Mua bán thanh long “ve chai”, một ông giám đốc ở Long An đưa HTX vượt khủng hoảng giá rẻ
Liên tiếp đổ bể những đơn hàng thanh long xuất khẩu do dịch Covid-19 bùng phát, ông Nguyễn Vạn Thành, Giám đốc HTX Vạn Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) chuyển sang mua bán thanh long “ve chai” giúp HTX sống khỏe.
Theo ông Thành, thanh long “ve chai” là loại xấu, dạt bỏ được ông mua lại từ các kho thu mua, rồi bán cho các công ty làm nước ép, hạt lựu xuất khẩu.
Ông Nguyễn Vạn Thành, Giám đốc HTX Vạn Thành (Châu Thành, Long An) chuyển sang mua bán thanh long “ve chai” từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Trần Đáng
Sống khỏe với thanh long “ve chai”
Khác với những kho thu mua đóng cửa im ỉm, hôm chúng tôi đến HTX Vạn Thành đã thấy một chiếc xe container to đùng đang lên hàng thanh long “ve chai”.
Phía trong nhà xưởng HTX, hàng chục nhân công đang tất bật chuẩn bị hàng.
Anh Thành cho biết, đợt này HTX giao 200 tấn thanh long “ve chai” cho công ty đối tác.
Thực tế, HTX đã kinh doanh mặt hàng này vài ba năm nay, nhưng phát triển mạnh từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
“Khi thấy thị trường Trung Quốc, Nhật, châu Âu bế tắc, tôi đã chuyển sang làm hàng nội địa”, anh Thành chia sẻ.
Theo anh Thành, giá thanh long “ve chai” chỉ 500-1.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, cũng mặt hàng này nếu của thành viên HTX, anh Thành mua với giá 3.000-4.000 đồng/kg.
Vào vụ mùa, hàng thanh long “ve chai” rất nhiều. Nhưng, vào vụ nghịch, loại này khá ít do ít sâu bệnh, mẫu mã, chất lượng tốt hơn.
HTX Vạn Thành đang xuất bán thanh long “ve chai”. Ảnh: Trần Đáng
Video đang HOT
Các công ty xuất khẩu “ăn hàng” thanh long “ve chai” quanh năm. Khi HTX Vạn Thành có hàng, công ty cho người xuống thu mua hết. Mỗi đợt, HTX xuất kho từ vài trăm tấn “ve chai” cho công ty.
Theo anh Thành, trung bình bán mỗi tấn thanh long “ve chai”, HTX lãi 1 triệu đồng.
Trong năm 2021, HTX này có lời hơn 1 tỷ đồng nhờ bán thanh long “ve chai”.
“Từ tiền lời này, các thành viên HTX cầm cự qua khủng hoảng giá thanh long”, ông Thành thổ lộ.
Theo ông Nguyễn Minh Nhật, Trưởng Ban Kinh tế (Hội Nông dân Long An), trong thời buổi nhà nhà làm thanh long thua lỗ, việc HTX Vạn Thành kinh doanh có lời rất đáng ghi nhận.
Hiện, tại thủ phủ thanh long Châu Thành (Long An) có hơn 10 HTX trồng thanh long.
Tuy nhiên, hầu hết các HTX này đang trong giai đoạn cầm cự hoặc thua lỗ.
Hiện, giá thanh long loại tốt tại Châu Thành 3.000-4.000 đồng/kg.
GlobalGAP hóa vườn thanh long
Nhân công sơ chế thanh long “ve chai”. Ảnh: Trần Đáng
Ông Thành cho rằng, việc thanh long khủng hoảng giá cũng là lúc để HTX tái cơ cấu việc kinh doanh và sản xuất.
Về sản xuất, ông Thành cho biết, sẽ triển khai tiêu chuẩn GlobalGAP cho tất cả diện tích trồng thanh long của HTX để thích ứng với tình hình sản xuất mới.
Hiện, HTX Vạn Thành có 30ha trồng thanh long với 30 thành viên.
Ngoài ra, HTX Vạn Thành còn liên kết với 140 nông dân trồng thanh long với 100ha.
“Tất cả 130ha thanh long này sẽ làm đạt chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu sang thị trường khó tính”, ông Thành bộc bạch.
Cũng theo ông Thành, không cần làm thanh long hữu cơ để xuất khẩu.
