Mưa đá kéo dài 50 phút ở Mù Cang Chải
Sau gần 1 tháng không có mưa, chiều nay, địa bàn huyện Mù Cang Chải bất ngờ đón trận mưa đá kéo dài gần 50 phút.
Khoảng hơn 16h chiều 16.2, tại Ngã ba Kim (xã Púng Luông) và một số khu vực trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá khá lớn trong thời gian dài.
Mưa đá kéo dài gần 50 phút ở Mù Cang Chải chiều nay.
Theo người dân địa phương, trận mưa kéo dài khoảng 50 phút. Mưa lớn kèm theo những viên đá to bằng đầu ngón tay cái đã làm hư hại một số diện tích rau màu của người dân. Hiện chưa có những thống kê thiệt hại cụ thể.
Được biết gần một tháng nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải không có mưa. Thời điểm này là đầu xuân, bà con đang xuống giống nhiều loại cây trồng nên cơn mưa có tác dụng lớn sau một thời gian khô hạn. Tuy nhiên mặt khác cũng sẽ gây hại cho hoa màu, trong đó có những vườn mận đang vào thời kỳ đơm hoa kết trái.
Video đang HOT
Theo Đinh Tuấn (VOV)
Cán bộ khuyến nông năng nổ giúp người vùng cao giữ đàn trâu, bò
Qua các buổi tập huấn của cán bộ khuyến nông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), bà con nông dân các dân tộc trên địa bàn đã thành thạo kỹ thuật chăm sóc trâu bò, nhất là việc bổ sung thức ăn tinh cho trâu bò trong mùa đông giá rét, cũng như kỹ thuật che chắn chuồng trại...
Đầu mùa đông, đã có hàng trăm gia súc chết rét
Nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do rét đậm, rét hại gây ra đối với đàn gia súc ở các huyện vùng cao, ngay từ đầu mùa đông năm 2018, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Yên Bái tổ chức các lớp tập huấn công tác phòng chống rét cho trâu, bò cho 649 hộ chăn nuôi tại 4 xã Cao Phạ, Púng Luông, Chế Cu Nha và Mồ Dề của huyện Mù Cang Chải.
Các đơn vị hỗ trợ thức ăn tinh cho trâu bò trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Hoàng Hữu
Ông Lù A Tu ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Được sự tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời của cán bộ khuyến nông, trước mùa đông năm nay gia đình tôi đã chủ động trồng cỏ voi, dự trữ rơm khô phòng khi nhiệt độ xuống thấp thì có sẵn thức ăn cho trâu, bò. Ngoài ra, gia đình cũng dự trữ củi khô, che bạt quanh chuồng để giữ ấm cho đàn gia súc, nhất là không thả rông gia súc khi nhiệt độ xuống thấp như trước nữa".
Hiện trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có trên 61.000 con gia súc, trong đó đàn trâu trên 13.000 con, còn lại là bò và các loại gia súc khác. Tuy nhiên, việc chăn nuôi của bà con thường xuyên gặp bất lợi do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường, nhất là vào mùa đông, nhiệt độ giảm sâu kèm theo sương muối và có thời điểm xuất hiện cả băng giá.
Riêng trong hai đợt rét đậm, rét hại vào đầu năm 2018, huyện Mù Cang Chải đã có tới 397 con gia súc bị chết rét.
Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, hàng năm tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các cấp ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên môn và các địa phương (đặc biệt là 2 huyện vùng cao Mù Cang Chải và Tạm Tấu) tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhiều biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc; thường xuyên nắm bắt cập nhật tình hình thời tiết, thông tin kịp thời tới người chăn nuôi để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc; bố trí nguồn ngân sách địa phương, hỗ trợ cấp bách để người dân có điều kiện thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho gia súc...
Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, trên địa bàn huyện có 100% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều tập quán sản xuất còn lạc hậu như thả rông gia súc, hoặc có chuồng trại cho gia súc nhưng che chắn không đúng cách. Vì vậy, trong năm 2018 huyện đã chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động nhân dân tu sửa được hơn 600 chuồng, trại chăn nuôi nâng tổng số chuồng được tu sửa trên địa bàn huyện là 6.800, hiện chỉ còn khoảng 600 chuồng chưa được tu sửa.
Hỗ trợ nhà nông bảo vệ tài sản quý
Người dân Yên Bái cho trâu ăn cỏ tại nhà khi trời rét. Ảnh: I.T
Ngày 4.1 vừa qua, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình hỗ trợ phòng chống rét cho trâu, bò tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Chương trình đã hỗ trợ vật tư che chắn chuồng trại và thức ăn gia súc, tổ chức các hoạt động truyền thông về công tác phòng chống rét cho trâu, bò, hướng dẫn người dân kỹ thuật che chắn chuồng, trại cũng như hướng dẫn trộn thức ăn tinh cho trâu, bò.
Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: "Thời gian qua, ngành khuyến nông rất quan tâm đến đến công tác phòng chống đói rét cho gia súc tại các huyện ở vùng cao bởi mỗi con trâu, bò là tài sản quý của người dân. Vì vậy, ngành đã yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc tại các hộ gia đình khi mùa đông đến, nhất là những ngày nhiệt độ xuống thấp. Đồng thời, khuyến cáo người dân thực hiện nhiều biện pháp như: Dự trữ thức ăn, dự trữ củi để sưởi ấm và che bạt... cho đàn gia súc. Chúng tôi mong muốn chương trình này sẽ tiếp tục được nhân rộng, lan tỏa ra các huyện của tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung".
Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đánh giá chương trình hỗ trợ này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong chăn nuôi trâu, bò, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống đói, rét cho trâu bò trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng.
Cũng trong dịp này, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam và Công ty TNHH De Heus đã hỗ trợ 20 tấn thức ăn chăn nuôi cho các hộ trên địa bàn 4 xã Cao Phạ, Púng Luông, Chế Cu Nha và Mồ Dề của huyện Mù Cang Chải.
Theo Danviet
Triệu phú "thần dược" độc đáo ở bản Kháo Giống Nhờ nghề nuôi dê kết hợp với trồng thảo quả, anh Giàng A Sông ở bản Kháo Giống, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. A Sông chăm sóc đàn dê tại trang trại của gia đình ở bản Kháo Giống. Hiện, mô hình phát triển kinh tế cuả A Sông đang...