Mưa đá có hình virus corona ở Mexico
Cư dân ở Mexico hôm 18/5 chứng kiến trận mưa đá với những hạt mưa có hình cầu giống ảnh vi điện tử của virus corona.
Người dân ở Montemorelos thuộc bang Nuevo Léon, Mexico đã chia sẻ hình ảnh của những hạt mưa đá có hình dạng của virus corona trên mạng xã hội sau trận mưa ngày 18/5. Ảnh vi điện tử của virus corona có hình cầu và có gai giống như một chiếc vương miệng lớn.
Một số người bình luận: “Mưa đá có dạng virus corona đã rơi. Chúa đã gửi chúng tới để nhắc nhở chúng ta hãy ở nhà vào thời gian này”.
Theo nhà khí tượng học và nhà tư vấn của Tổ chức Khí tượng học Thế giới, Jose Miguel Vinas, hình dạng kỳ dị của đá mưa đá là hiện tượng thường xuyên trong cơn bão lớn.
Video đang HOT
Miguel Vinas nói với truyền thông địa phương: “Bên trong một cơn bão, hạt mưa đá sẽ bắt đầu với kích thước hình cầu nhỏ và tích tụ các lớp băng trên đỉnh. Trong những cơn bão rất mạnh, mưa đá có kích thước khá lớn và đập vào nhau, nhiều trong số chúng hợp nhất với nhau, đập vào nhau và đè bẹp lẫn nhau, tạo thành những cục nước đá. Vì vậy, những gì đang rơi là một cục băng băng bị nghiền nát, tạo thành hình dạng đó bởi một cú va đập dữ dội, hoặc sự kết hợp của các hạt đá có kích thước khác nhau dẫn đến hình dạng như vậy”.
Hình dạng của mưa đá khiến nhiều người liên tưởng tới virus corona.
Trước đó một số nơi ở Lai Châu hồi tháng 4 cũng xuất hiện mưa đá. Hình ảnh của hạt mưa đá to gần bằng nắm tay có hình thù giống hệt ảnh vi điện tử của virus corona được nhiều tài khoản facebook chia sẻ.
Theo số liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins, Mexico ghi nhận 51.633 trường hợp nhiễm và 5.332 ca tử vong vì COVID-19.
Bức ảnh lạ hé lộ bầu trời đầy vật thể không gian hình chữ X
Hình ảnh chụp theo bước sóng vô tuyến đã hế lộ các vật thể kỳ dị hình chữ X, mà mỗi nhánh của nó dài gấp 100 lần bề rộng của thiên hà chứa trái đất.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO) ở Virginia (Mỹ) và Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi đã đơn cử một thiên hà kỳ lạ mang tên PKS 2014-55 để lý giải về những bức ảnh lạ lùng.
Theo dõi qua kính viễn vọng bình thường, PKS 2014-55 chỉ là một vết nhòe ánh sáng không thể nhận ra bằng mắt thường. Nhưng nếu quan sát nó bằng các bước sóng vô tuyến, vật thể này sẽ hiện ra dưới hình dạng một chữ X cực sáng và cực khổng lồ.
Cận cảnh thiên hà hình chữ X hiện ra trong ảnh chụp bằng thiết bị quan sát vô tuyến - ảnh: NRAO/SARAO
Nhìn kỹ hơn, vật thể chữ X giống như 2 chiếc boomerang hợp lại hơn vì có một khoảng cách nhỏ ở giữa. Theo nhà thiên văn học William Cotton của NRAO, "trái tim" của chữ X chính là lỗ đen "quái vật" trung tâm của thiên hà. 4 "cánh tay" của quái vật chính là 4 luồng phản lực cực mạnh được lỗ đen này phát ra, dài gấp 100 lần bề rộng của thiên hà chứa trái đất Milky Way.
Tình huống này xảy ra sau nhiều triệu năm lỗ đen "quái vật" hoành hành. Nó liên tục ngấu nghiến vật chất, để rồi đôi khi trong hàng tỉ năm tuổi đời, nó trải qua một "cơn khó tiêu" và thổi vật chất ngược trở lại không gian.
Quan sát kỹ bức ảnh chụp PKS 2014-55, người ta có thể thấy ngoài chữ X màu xanh còn có 2 chấm trắng bắt đầu xuất hiện ở trung tâm chữ X, cũng là trung tâm thiên hà. Chữ X khổng lồ chính là tàn dư của luồng vật chất bắn ra 10 triệu năm trước, trong khi 2 chấm trắng nhỏ sẽ trở thành 4 nhánh năng lượng mới bùng nổ từ thiên hà này trong tương lai.
Nếu nhìn kỹ xung quanh chữ X, chúng ta còn có thể thấy một lớp sáng mờ nhạt hơn - đó chính là tàn dư của một vụ phun trào khác, ước tính khoảng 100 triệu năm về trước.
Và thiên hà này không phải là vật thể duy nhất hiện ra với hình dạng chữ X khổng lồ và bí ẩn nhờ các đài quan sát vô tuyến.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arXiv.org và đã được phê duyệt cho số sắp tới của tạp chí khoa học Royal Astronomical Society.
Phát hiện bằng chứng nguồn nước trên Mặt trăng của Sao Mộc Trong khi nghiên cứu từ trường Europa, Mặt trăng của Sao Mộc. Tàu vũ trụ NASA Lam Galileo đã vô tình thu thập bằng chứng về những luồng nước bắn ra từ bề mặt băng giá của Mặt trăng này, theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu địa vật lý. Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp...