Mưa đá, gió lốc gây thiệt hại tại nhiều địa phương
Rạng sáng 11-4, tại xã Chiềng Cọ, TP Sơn La ( tỉnh Sơn La) xảy ra mưa đá kéo dài khoảng 20 phút khiến 234 ha mận tam hoa đang mùa thu hoạch rụng 60 đến 70% số quả. ược biết, sáng cùng ngày, mưa đá cũng xảy ra tại xã Bon Phặng (huyện Thuận Châu). Hiện, chính quyền địa phương đang thống kê thiệt hại và triển khai các giải pháp giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Công an huyện Bến Lức (Long An) giúp người dân xã Thạnh Lợi khắc phục hậu quả do mưa dông vào ngày 8-4. Ảnh: THANH BÌNH
Cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục hậu quả của trận mưa đá, gió lốc vừa xảy ra trên địa bàn.
Trước đó, khoảng 18 giờ ngày 10-4, các xã biên giới Ma Ly Pho, Huổi Luông và thị trấn Phong Thổ xảy ra gió lốc kèm theo mưa, mưa đá, làm tốc mái nhiều nhà dân, một cầu treo bị lật nghiêng… ước tính thiệt hại ban đầu khoảng một tỷ đồng. ến 19 giờ cùng ngày, mưa đá tiếp tục trút xuống xã biên giới Mù Sang, kéo dài khoảng 30 phút, với nhiều viên đá lớn, gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân.
UBND huyện Bến Lức (Long An) vừa phối hợp với một số ban, ngành liên quan đến thăm hỏi, khảo sát các hộ gia đình bị sập nhà, tốc mái do ảnh hưởng của lốc xoáy xảy ra vào đêm 8-4 tại xã Thạnh Lợi. Dịp này UBND huyện Bến Lức đã trao 20 triệu đồng để giúp hai hộ dân bị sập nhà và 10 triệu đồng đối với một trường hợp nhà bị tốc mái.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ tiếp tục diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, ắk Lắk, ắk Nông. Cấp độ rủi ro do hạn hán cấp 1.
Dung tích phần lớn các hồ chứa thủy lợi ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên hiện phổ biến từ 35 đến 81% dung tích thiết kế. Dung tích hiện tại của các hồ chứa thủy điện phổ biến đạt từ 50 đến 85% dung tích hồ chứa, một số hồ đạt dưới 50% như Cửa ạt (Thanh Hóa), Bình iền (Thừa Thiên Huế), Núi Một, Trà Xom (Bình ịnh)…
Trong tuần tới, mực nước trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị và khu vực Tây Nguyên có dao động, các sông khác ở Trung Bộ biến đổi chậm. Trên một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ. Tổng lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 8 đến 75%, một số sông thấp hơn 85%; riêng các sông ở Hà Tĩnh và Quảng Bình ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 5 đến 10%.
ài Khí tượng – Thủy văn tỉnh An Giang dự báo, trong thời gian tới mực nước tại các sông, kênh trên địa bàn tỉnh có khả năng thấp hơn từ 0,1 m đến 0,2 m so cùng kỳ năm 2016 (năm có mực nước thấp nhất). UBND tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương triển khai ngay kế hoạch phòng, chống hạn, xâm nhập mặn đã ban hành. Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đang thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện trên 172 công trình nạo vét kênh và sửa chữa cống phục vụ nước sản xuất và dân sinh. ồng thời, khuyến cáo người dân không xuống giống ở những khu vực không chủ động được nước tưới, tích trữ nước và sử dụng nước hiệu quả…
Video đang HOT
Trước tình hình bệnh khảm lá sắn phát sinh gây hại tại các xã Hương Nguyên, Hồng Hạ (huyện A Lưới) với diện tích nhiễm khoảng 8 ha giống sắn KM94, tỷ lệ bệnh 20 đến 30%, nơi cao 70 đến 100%, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành văn bản chỉ đạo khẩn trương phòng, trừ bệnh khảm lá sắn tại A Lưới. Theo đó, UBND huyện A Lưới phải tổ chức nhổ bỏ, tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh để đốt cháy hoặc đào hố xử lý vôi bột chôn cất để tiêu hủy nguồn bệnh, hạn chế lây lan. Trước khi nhổ bỏ tiêu hủy hai đến ba ngày, tiến hành phun trừ bọ phấn trắng bằng các loạ i thuốc hóa học như Chess 50WG, Topchets 650WG,… ngăn ngừa bọ phấn phát tán lây lan…
Theo kế hoạch năm 2020, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trồng khoảng 5.665 ha sắn, đến nay đã trồng được 4.824 ha. Tuy nhiên, bệnh khảm lá sắn đang gây hại 1.591 ha, tập trung tại huyện Phong iền, Quảng iền và thị xã Hương Trà; trong đó, diện tích bị mất trắng là hơn 816 ha; diện tích nhiễm trung bình, nhiễm nặng khoảng 688 ha. Các địa phương đã tổ chức nhổ bỏ, tiêu hủy gần 1.000 ha.
