Mua cổ phiếu quĩ không cứu nổi cuộc khủng hoảng giá của YEG
Trong bài viết “Thấy gì từ cuộc thoát hiểm từ “vực sâu” lên “đèo cao” của YEG?”, chúng tôi đã đề cập rằng: Liệu việc mua vào khoảng 10% cổ phiếu YEG để làm cổ phiếu quĩ của Yeah1 cùng với lượng mua của các “đồng minh” có đủ ngăn chặn đà giảm sàn của YEG trong dài hơi được không? Và câu trả lời đã có: Không thể!
Ngay trong phiên giao dịch sáng 28.3, YEG giảm sàn trở lại.
Giải cứu, nhưng không cứu nổi
Ngay khi Yeah1 cùng các “đồng minh” hành động mua vào cổ phiếu để giải cứu đà “lau sàn” về giá của cổ phiếu YEG, trong phiên sáng ngày 21.3 YEG đã từ “vực sâu” giá sàn lên lại “đèo cao” giá trần, với biên độ tăng giá đến 14,8%.
Khi đó, giới am hiểu đã cho rằng đó là cuộc đảo ngược tình thế không phải ngoạn mục mà là “điên rồ”. Sự “điên rồ” còn vì diễn biến tăng giá đó không thực sự như nhu cầu thị trường mà chỉ xuất phát từ cú ra tay có tính toán trước để ngăn chặn đà giảm giá của Cty Yeah1.
Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài thì không “điên rồ”. Ngược lại, họ đã rất tỉnh táo để lần lượt bán ra lượng cổ phiếu lớn trong ba phiên YEG tăng trần.
YEG có 3 phiên tăng trần nhờ vào cuộc giải cứu của Yeah1 và “đồng minh”, và một phiên tăng 3,42% tương ứng mức tăng 4.000 đồng/cp.
Tuy nhiên sang phiên thứ 5 (tính từ thời điểm tăng trở lại sau đợt lao dốc dài) ngày 27.3, YEG bắt đầu quay đầu giảm trở lại với mức gần chạm sàn tương ứng giảm 8.200 đồng/cp.
Sang phiên giao dịch ngày 28.3, YEG giảm sàn ngay trong phiên sáng không còn dư mua, trong khi dư bán giá sàn còn gần 70.000cp, nước ngoài tranh thủ tiếp tục xả hàng gần 70.000cp.
Bẫy “khủng” rình rập
Như đã nói trong bài báo dẫn lại ở trên, vụ việc Yeah1 xảy ra với YouTube là một vụ khủng hoảng lớn chưa từng có xảy ra trên thị trường cung cấp dịch vụ YouTube từ trước tới nay.
Video đang HOT
Theo Cty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC), trong kịch bản xấu nhất không khôi phục được thỏa thuận với YouTube, dự báo năm 2019 này Yeah1 có thể giảm tới 83,3% lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu sẽ giảm 64% so với dự báo trước đây.
Trong cơn khủng hoảng đang diễn ra, Yeah1 đã phải chia tay Cty ScaleLab dù mới mua vào trước đó chừng 2 tháng.
Với một tình hình như vậy, giá cổ phiếu YEG ở mức cả trăm ngàn đồng/cp được cho là còn quá cao. Và theo qui luật, YEG sẽ được thị trường điều chỉnh giá về mức hợp lí. Theo các chuyên gia, việc Yeah1 cùng với “đồng minh” giải cứu chỉ là ý chí của bên gắn bó quyền lợi mật thiết nhất chứ không hẳn là sự điều chỉnh theo qui luật giá trị của thị trường.
Một điều minh chứng là, tranh thủ những phiên YEG tăng và tăng trần trở lại phía nước ngoài đã xả hàng ồ ạt để hạn chế rủi ro hoặc cắt giảm thua lỗ khi đã đầu tư vào YEG.
Trong vài phiên tăng trở lại vừa qua của YEG, những nhà đầu tư cá nhân thiếu tỉnh táo dễ bị lôi cuốn theo dư luận cho rằng việc mua vào cổ phiếu quĩ có thể ngăn chặn được đà giảm của YEG sẽ khó tránh khỏi thiệt hại.
Với hai phiên giảm chạm sàn ngày 27.3 và “lau sàn” ngày 28.3, cho thấy nỗ lực giải cứu YEG vô hình chung tạo ra những cái bẫy rình rập những nhà đầu tư thiếu tỉnh táo sa vào trong khi phía nước ngoài thì đầy tỉnh táo tranh thủ những phiên tăng để xả hàng mạnh mẽ.
THẾ LÂM
Theo laodong.vn
Sự cố với YouTube đã 'thổi bay' gần 3.000 tỷ đồng vốn hóa của Yeah1
Chỉ trong chưa đầy hai tuần, vốn hóa của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 đã mất gần 3.000 tỷ đồng chỉ vì thông tin bị YouTube chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (gọi tắt là CHSA).
Phiên giao dịch hôm nay (12/3) đánh dấu thị trường chứng khoán Việt chính thức trở lại mốc hơn 1.000 điểm sau gần 5 tháng đi xuống.
Chỉ số quan trọng nhất của thị trường, VN-Index đã tăng tới 16,72 điểm (1,7%) lên mức 1.001,32 điểm vào cuối ngày. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đã có phiên tăng 1,23 điểm (1,14%) chấm dứt nhiều phiên giảm liên tiếp, hiện đóng cửa ở mức 109,55 điểm. Đây cũng là phiên tăng trưởng mạnh nhất của cả 2 chỉ số chứng khoán thị trường Việt trong nhiều tháng gần đây.
