Mua các loại củ trữ ăn dần nhưng nhiều ngày sau phát hiện bị lên mầm, cách giải quyết như thế nào?
Để đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, bạn nên giải quyết những loại củ mọc mầm theo cách sau đây.
Tin chắc rằng trong số chúng ta, rất nhiều người đã mua các loại củ như khoai lang, khoai tây, tỏi, hành khô để tích trữ ăn dần.
Đặc biệt khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn thì việc mua trước những sản phẩm có thể lưu trữ dài ngày này sẽ giúp bạn giảm được số lần ra ngoài đi chợ mà vẫn có những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình.
Nhưng sau một thời gian, bạn phát hiện ra rằng những loại củ này đã mọc lên một chùm dây leo nhỏ màu tím hoặc màu trắng.
Lên mầm hoặc mốc trắng là hiện tượng thường xuất hiện trên các loại củ khi tích trữ lâu ngày trong môi trường có độ ẩm cao. Nguồn ảnh: 잔비치.
Khoai tây cũng là loại củ dễ nảy mầm khi để trong môi trường có độ ẩm cao. Nguồn ảnh: 잔비치
Những củ khoai lang cũng dễ lên mầm trắng nếu bảo quản không đúng cách. Nguồn ảnh: 잔비치.
Đây là dấu hiệu cho biết các loại quả này đã mọc mầm. Cách xử lý như sau:
- Không nên sử dụng các nguyên liệu này để nấu ăn.
- Thay vào đó, bạn có thể đem vùi vào đất để trồng lấy lá ăn.
- Nếu không có đất trồng có thể để trên ly nước cho ra lá chơi vừa đẹp vừa thư giãn trong mùa dịch.
Bạn không nên tiếc và nghĩ rằng chỉ cần bỏ mầm rồi rửa sạch là có thể sử dụng các loại củ quả này như bình thường. Bởi lẽ, khi các loại củ quả này mọc mầm rất có thể đã:
- Quá thời hạn bảo quản hoặc do bảo quản không đúng cách khi để ở nơi có nấm mốc, nơi có độ ẩm cao.
- Không còn chứa những dưỡng chất , vitamin và khoáng chất nhiều như lúc còn tươi.
- Thường sẽ đi kèm những tình trạng như có đốm đen ăn rất đắng , nếu đem đi chế biến có thể khiến món ăn bị hỏng.
- Có thể chứa nấm mốc không tốt cho sức khỏe .
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên lựa chọn giải pháp xử lý an toàn đã được hướng dẫn ở trên. Đặc biệt, sau khi vùi các loại củ quả này vào đất, bạn có thể yên tâm vì chúng sẽ phát triển rất nhanh.
Lê Hồng Gấm (Quảng Trị) cho biết: ” Với củ khoai lang mọc mầm, mình đem vùi vào đất. 1 tuần sau là phát triển và có rau ăn. Mình trồng mấy củ mà cứ 5 ngày được 1 bữa canh “.
Củ khoai lang mọc mầm sau khi vun vào đất trồng thì chỉ 5 ngày sau là ra lá có thể ăn được. Nguồn ảnh: Lê Hồng Gấm.
Bỏ vào chiếc bát nhỏ bạn còn biến nó thành cây cảnh trang trí được nữa. Nguồn ảnh: Dũng Trịnh.
Rất nhiều người chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cho biết, khi phát hiện các loại củ quả trong nhà như khoai lang, khoai tây mọc mầm thì sẽ không sử dụng nữa mà vun dưới đất để trồng. Nguồn ảnh: Quý Phương Đinh.
Vừa trồng ăn lá lại vừa trang trí được cho không gian của ngôi nhà. Nguồn ảnh: Thanh Chi Ho.
Có gia đình còn sở hữu nguyên góc vườn nhỏ trên ban công để trồng các loại củ ra mầm như thế này. Nguồn ảnh: Minh Tuyết.
Ngoài ra, nhiều người cũng đưa lời khuyên thiết thực khi bảo quản các loại củ này tránh việc bị lên mầm:
- Khoai tây, củ dền bỏ vào thùng carton, không tiếp xúc với nước và ánh sáng thì để được nửa năm ăn dần.
- Có thể dùng bọc thực phẩm, quấn các loại củ lại và cất vào ngăn mát, trong ngăn bảo quản rau.