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, bộ phận không khí lạnh ở phía bắc vẫn đang di chuyển xuống phía nam. Hôm nay 12-4 bộ phận không khí lạnh này ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và phía tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, riêng các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Sau đó mưa dông mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1.
PV VÀ CTV
Giá nếp tăng cao, nông dân vẫn thấp thỏm lo khó tiêu thụ
Dù lúa nếp đang có giá bán cao nhưng nông dân vẫn thấp thỏm không yên vì lo ngại đầu ra hạn chế nếu hạt nếp không được phép xuất khẩu.
Nhiều nông dân ở Long An trước đây trồng lúa cấp thấp nay đã chuyển sang trồng nếp để xuất khẩu vì giá trị cao. Giá nếp tươi tại ruộng hiện đang ở mức hấp dẫn.
Giá nếp tươi tại ruộng hiện đang ở mức cao. Ảnh Trung Chánh
Ông Huỳnh Văn Sơn (ngụ huyện Thạnh Hóa, Long An) kể, vụ đông xuân năm nay, gia đình ông thu hoạch nếp trên diện tích 1,2ha; đạt năng suất 8 tấn/ha. Với giá bán nếp tươi tại ruộng ở mức 7.000 đồng/kg, thu nhập từ việc trồng nếp của ông Sơn trong vụ này cũng hơn 70 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau vụ đông xuân, ông Sơn lo lắng việc sản xuất, tiêu thụ nếp trong vụ hè thu và thu đông tới sẽ không còn thuận lợi như vừa qua. Việc điều hành xuất khẩu lúa gạo của cơ quan chức năng nếu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến giá nếp.
Chỉ mấy ngày sau khi có thông tin phải tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá nếp tươi trong vùng đã giảm. "Nếu tiếp tục không xuất khẩu nữa, không biết phải bán nếp cho ai", ông Sơn lo lắng.
Nhiều nông dân trồng nếp ở An Giang cũng đang thấp thỏm không yên. Ông Nguyễn Thành Ba (ngụ huyện Phú Tân) cho biết, gia đình có 6ha nếp trồng từ nhiều năm trước với các giống thường sử dụng như nếp CK92, CK2003, nếp Thái...
Nông dân lo lắng việc sản xuất, tiêu thụ nếp trong các tới sẽ không còn thuận lợi như vừa qua
Vụ Đông Xuân vừa rồi, năng suất ruộng nếp nhà ông đạt hơn 6 tấn/ha. Nhờ liên kết bao tiêu với doanh nghiệp xuất khẩu nên ông Ba không lo về giá bán, cũng như nơi tiêu thụ. Hiện, giá nếp tươi tại ruộng ở An Giang dao động từ 5.900 - 6.000 đồng/kg. Với nếp có thời gian sinh trưởng kéo dài 3,5 tháng sẽ có giá cao hơn, ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg.
