Mua chung cư sở hữu vĩnh viễn, 50 năm sau cũng phải ra đường vì nhà xập xệ
Nhiều người mua chung cư xác định, đây là công trình có niên hạn sử dụng nên dù sở hữu vĩnh viễn thì sau 50 năm, khi nhà xuống cấp, họ cũng phải dọn đi.
Anh Lý Ngọc Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội), một kỹ sư xây dựng am hiểu về các công trình, phân tích, một căn nhà nếu là người dân tự xây có thể có niên hạn sử dụng hơn 100 năm, nhưng đa số đây là những căn nhà được xây từ thời Pháp. Còn hiện nay, các căn nhà chất lượng xây dựng chủ yếu chỉ được 50 – 100 năm, nhà mà các chủ đầu tư xây bán thì chỉ được 20 – 50 năm.
Chính vì thế, đa số các khu nhà chung cư hiện nay có tuổi thọ khoảng trên dưới 50 năm.
” Tôi cho rằng, 50 năm là một quãng thời gian khá dài, gần như đã đi hết cuộc đời con người. Bởi lẽ anh đi làm, có tiền mua nhà cũng phải trên dưới 30 tuổi, nhà có tuổi thọ 50 năm, đến lúc nhà hỏng, người đó cũng đã trên dưới 80 tuổi. Vì thế, việc sổ hồng cấp cho căn hộ chung cư với thời hạn 50 – 70 năm là hợp lý“, anh Nam nhận xét.
Nhiều người dân ủng hộ đề xuất nhà chung cư có thời hạn sử dụng 50- 70 năm của Bộ Xây dựng. (Ảnh minh họa)
Cũng theo anh Nam, nếu một căn hộ sở hữu vĩnh viễn, nhưng khi công trình xuống cấp thì chủ sở hữu cũng vẫn phải ra khỏi nhà.
” Tuy nói nhà của mình, nhưng công trình hết niên hạn sử dụng, xuống cấp, nguy hiểm đến tính mạng thì dù sở hữu vĩnh viễn cũng đều phải tự nguyện ra đường, tìm nơi ở mới”, anh Nam bày tỏ quan điểm.
Anh Nam phân tích thêm: Bài học về chung cư, nhà tập thể cũ ở Hà Nội vẫn còn nguyên. Hiện nay, nhiều khu tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, nhưng để đạt được sự đồng thuận di dời của 100% hộ dân là rất khó khăn. Hơn nữa, đây mới chỉ là những khu nhà 4 – 5 tầng, số hộ dân còn ít, trong khi những toà chung cư hiện nay đều 40 – 50 tầng, câu chuyện nhận đươc sự đồng thuận của tất cả cư dân gần như là không thể thực hiện được.
Hơn nữa việc sửa chữa lại sẽ như thế nào? Hiện nay, việc cải tạo các khu tập thể cũ sở hữu vị trí đất vàng còn không thu hút được các nhà đầu tư thì với các khu chung cư cao tầng như hiện nay, liệu nhà đầu tư nào sẽ đổ tiền vào để cải tạo? Còn nếu người dân tự bỏ tiền xây thì liệu 100% hộ dân có đồng ý góp tiền xây hay không, ai sẽ chịu trách nhiệm xây dựng? Số tiền góp để xây lại có khi cũng bằng mua căn hộ mới, vậy thì sở hữu lâu dài hay có niên hạn thì khác gì nhau?
Video đang HOT
Trong khi đó quay ngược thời gian về 50 năm trước, nếu mua chung cư có thời hạn giá sẽ rẻ hơn 30% so với chung cư sở hữu vĩnh viễn. Số tiền chênh này cũng lên tới cả tỷ đồng. Vậy rõ ràng, mua chung cư sở hữu có niên hạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ cho chủ sở hữu.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng cho rằng, với loại hình căn hộ chung cư thì sở hữu vĩnh viễn hay có thời hạn cũng như nhau. Vì 50 năm sau, nếu công trình xuống cấp thì người ở cũng đều bắt buộc phải rời khỏi căn nhà của mình.
” Còn coi chung cư sở hữu vĩnh viễn là tài sản của mình thì lại là câu chuyện khó khẳng định chắc chắn. Trên thực tế, nhiều khu đất nội đô không thu hút được nhà đầu tư cải tạo vì giá đền bù quá cao, họ không thấy được lợi nhuận. Do đó, nếu hy vọng những chung cư cao tầng hiện nay sau 50 năm nữa có nhà đầu tư vào làm và được đền bù là câu chuyện xa vời, không ai có thể dự tính”, chị Hạnh nói.
