mường Khương hôm 27/3, nhưng cũng đã làm hư hại nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân.
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, bây giờ đang là “mùa” mưa đá.” Tuy nhiên, những ngày qua, mưa đá xảy ra với tần suất dày đặc, nhiều hơn mức trung bình nhiều năm. Trong 1-2 ngày tới, nguy cơ mưa đá tiếp tục xuất hiện là rất cao“, ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, mưa đá sẽ còn tiếp tục xuất hiện ở bất kỳ đâu tại miền Bắc, từ nay cho đến hết tháng 5. Trước mắt, sau 2 ngày nữa, áp thấp nóng phía tây sẽ phát triển và mở rộng, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ lại có nắng, một số nơi có thể có nắng nóng. Khoảng ngày 6/3, các tỉnh miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Mặt đất đang bị hun nóng, gặp không khí lạnh tràn về, sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh tạo điều kiện cho dòng thăng phát triển mạnh, mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ địa phương nào. “ Mưa đá thường xuất hiện kèm với giông lốc, gió giật mạnh, sấm sét nên người dân cần chủ động đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan này”, ông Hải lưu ý.
Theo xahoi
Thanh Hóa: Xuất hiện mưa đá ở huyện vùng cao
Xuất hiện mưa đá ở huyện vùng cao Thanh Hóa (Ảnh minh họa)
19h tối 30/3, tại khu vực xã Trung Hạ, Trung Xuân (giáp ranh với huyện Quan Hóa) đã xảy ra mưa đá kèm theo giông lốc kéo dài trong khoảng 10 phút, các hạt mưa đá to bằng ngón chân, ngón tay.
Sáng 31/3, ông Phạm Bá Diệm - Bí thư huyện ủy huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết: Vào lúc 19h tối qua (30/3), tại khu vực xã Trung Hạ, Trung Xuân (giáp ranh với huyện Quan Hóa) đã xảy ra mưa đá kèm theo giông lốc kéo dài trong khoảng 10 phút. Trận giông lốc kèm mưa đá tuy không gây thiệt hại về người, nhà cửa, nhưng cũng ảnh hưởng đến diện tích lúa, cây trồng và hoa màu của bà con.
Do mưa đá xảy ra vào ban đêm, ở nơi có địa hình phức tạp, nên chính quyền địa phương chưa thống kê được về thiệt hại do mưa đá gây ra. "Do mưa đá chỉ to bằng ngón chân, ngón tay nên không đáng ngại lắm, tuy nhiên giông lốc ở miền núi thường gây hậu quả rất khó lường. Hiện tại, chúng tôi đang chỉ đạo cán bộ địa phương đi kiểm tra, nắm bắt tình hình, rà soát và thống kê thiệt hại do trận mưa đá gây ra để có phương án khắc phục hậu quả thiên tai" - ông Diệm cho hay.
Cũng trong tối qua, tại địa bàn thị trấn huyện vùng cao, biên giới Quan Hóa, đã xảy ra mưa đá. Theo thông tin từ Văn phòng UBND huyện cho biết, tuy trận giông lốc và kèm theo mưa đá không lớn, không thiệt hại về người hay tài sản, nhưng cũng khiến cũng khiến cho người dân hết sức lo lắng về tình trang thời tiết cực đoan như hiện nay.
Theo 24h
Lào Cai: Lại mưa đá như... ném gạch Rạng sáng nay 29/3, những hạt mưa đá to bằng quả trứng gà, trứng vịt, có nhiều hạt lớn bằng nắm tay rơi xuống ầm ầm đã tàn phá nhiều nhà cửa, hoa màu, cây cối ở tỉnh Lào Cai. Đây là trận mưa đá lớn thứ 2 ở tỉnh này trong 2 ngày. Một trận mưa đá dữ dội diễn ra vào...