Trái ngược với thị trường chung, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 tiếp tục ghi nhận một phiên bán tháo của giới đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy
Trong cả phiên giao dịch hôm nay, hơn 135.330 cổ phiếu YEG khớp lệnh đều ở mức giá sàn 147.600 đồng/cổ phiếu.
So với cuối ngày hôm qua, giá này tiếp tục giảm thêm 11.100 đồng (7%) sau sự cố liên quan tới YouTube được đưa ra. Với phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp, thị giá của Yeah1 tiếp tục chìm sâu xuống vùng thấp nhất kể từ khi niêm yết đến nay.
Những nhà đầu tư nắm giữ YEG đã mất tới 97.400 đồng mỗi cổ phiếu sở hữu, tương đương gần 40% giá trị chỉ vì sự cố lần này.
Đi kèm với đó, vốn hóa công ty công nghệ này cũng đã chính thức "bốc hơi" gần 3.000 tỷ đồng chỉ sau thời gian ngắn. Hiện thị trường chỉ còn định giá vốn hóa của Yeah1 vào khoảng 4.800 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhóm "tháo chạy" khỏi YEG hôm nay chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài. Khối này đã bán ròng gần 110.000 cổ phiếu YEG, chiếm trên 80% khối lượng giao dịch trong ngày.
Với số dư bán ở mức giá sàn vẫn còn tới gần 156.000 cổ phiếu, nhiều khả năng đà giảm của Yeah1 vẫn chưa dừng lại ở mức giá hiện nay khi tâm lý của các nhà đầu tư vẫn hoài nghi.
Sau khi một số lãnh đạo công ty đăng ký mua vào cổ phiếu, mới đây, ông Hoàng Đức Trung, Thành viên HĐQT Yeah1 cũng đăng ký mua thêm 200.000 cổ phiếu YEG để gia tăng tỷ lệ sở hữu.
Bên cạnh đó, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cũng đã đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu YEG. Đây chính là một quỹ đầu tư khác thuộc nhóm VinaCapital, cùng với DFJ Vinacapital Venture Investment Ltd.
Tuy nhiên, trong khi DFJ Vinacapital Venture Investment Ltd là cổ đông lớn sở hữu 7% vốn của Yeah1, thì CTCP Quản lý quỹ VinaCapital chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của doanh nghiệp này.
Bán ScaleLab hay tự cứu mình?
Ngày 11/3, trong nỗ lực khắc phục sự cố lần này, ban lãnh đạo Yeah1 cũng đã chính thức bán lại 100% vốn tại Công ty ScaleLab, LLC cho các chủ sở hữu cũ.
Theo đó, Yeah1 sẽ nhận lại 12 triệu USD, bàn giao ScaleLab về các chủ sở hữu cũ.
Brenner Pass Investment Corp - đơn vị thuộc sở hữu và kiểm soát hoàn toàn bởi Giám đốc điều hành và người sáng lập David E Benner (chủ cũ của ScaleLab) đã đồng ý mua lại tất cả quyền đối với doanh nghiệp của mình và sẽ toàn quyền kiểm soát MCN này ngay lập tức.
Theo lý giải từ Yeah1, việc bán lại khoản đầu tư trên nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho các cổ đông, và cả đội ngũ sáng tạo nội dung hiện tại của ScaleLab và hệ sinh thái YouTube.
Thực tế, việc Yeah1 chuyển nhượng lại ScaleLab cho các chủ cũ với mục đích để mạng đa kênh này sẽ không còn nằm trong hệ thống của Yeah1. Qua đó sẽ không còn bị liên đới tới hoạt động của SpringMe Pte. Ltd (MCN bị YouTube cho rằng có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách).
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng lại ScaleLab cũng sẽ giúp Yeah1 không phải trích lập dự phòng với khoản đầu tư lên tới 12 triệu USD này trong trường hợp không đạt thỏa thuận lại được với YouTube Adsense.
Bởi nếu tiếp tục giữ lại ScaleLab, mà trường hợp xấu nhất xảy ra là Yeah1 và YouTube không có một thỏa thuận chung thì Yeah1 Network, Springme và cả ScaleLab sẽ không còn là các nhà mạng MCN của YouTube và sẽ không được tiếp tục quản lý kênh của bên thứ ba.
Theo đó, Yeah cũng sẽ không còn doanh thu từ mảng quản lý kênh của bên thứ ba, và gần như không còn doanh thu từ ScaleLab do hầu hết doanh thu của mạng đa kênh này đều đến từ quản lý kênh của bên thứ 3.
Trong trường hợp này, Yeah1 còn phải trích lập hết và xóa khoản đầu tư 12 triệu USD vào ScaleLab, đồng thời hạch toán lỗ số tiền tương đương đã chi vào thương vụ.
Theo Công ty chứng khoán HSC, nếu trường hợp này xảy ra, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Yeah1 sẽ giảm tới 83,3% so với dự báo trước đây là 256,7 tỷ đồng, xuống chỉ còn 26 tỷ đồng.
Theo zing.vn
Cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp, Yeah1 trượt dài trong khủng hoảng Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 đang trong những ngày "đen tối" khi lau sàn phiên thứ 5 liên tiếp, vốn hóa giảm gần 2.500 tỷ đồng và những thông tin tiêu cực vẫn chưa thôi đeo bám. Thông tin Youtube công bố chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) từ ngày 31/3 tiếp tục khiến Yeah1 YEG -12.8% trượt...