Mua bảo hiểm nhân thọ: Mua sự an tâm cho hiện tại lẫn tương lai
Bảo hiểm nhân thọ với những ý nghĩa và lợi ích thiết thực mang lại cho đời sống con người đang được nhiều người tiêu dùng tìm đến và tin tưởng. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn khi đặt bảo hiểm nhân thọ lên bàn cân với các hình thức đầu tư sinh lợi khác. Vậy đâu mới là giá trị thật sự của bảo hiểm nhân thọ mà khách hàng nên cân nhắc khi lựa chọn?
Bảo hiểm nhân thọ – giá trị của sự an tâm
Nhầm lẫn phổ biến của nhiều người hiện nay là xem nặng yếu tố tiết kiệm và đầu tư khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đôi khi họ đem lên bàn cân so sánh bảo hiểm với các phương thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bất động sản…
Trên thực tế, bảo hiểm nhân thọ không thể mang đến lãi suất hấp dẫn như những hình thức trên. Giá trị của bảo hiểm nhân thọ nằm ở yếu tố bảo vệ và dự phòng về tài chính trước những biến cố khó lường của cuộc sống.
Cụ thể hơn, nếu không may rơi vào hoàn cảnh rủi ro như ốm đau, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong, người được bảo hiểm sẽ được chi trả quyền lợi bảo hiểm theo điều khoản trong hợp đồng.
Khi đó, quyền lợi bảo hiểm được chi trả sẽ hỗ trợ trang trải các chi phí chữa bệnh, hoặc là khoản thay thế nguồn thu nhập của người được bảo hiểm trong hoàn cảnh họ không còn sống hoặc mất đi sức lao động để tiếp tục chăm lo cho những người thân yêu.
Vì thế, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng cần xác định rõ mục đích, sự quan tâm của mình không chỉ nằm ở giá trị tích lũy hay sinh lời, mà chính ở giải pháp bảo vệ tài chính cho chính bản thân và gia đình trước cuộc sống luôn thay đổi. Hơn nữa, sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương mà khách hàng dành cho gia đình và người thân.
Video đang HOT
Ngoài ra, bảo hiểm còn mang ý nghĩa san sẻ rủi ro của số đông người tham gia dành cho số ít người kém may mắn – điều này thể hiện ý nghĩa nhân văn và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội nói chung.
Hiểu đúng về giá trị tích lũy của một hợp đồng bảo hiểm
Những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên sôi động và mang tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang ra sức cải thiện chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm bảo hiểm với các tính năng đa dạng, hấp dẫn để đáp ứng được nhu cầu thay đổi mỗi ngày của khách hàng, đồng thời đem đến một “rừng” lợi ích thiết thực khác thu hút khách hàng.
Bên cạnh các sản phẩm liên kết đầu tư với đặc tính ưu việt là kết hợp các yếu tố bảo vệ tài chính và đầu tư, các sản phẩm bảo hiểm truyền thống với đặc tính bảo vệ tài chính và tích lũy vẫn là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.
Thông qua các khoản lãi chia hàng năm như bảo tức tích lũy và lãi chia cuối hợp đồng, nhóm sản phẩm bảo hiểm có tham gia chia lãi là một lựa chọn hiệu quả giúp khách hàng tích luỹ tài chính ổn định.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang ra sức cải thiện chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm bảo hiểm với các tính năng đa dạng, hấp dẫn.
Các khoản lãi kể trên là kết quả từ hoạt động đầu tư của Quỹ chủ hợp đồng có tham chia lãi. Đây là quỹ tập hợp các khoản phí bảo hiểm của các hơp đồng sản phẩm bảo hiểm có tham gia chia lãi và được đem đi đầu tư chủ yếu vào các kênh đầu tư có tính an toàn cao, rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng…
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này sau khi trừ đi các loại chi phí sẽ được chia cho các bên mua bảo hiểm dưới tên gọi bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng. Hai khoản này là khoản lãi chia không đảm bảo do phải chịu ảnh hưởng và phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như kết quả hoạt động của Quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi, dòng sản phẩm bảo hiểm tham gia, số tiền bảo hiểm và bảo tức tích lũy tính từ các năm trước, tổng phí bảo hiểm khách hàng đóng, thời gian tham gia hợp đồng….