Cũng theo chị Hạnh, năm 2016 nhà chị mua căn hộ chung cư sở hữu 50 năm trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) giá chỉ 25 triệu đồng/m2, trong khi cùng vị trí đường Minh Khai, căn hộ sở hữu vĩnh viễn có giá từ 35 – 40 triệu đồng.
” Căn hộ của tôi rẻ hơn căn hộ sở hữu vĩnh viễn cả tỷ đồng, tiền đó tôi để tiết kiệm, dành ra lo cho gia đình. Còn việc hy vọng sau này được đền bù khi sở hữu vĩnh viễn thì theo tôi đúng là “chờ được vạ, má đã sưng“, chị Hạnh bày tỏ quan điểm.
Chia sẻ quan điểm về việc sở hữu chung cư có thời gian, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho biết, thực tế hiện nay rất nhiều nhà chung cư cũ đang xuống cấp song việc cải tạo rất khó khăn do người dân không chấp nhận mức đền bù chủ đầu tư đưa ra.
Ngoài ra, nhiều vụ lùm xùm xung quanh các khu chung cư cũ như chủ đầu tư lách luật xin nâng tầng để kinh doanh, còn người dân thì đua nhau làm chuồng cọp. Người dân đã quen với tư duy nhà chung cư sở hữu vô thời hạn, để đời đời cho con cháu, hay khi đập đi xây lại họ sẽ được đền bù rất cao.
Ông Võ nhận định: ” Công trình đã hết niên hạn sử dụng chỉ nên phá đi xây lại chứ không thể sửa chữa được. Đúng là tâm lý người dân có thể hoang mang, nhưng tôi cho rằng, nếu để họ sử dụng vĩnh viễn căn hộ chung cư, chúng ta sẽ lại rơi vào tình trạng tràn ngập những khu nhà tập thể xưa cũ, xập xệ mà thôi“.
Theo GS. Võ, sở hữu chung cư có thời hạn sẽ giải quyết được nhiều mâu thuẫn, lực cản cho sự phát triển đô thị cũng như thị trường bất động sản. Tuy nhiên cần biết rằng, giá trị của các chung cư hiện nay không chỉ có công trình căn hộ chung cư mà còn bao gồm cả giá trị của khu đất. Và đất xây dựng chung cư là đất ở ổn định lâu dài giống như đất xây dựng nhà phố.
” Để tránh sốc cho người dân, chúng ta cần phải tuyên truyền và xây dựng văn hóa chung cư. Hạn sử dụng mỗi chung cư chỉ nên 50 – 70 năm tùy theo chất lượng xây dựng của từng công trình. Ngay cả chung cư mini cũng cần phải đưa vào khuôn khổ, sử dụng có thời hạn“, GS. Đặng Hùng Võ nói.
Vay tiền đi đầu tư Condotel, hai vợ chồng ly tán
Hai vợ chồng chị Nguyễn Ngọc Mai sau hơn 2 năm lục đục đã quyết định ly hôn, nguồn cơn của sự việc do chị giấu chồng vay tiền đi đầu tư Condotel.
Chị Nguyễn Ngọc Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, năm 2018, chị đầu tư 2 căn condotel tại Nha Trang và Đà Nẵng.
Mỗi căn hộ 60m2, có giá 1,6 tỷ đồng, cộng thêm các chi phí sửa nhà, mua sắm đồ đạc, tổng số tiền đầu tư ngót nghét 2 tỷ đồng/căn.
Sau khi nhận bàn giao, sửa sang căn hộ, chị cũng đã cho thuê được 5 tháng. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán 2020, đại dịch COVID-19 ập tới, các căn hộ của chị nằm bất động.
Chị Mai buồn rầu chia sẻ, để mua được căn hộ này, chị đã mang hết số tiền tiết kiệm của gia đình và vay ngân hàng thêm 2 tỷ đồng với lãi suất 10%/năm.
Lỡ mua Condotel, nhiều gia đình lục đục.
Số tiền gốc và lãi quá cao khiến thu nhập hàng tháng của chị Mai không thể chi trả. Chồng chị biết chuyện vay nợ và vợ đem hết tiền tiết kiệm của gia đình để đi mua Condotel hàng ngày trách mắng, gia đình chị Mai lục đục suốt thời gian dài.