Thế nhưng, hơn 10 ngày trước, khi trò chuyện với phía đối tác về việc tiêu thụ nếp, ông Ba biết tình hình xuất khẩu gạo tạm ngưng nên hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Việc hợp tác bao tiêu sản xuất trong vụ tới chưa biết sẽ triển khai theo hướng nào. Nếu không có doanh nghiệp bao tiêu, nông dân sẽ phải bán cho thương lái nhưng khó đảm bảo đầu ra, giá cả cũng bấp bênh.
Cả vùng trồng nếp nên rất dễ rơi vào tình trạng ùn ứ, không tiêu thụ được. "Trồng lúa có thể để dành ăn hoặc bán trong nước, chứ trồng nếp thì nội địa tiêu thụ không bao nhiêu, nông dân khó bán được giá", ông Ba than thở.
Với tình hình trên, lãnh đạo các tỉnh An Giang, Long An cũng vừa có văn bản kiến nghị gởi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về việc cho phép xuất khẩu nếp không giới hạn số lượng.
Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, Long An có 65.000ha trồng nếp.
Trước đó, trong cuộc họp giữa Bộ Công Thương với các địa phương, cùng 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn hồi cuối tháng 3 vừa qua, Long An và một số tỉnh, thành khác cũng đã kiến nghị cho xuất khẩu nếp. Vì đây là mặt hàng sản xuất nhiều, nhất là tại An Giang, Long An nhưng sản lượng tiêu thụ trong nước không bao tiêu.
Riêng tại Long An, diện tích trồng nếp chiếm khoảng 30 - 32% tổng diện tích xuống giống của tỉnh. Trong vụ đông xuân 2019 - 2020, Long An có 65.000ha trồng nếp.
Trong khi, các hợp đồng đã ký (chưa giao hàng) từ nay đến cuối năm 2020 của các doanh nghiệp ở Long An khoảng 204.570 tấn. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc là hơn 44.300 tấn, chủ yếu là nếp. Tồn kho nếp của các doanh nghiệp hiện cũng gần 56.000 tấn.
Do đó, ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An mới đây tiếp tục đề xuất cho phép xuất khẩu mặt hàng nếp với số lượng không hạn chế nhằm giải quyết tình trạng tồn kho, giúp doanh nghiệp tiếp tục thu mua nếp trong nông dân với giá tốt hơn.
Một số tỉnh, thành kiến nghị cho xuất khẩu nếp
UBND tỉnh An Giang cũng vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn để kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo cho nông dân và doanh nghiệp, vừa đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện dịch Covid-19.
Theo đó, tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các loại giống lúa Japonia (hạt tròn). Hiện nông dân An Giang gieo sạ hàng năm hơn 115.000 ha nếp, tương đương 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ và khoảng 10.000 ha lúa hạt tròn với sản lượng 75.000 tấn/năm.
Mục tiêu sản xuất 2 sản phẩm trên chủ yếu để phục vụ xuất khẩu và không dành tiêu thụ trong nước. Hơn nữa, trong những năm qua, nông dân cùng doanh nghiệp tại An Giang đã liên kết, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ có hiệu quả. An Giang cũng được biết đến là địa phương đầu tiên triển khai các mô hình trồng giống lúa hạt tròn để xuất khẩu sang Nhật Bản từ hơn 10 năm trước.
Ngoài ra, An Giang cũng kiến nghị cho phép thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đang có hiệu lực. Trong đó ưu tiên cho xuất khẩu sớm số lượng gạo đã và đang làm thủ tục khai báo hải quan, tồn đọng tại cảng, cùng số lượng gạo đã ký hợp đồng đến hết năm 2020, nhằm giúp doanh nghiệp không bị vi phạm hợp đồng, giảm thiệt hại và giữ ổn định giá lúa trên thị trường.
Nguyễn Vy
Sơn La liên tiếp 2 vụ tai nạn xảy ra do trời mưa, đường trơn trượt Chiều 23/3, trên Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn khiến nhiều người bị thương. Vụ tai nạn giữa xe buýt và xe tải xảy ra khi chiếc xe buýt đang di chuyển theo hướng Sơn La - Quỳnh Nhai, đến địa phận xã Chiềng Đen,...