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến và số hóa quy trình nhằm đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng một cách tối đa.
Đơn cử như quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm nhanh của Prudential Việt Nam cho phép khách hàng nhận quyền lợi trong vòng 30 phút kể từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất giao dịch. Chính những ưu điểm này cũng góp phần thuyết phục khách hàng thêm tin tưởng và lựa chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Với những lợi ích nổi bật, bảo hiểm nhân thọ ngày càng chứng tỏ vai trò thiết yếu trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều biến đổi. Trên tất cả, khởi nguồn và mục tiêu chính của bảo hiểm nhân thọ mang lại chính là giá trị bảo vệ tài chính và giá trị tinh thần – sự an tâm vui sống cho khách hàng cùng những người thân yêu của mình.
LINH LINH
Theo laodong.vn
Thị trường trái phiếu Việt Nam đạt giá trị 51 tỷ USD trong năm 2018
Năm 2018, thị trường trái phiếu Việt Nam tăng 9,3%, điều này được hỗ trợ bởi mức tăng 29,4% của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với mức 4 tỷ USD.
Sự gia tăng nhanh chóng nợ tư nhân có thể gây thiệt hại tới các nền kinh tế và sự ổn định tài chính trong khu vực Đông Á. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á phát hành hàng quý của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngày 21/3, thị trường trái phiếu của Việt Nam là thị trường duy nhất tại khu vực Đông Á mới nổi bị thu hẹp trong quý 4/ 2018 và giảm 5,3% với giá trị đồng nội tệ tương đương 51 tỷ USD tính tới cuối năm 2018.
Sự sụt giảm chủ yếu là do thị trường trái phiếu Chính phủ trong quý 4 đã giảm 6,2% khi tất cả tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đáo hạn vào cuối tháng 12/2018.
Tuy nhiên, tính cả năm 2018, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn tăng 9,3%, điều này được hỗ trợ bởi mức tăng 29,4% của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với mức 4 tỷ USD.
Về thị trường chung khu vực Đông Á, mặc dù tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số quan ngại về sự ổn định tài chính trong khu vực, bao gồm các xung đột thương mại đang diễn ra.
Cụ thể, đến cuối năm 2018, thị trường Đông Á mới nổi lưu hành đạt 13.100 tỷ USD, cao hơn 2,4% so với thời điểm cuối tháng 9/2018.
Theo đó, lợi suất trái phiếu cũng đã giảm với tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại gia tăng tại hầu hết các thị trường. Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Gần đây, những nguy cơ đối với sự ổn định tài chính tại Đông Á mới nổi đã giảm bớt. Song, vẫn còn một số yếu tố bất định, như cuộc xung đột thương mại chưa được giải quyết giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu với nhiều hỗn loạn tiềm tàng và sự giảm sút đà tăng trưởng toàn cầu. Ngoài ta, sự gia tăng nhanh chóng nợ tư nhân trong thập niên vừa qua cũng có thể gây thiệt hại tới các nền kinh tế và sự ổn định tài chính trong khu vực."
Trong khu vực, Trung Quốc có thị trường trái phiếu lớn nhất tại Đông Á mới nổi với 9.453 tỷ USD trái phiếu đang lưu hành, chiếm 72,2% tổng thị trường khu vực. Tại châu Á, thị trường của Nhật Bản là có giá trị lớn hơn với ước tính đạt 10.668 tỷ USD.
Ngoài ra, Báo cáo có lưu ý các khoản nợ có xu hướng đắt hơn tại các thị trường dễ bị ảnh hưởng hơn bởi biến đổi khí hậu. Chi phí nợ cao hơn đồng nghĩa với việc các dự án để giảm thiểu tác động vật chất của biến đổi khí hậu cũng sẽ tốn kém hơn./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam đạt 53 tỷ USD, trái phiếu doanh nghiệp chiếm chưa đầy 6% ADB cho biết thị trường trái phiếu Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 5% mỗi quý và 15,7% cả năm, lên tới 53 tỷ USD vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ đạt quy mô 3 tỷ USD. ADB cho biết thị trường trái phiếu Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 5% mỗi quý và...