Mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nặng tại Đác Lắc, Lâm Đồng
Ngoài ra, nhiều bảng hiệu, pa nô, tường rào, cây cối cũng bị gió lốc quật đổ. Do cơn lốc xảy ra vào lúc chập choạng tối nên không thiệt hại về người nhưng nhiều ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn, ước tính thiệt hại lên đến hơn 800 triệu đồng.
Ngay sau khi xảy ra cơn lốc, lãnh đạo Đảng ủy, UBND đã kịp thời có mặt tại hiện trường thăm hỏi, động viên và huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn lốc, đối với những hộ mái nhà bị hư hỏng nhẹ thì lợp lại mái tôn, còn những hộ nặng thì kiến nghị lên cấp trên hỗ trợ kinh phí để sửa chữa.
Người dân xã Krông Na khắc phục hậu quả của cơn lốc xoáy, sớm ổn định cuộc sống.
Đến chiều 27-4, UBND xã vẫn đang tiến hành thống kê những thiệt hại do cơn lốc gây ra để báo cáo lên huyện nhanh chóng triển khai phương án khắc phục sửa chữa các phòng học để các em học sinh sớm trở lại trường; đồng thời, lên phương án hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại nặng, sớm ổn định cuộc sống.
* Chiều 27-4, trận mưa đá kèm giông lốc xảy ra trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng), khiến nhiều nhà ở, nhà kính trồng rau, hoa của người dân bị tốc mái; nhiều diện tích hoa màu, dâu tây trồng ngoài trời bị hư hại nặng.
Thống kê ban đầu, ít nhất có sáu căn nhà bị tốc mái. Những khu vực chịu thiệt hại nặng nhất là phường 7, 8, 9 và phường 12 (TP Đà Lạt). Chứng kiến tại hiện trường, nhiều diện tích hoa màu, dâu tây trồng ngoài trời của người dân bị mưa đá gây dập nát, mất trắng.
Video đang HOT
Vườn dâu tây của gia đình ông Nguyễn Văn Nghị (đường Nguyên Tử Lực, Đà Lạt) và nhiều vườn dâu khác trong khu vực, chuẩn bị vào mùa thu hoạch dịp lễ 30-4, đã bị mưa đá làm hư hại phần lớn. Vườn hành lá hơn 4.000m2, chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình ông Lê Văn Dũng (đường Võ Trường Toản, Đà Lạt), cùng chung cảnh ngộ. “Trận mưa đá kéo dài khoảng 20 phút khiến toàn bộ vườn hành bị dập nát, ước thiệt hại khoảng 40 triệu đồng”, ông Dũng thổ lộ.
Theo ghi nhận, trận lốc xoáy cường độ mạnh quét qua khu vực tổ 1, phường 8, TP Đà Lạt, khoảng một phút đã làm tốc mái sáu căn nhà, khiến người dân không kịp trở tay.
Hiện chính quyền địa phương đang tiến hành kiểm tra, thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ theo quy định.
Nhà kính trồng hoa tại phường 8, TP Đà Lạt bị lốc xoáy xé toạc.
NGUYỄN CÔNG LÝ, BẢO VĂN
Theo_Báo Nhân Dân
Chuyên gia thời tiết lý giải hiện tượng mưa đá ở nhiều tỉnh thành
Theo chuyên gia, hiện tượng mưa đá là do các đợt phát triển của giông mạnh và diễn biến bất thường của khí hậu trong thời điểm giao mùa.
Thời gian vừa qua trên nhiều tỉnh thành cả nước liên tiếp xuất hiện hiện tượng mưa đá gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân ảnh hưởng đến hoa màu, vật nuôi.
Tin tức mới nhất, vào khoảng 11h ngày 23/4, cơn mưa đá xuất hiện ở xã Tr'hy rồi lan rộng ra các xã A Xan, Ch'ơm và Ga Ry của huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam). Các địa phương báo về cả 4 xã này bị cơn mưa làm trắng xóa. Người dân địa phương cho biết chưa từng thấy trận mưa đá nào lớn và kéo dài đến vậy.
Mưa đá to bằng quả trứng gà xảy ra chiều 21/4, ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - (Ảnh: FB).
Trước đó, mưa đá xuất hiện ở hàng loạt tỉnh thành như Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang khiến ít nhất 4.000 nhà và nhiều hoa màu bị hư hỏng.
Trao đổi với PV báo Người đưa tin về hiện tượng này ông Võ Văn Hòa - GĐ Đài khí tượng Đồng bằng Bắc bộ cho biết: Nguyên nhân mưa đá là do sự phát triển của các cơn giông lốc mạnh trong tình thế thời tiết bất thường.
Ông Võ Văn Hoa dự báo tình hình thời tiết năm nay sẽ mang tính bất thường nhiều hơn mọi năm. Tuy nhiên, về lượng mưa và nhiệt độ thì có xu hướng tăng nhưng không đột biến so với những năm trước.
"Năm nay tính bất thường của thời tiết sẽ bất thường cao đặc biệt là vào mùa hè. Ví dụ mưa giông sẽ xảy ra bất thường" - ông Hòa thông tin.
Một nguyên nhân dẫn đến mưa đá cũng được các chuyên gia dự báo thời tiết đưa ra là, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau.
Vào thời điểm hiện nay, giông lốc, mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, hiện tượng xảy ra nhiều nhất là ở các địa phương khu vực vùng núi phía Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang...
Các chuyên gia cũng cho rằng người dân không nên quá lo lắng trước tình hình mưa đá xảy ra ở nhiều địa phương bởi đó cũng là hiện tượng thường xuyên diễn ra vào thời điểm giao mùa.
Lý giải cặn kẽ hơn, ông Hoa cho biết: "Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút".
Một số lời khuyên vài cách để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra mưa đá: - Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá thì nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm, vật cứng lên để tránh đá rơi vào đầu. - Không sử dụng đá do mưa đá hình thành tránh những mối nguy hại chẳng hạn mang theo độc tố, acid... - Với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập, có thể dựng giàn che dọc theo luống. - Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập. Làm mái nhà dốc xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Lốc xoáy và mưa đá gây thiệt hại nặng ở Quảng Bình Trước đó, khoảng 20 giờ 45 ngày 2-4, tại hai bản trên xảy ra trận lốc xoáy kèm theo mưa đá với cường độ mạnh làm một ngôi nhà sập hoàn toàn, 19 ngôi nhà bị tốc mái, hàng trăm tấm lợp fibrô xi măng ở nhà dân, trường học và trạm y tế bị vỡ, gần một ha cây keo tràm bị...