Bởi vì, làm hữu cơ có những nhược điểm, như mẫu mã không đẹp, khó xử lý nhiệt để khử khuẩn do vỏ trái đã mềm sẵn…
“Chỉ cần làm đạt chuẩn GlobalGAP, trái thanh xuất khẩu được sang thị trường khó tính”, ông Thành khẳng định.
Trong khu sơ chế thanh long của HTX Vạn Thành, (huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Ảnh: Trần Đáng
HTX Vạn Thành được thành lập năm 2012. Trái thanh long của HTX Vạn Thành đã xuất sang thị trường khó tính, như Nhật và châu Âu.
Thiếu nguồn cung từ Việt Nam, giá một loại quả ở Trung Quốc tăng vọt, lại còn khan hiếm
Theo freshplaza.com, giá thanh long tại Trung Quốc đã tăng đáng kể sau khi nguồn cung từ Việt Nam bị hạn chế do việc siết kiểm soát xuất nhập khẩu để phòng chống dịch Covid-19.
Hạn chế nhập từ Việt Nam, giá thanh long tại Trung Quốc tăng cao
Cụ thể, theo thông tin từ freshplazacom, giá thanh long tại Trung Quốc lên đến 10-12 nhân dân tệ/kg, tương đương 35.642- 42.770 đồng/kg, cao hơn 2 nhân dân tệ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thực tế, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến 90% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam, thời điểm quý I hàng năm, Trung Quốc thường tăng tốc mua thanh long từ Việt Nam để phục vụ Tết Nguyên đán.
Đơn cử như quý I/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc đạt 301,8 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong năm 2021, giá trị xuất khẩu thanh long đạt khoảng 1 tỉ USD, chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của trái thanh long.
Ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit (Long An) nhận xét, Việt Nam có lợi thế rất lớn nhờ gần thị trường lớn 1,4 tỉ dân và có khả năng chi trả cao.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến 90% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Một điểm sơ chế thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Ảnh: Báo Bình Thuận.
"Chúng ta xuất khẩu thanh long sang 50 nước không bằng lượng xuất qua Trung Quốc, có thị trường xuất khẩu cả năm không bằng bán cho Trung Quốc trong 2 ngày" - ông Huy nói.
Có một vấn đề đáng lưu ý là hiện nay Trung Quốc cũng đang mở rộng diện tích trồng thanh long. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến năm 2020, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc là khoảng 35.555 ha, tăng hơn 10 lần trong vài năm gần đây.
Điều này cũng có thể khiến thanh long Việt Nam chịu tranh tranh gay gắt hơn ở thị trường này.
Tăng cường tiêu thanh long ở thị trường nội địa, giảm phụ thuộc Trung Quốc
Trước việc xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc gặp khó khăn, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp với Bộ Công Thương và bộ ngành liên quan xây dựng phương án tiêu thụ đối với sản lượng thanh long trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường kết nối cung cầu, vận động hệ thống phân phối, tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ thanh long trong chuỗi cung ứng cũng như chú trọng, giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm.
Tăng cường quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng chống dịch Covid - 19 từ khâu trồng, thu mua, bao gói, phân loại tới khâu vận chuyển để xuất khẩu.
Hướng dẫn UBND các tỉnh rà soát tình hình sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu mà đặc biệt là nhóm hàng trái cây để có định hướng điều tiết sản lượng thu hoạch trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp, tiêu thụ qua biên giới có thể còn gặp khó khăn.
Chỉ đạo doanh nghiệp chế biến rau quả tăng cường thu mua lượng thanh long tươi hiện đang tồn đọng tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang... để chế biến thành sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh thông tin tới thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn về việc phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, đề nghị các thương nhân, doanh nghiệp tạm dừng đưa hàng lên biên giới để tránh phát sinh thêm thiệt hại.
Hướng dẫn nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và điều tiết tiến độ thu hoạch phù hợp cho tới khi hoạt động thông quan tại biên giới trở lại bình thường.
Bình Thuận bàn giải pháp tiêu thụ hơn 130.000 tấn thanh long Trước tình hình xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc (thị trường chính nhập khẩu thanh long) đang gặp nhiều khó khăn, chiều 25/2, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ thanh long Bình Thuận. Các đại biểu kiến nghị giải pháp gỡ khó...