" Đến giờ chúng tôi đã ly hôn, căn nhà gia đình ở cũng đã bán đi chia đôi, phần của tôi đã đem đi trả nợ hết", chị Mai buồn bã nói.
Chị Trần Thị Nga (Thanh Hoá) cũng chia sẻ câu chuyện đầu tư Condotel của mình. Chị Nga cho biết, gia đình chị có 4 người con nên chị thời điểm năm 2019 thấy đầu tư Condotel cam kết lợi nhuận tốt, chị đã không ngần ngại vay ngân hàng 70% để mua 1 căn hộ tại Đà Nẵng.
" Lãi suất chủ đầu tư cam kết lên tới 14%, trong khi tôi được vay ưu đãi 9%/năm, Tính ra lãi suất chênh lệch đã cao hơn so với gửi tiết kiệm, trong khi giá trị căn hộ còn tăng lên theo thời gian. Vì vậy, tôi đã không ngần ngại đầu tư", chị Nga chia sẻ.
Tuy nhiên, sau đó, chị nhận được thông báo dừng chi trả thu nhập cam kết của chủ đầu tư, chị đờ đẫn cả người nhưng không dám nói với chồng.
" Tôi ngày nào cũng như ngồi trên đống lửa, có chuyện gì, mất tiền mất của chắc cũng tan cửa nát nhà, vợ chồng lục đục mất thôi. Đấy là tiền mồ hôi nước mắt của chồng, chỉ vì nghe lời vợ nên mới đầu tư vào Codotel", chị Nga than thở.
Cùng chung cảnh ngộ, chị Ngô Phương Lan cũng không khá hơn khi đầu tư vào Condotel tại Nha Trang. Vợ chồng chị Phương đều làm công ăn lương, tích cóp nhiều năm được ít tiền và vay thêm 65% để đầu tư 1 căn Condotel tại Nga Trang với mong muốn có thêm khoản tiền hằng tháng cho con cái học hành và sau 8 năm trả hết nợ thì sẽ có một tài sản hữu hình sở hữu lâu dài.
Thế nhưng hiện chị phải chịu lãi suất 13% mỗi năm. Trong khi dịch dã, các căn Condotel đều không cho thuê được, mỗi tháng vợ chồng chị phải trả hơn 30 triệu đồng tiền gốc lãi.
" Cứ đến kỳ ngân hàng báo lãi đến hạn là tôi thấp thỏm mất ăn mất ngủ. Nhà thì bỏ trống không cho thuê được, chủ đầu tư cũng "xù" thu nhập cam kết. Còn ngân hàng bảo lãnh thì không lên tiếng, chỉ có tăng lãi suất và siết nợ. Quả thực tôi không biết phải làm gì với khoản đầu tư này nữa", chị Lan than thở.
Thị trường Condotel đóng băng gần 3 năm qua khiến nhiều nhà đầu tư điêu đứng. Đặc biệt là nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư.
Ngoài nguyên nhân do dịch COVID-19, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, nút thắt chủ yếu đối với bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là việc xác định khái niệm đầy đủ, rõ ràng và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu các bất động sản như condotel, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng; việc phân chia quyền sở hữu; việc xác định thời hạn sở hữu bất động sản; việc quản lý, khai thác các bất động sản...
Nhiều chuyên gia bất động sản cũng cho rằng, trong ngắn hạn, cần thiết nghiên cứu, ban hành những quy định đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư thứ cấp khi tham gia góp vốn vào đầu tư dự án bất động sản du lịch để tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ ra một nguồn tiền lớn.
Bên cạnh đó, việc kịp thời và chủ động hoàn thiện các căn cứ pháp lý điều chỉnh theo hướng có các quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn, góp phần quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn đầu tư trong phân khúc này, góp phần trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điểm tên những khu vực thị trường địa ốc 'gãy sóng', nhà đầu tư bỏ cọc Sau một thời gian giá đất tăng ảo, thị trường bất động sản một số khu vực rơi vào tình cảnh "gãy sóng", nhà đầu tư bỏ cọc. Theo các chuyên gia, đây là hệ luỵ của thị trường địa ốc khi đã tăng trưởng quá nóng. Khảo sát trên thị trường, giá bất động sản gần như không có dấu hiệu hạ...