- Các loại rau xanh phải để khô nước, gói trong bọc nilon mỏng hoặc màng bọc thực phẩm nén hơi, sau đó bỏ ngăn mát tủ lạnh. Bằng cách này có thể để được 15 ngày vẫn tươi xanh không hề bị úng.
Lưu ý: Cần phải lau sạch nước ở lá, nõn rồi để trong rổ cho khô nước.
- Với các loại như bắp cải, cải thảo, rau sống rửa sạch để ráo nước và cuốn giấy báo.
Cách quấn các loại rau củ quả bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn. Nguồn ảnh: Trinh Trinh.
Hi vọng với những hướng dẫn hữu ích trên đây có thể giúp bạn bảo quản được các loại rau củ quả trong nhiều ngày mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.
Giật mình với clip "soi khoai tây mọc mầm dưới kính hiển vi" và 5 lưu ý khi ăn khoai tây để không gây hại sức khỏe
Kết quả đem lại vô cùng bất ngờ: Đúng là trong củ khoai tây mọc mầm có chứa chất độc thật. Theo chủ clip, khi khoai tây mọc mầm thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanin và chaconine anpha - 2 chất kịch độc.
Khoai tây là loại củ gần gũi với hầu hết người dân Việt Nam. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, khoai tây rất giàu kali. Ngoài vi chất này, khoai tây còn chứa phốt pho, magie, canxi, natri, sắt và kẽm, vitmamin C...
Chính vì ngon lành, dễ kiếm nên khoai tây thường được các gia đình tích trữ nhiều trong nhà để khi cần có thể đem ra sử dụng ngay. Bảo quản quá lâu, trong môi trường ẩm thấp chính là lý do khiến khoai tây dễ bị nảy mầm. Từ trước đến nay, có nhiều thông tin cho rằng: "Củ khoai tây mọc mầm có thể gây độc", nhưng đó có đúng là sự thật hay không? Để giải đáp câu hỏi này, mới đây, tài khoản Tik Tok mang tên "Kính Hiển Vi" tiếp tục thực hiện clip soi củ khoai tây đã bị mọc mầm.
Kết quả đem lại vô cùng bất ngờ: Đúng là trong củ khoai tây mọc mầm có chứa chất độc thật. Theo chủ clip, khi khoai tây mọc mầm thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanin và chaconine anpha - 2 chất kịch độc. Ở mức phóng đại 400 lần và 800 lần dưới kính hiển vi, có thể quan sát rõ sự thay đổi này.
Nguy hại từ việc sử dụng khoai tây mọc mầm.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Trong 2 chất có trong khoai tây mọc mầm thì solanin phổ biến hơn cả, solanin chủ yếu xuất hiện ở chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Nó là một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Nếu con người thường xuyên tiêu thụ khoai tây mọc mầm thì có thể đối mặt với hậu quả là đau bụng, tiêu chảy, sốt, sốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lượng chất độc solanin chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm. Do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.
Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, chất solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Do vậy tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây chỉ mới nảy 1-2 mầm nhỏ, thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin rồi mới được nấu ăn.
Một số triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm do Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo đó là: đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Dù rất hiếm, nhưng đã có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây.
5 lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Trong Đông y Việt Nam, khoai tây từ lâu đã được công nhận về tác dụng trị bệnh. Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, tiêu viêm, chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày... Tuy nhiên, theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) để an toàn khi tiêu thụ khoai tây, các gia đình nên ghi nhớ 5 điều quan trọng:
1. Khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Chính vì thế những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
2. Ăn nhiều khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu... Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không.
3. Bà bầu cần tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.
4. Khoai tây không nên nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh kẻo gây khó tiêu, hại dạ dày.
5. Trước khi dùng khoai tây để điều chế thành thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ Đông y để tránh tác dụng phụ.
3 loại thực phẩm nảy mầm không những không độc mà còn bổ dưỡng hơn gấp bội Nhiều người cho rằng khi thực phẩm mọc mầm chẳng hạn như khoai tây, khoai lang... là lúc bạn cần vứt đi bởi chúng có thể chứa độc tố, nhiễm nấm mốc. Tuy nhiên, không phải tất cả đều như vậy, 3 loại thực phẩm này mọc mầm thậm chí còn bổ dưỡng hơn nhiều lần. Trong cuộc sống hàng ngày, thực phẩm...