Mua bán cổ phiếu trầm lắng, lợi nhuận môi giới ‘bốc hơi’ hàng trăm tỉ
Giao dịch chứng khoán từ đầu năm đến nay không sôi động khiến lợi nhuận các công ty chứng khoán sụt giảm mạnh.
Lợi nhuận các công ty chứng khoán giảm mạnh trong quý đầu năm nay
Đ.N.THẠCH
Đây là tình trạng chung của hầu hết các công ty chứng khoán trong báo cáo kinh doanh quý đầu năm nay. Cụ thể, Công ty chứng khoán SSI ghi nhận tổng doanh thu đạt 702,9 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 239,8 tỉ đồng. Cùng kỳ năm trước, riêng SSI đã ghi nhận 1.000 tỉ đồng doanh thu và 479 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy công ty chứng khoán đang dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu này đã sụt giảm 30% về doanh thu và mất 50% về lợi nhuận so với quý 1/2018. SSI cho biết tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước động thái của khối ngoại và sự trầm lắng của thị trường, các nhà đầu tư trong nước cũng trở nên thận trọng hơn.
Video đang HOT
Tương tự, Công ty chứng khoán TP.HCM ( HSC) cũng báo cáo lợi nhuận sau thuế quý đầu năm nay chỉ đạt 81,97 tỉ đồng, “bay” 75% so với cùng kỳ năm trước. Việc kết quả kinh doanh quý 1 đi xuống chủ yếu do hoạt động tự doanh giảm tới 75% và doanh thu môi giới chứng khoán chỉ đạt 111 tỉ đồng, giảm 52% do giá trị giao dịch của toàn thị trường sụt sâu so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính cũng chỉ còn 1,95 tỉ đồng so với số thu 58 tỉ đồng của quý đầu năm trước.
Không ngoại lệ, Công ty chứng khoán VNDirect cũng chỉ đạt doanh thu hoạt động 321 tỉ đồng, mất 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu môi giới còn 90,91 tỉ đồng, bằng 55% so với cùng kỳ; doanh thu đầu tư chứng khoán, góp vốn còn 72,8 tỉ đồng, bằng 70% so với quý 1/2018… Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 88,87 tỉ đồng, mất đi 36% so với cùng kỳ năm trước.
Hay Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng báo cáo doanh thu quý 1/2019 đạt hơn 264 tỉ đồng, “bốc hơi” 27,7% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 59,9 tỉ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số thu từ hoạt động môi giới giảm mạnh 56,8%, lãi từ hoạt động tự doanh cũng giảm hơn 22%… là những nguyên tố chính khiến lợi nhuận của SHS không như kỳ vọng.
Đặc biệt, khoản lỗ lớn nhất đang thuộc về Công ty chứng khoán phố Wall (WSS) với mức lỗ trên 90,5 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lỗ hơn 4 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗ liên quan đến các khoản đầu tư tài chính và đánh giá lại giá trị hợp lý của các khoản đầu tư tài chính. Trong khi trước đó, kết thúc năm 2018 WSS báo lãi gần 40 tỉ đồng, cao nhất kể từ năm 2010 đến nay và mục tiêu kinh doanh năm 2019 của công ty là có lãi 15,3 tỉ đồng…
Theo thanhnien.vn
Chứng khoán chiều 16/4: Phải "gánh" VHM, thị trường hồi vẫn mạnh
Giao dịch tiếp tục tích cực rõ nét hơn trong chiều nay và khá nhiều blue-chips co hẹp mức giảm xuống nhiều, dẫn đến các chỉ số leo dốc trọn phiên...
Giao dịch tiếp tục tích cực rõ nét hơn trong chiều nay và khá nhiều blue-chips co hẹp mức giảm xuống nhiều, dẫn đến các chỉ số leo dốc trọn phiên. Chỉ tiếc rằng VHM vẫn quá "nặng" nên nhịp phục hồi chưa trọn vẹn.
VN-Index kết thúc phiên chỉ còn giảm 0,58%, một kết quả rất tốt nếu nhìn từ đáy "sâu thẳm" giảm hơn 2% buổi sáng. VHM đóng cửa giảm 2,47% là yếu tố cản trở quan trọng nhất. Vốn hóa của cổ phiếu này bốc hơi trên 7.700 tỷ đồng khiến bao nhiêu nỗ lực của VNM, SAB, BID đều trở nên vô ích.
Phiên phục hồi chiều nay cũng không trọn vẹn vì khả năng của nhóm blue-chips cũng có giới hạn. VNM tăng 0,22%, VJC tăng 0,09%, SAB tăng 0,82%, HDB tăng 3,25% là quá ít. Thật sự SAB, VJC cũng chỉ có thể tăng ở giao dịch cuối cùng. VNM trong 30 phút cuối phiên thì lại tụt lùi và may mắn là đợt đóng cửa không mất hết mức tăng.
Ngoài ra nhóm trụ quan trọng còn lại vẫn chịu mức giảm khá sâu: VCB giảm 0,88%, TCB giảm 1,41%, VPB giảm 1,54%, VRE giảm 2,72%, MBB giảm 1,83%, HPG giảm 0,94%, GAS giảm 1,13%, CTG giảm 1,37%...
Độ rộng tổng thể của sàn HSX vẫn là 108 mã tăng/190 mã giảm. Độ rộng đã cải thiện khá nhiều so với phiên sáng, nhưng cơ bản là VN30 vẫn chỉ có 5 mã tăng/21 mã giảm. Khả năng phục hồi ở nhóm blue-chips cũng không thể tốt hơn được.
Một trong những nguyên nhân khiến blue-chips không bứt phá được thêm là thanh khoản ở nhóm này không tốt. Cả phiên chiều VN30-Index phục hồi nhưng giao dịch chỉ là 563 tỷ đồng giá trị, trong đó khoảng 137 tỷ đồng đã là ở ROS. ROS cũng chủ đạo được tạo thanh khoản lúc đóng cửa (hôm nay khoảng 101 tỷ đồng). Nói cách khác, giao dịch của nhóm Vn30 phiên chiều rất kém về thanh khoản. Lực mua giới hạn thì khả năng phục hồi giá cũng giới hạn.
Cả hai sàn phiên chiều khớp tổng cộng 1.2168,6 tỷ đồng, giảm 31% so với phiên sáng. Bất ngờ là mức giao dịch này kém nhất trong vòng 3 tháng. Như vậy nhà đầu tư cũng không hào hứng lắm với diễn biến hồi giá chiều nay, mặc dù biến động là rất khả quan.
Điểm sáng phiên chiều là khối ngoại vẫn mua vào mạnh mẽ. Sáng nay khối này giải ngân trên HSX hơn 250 tỷ đồng và phiên chiều mua thêm hơn 320 tỷ đồng nữa. Cụ thể, tổng giá trị mua tại sàn HSX phiên này đạt 572 tỷ đồng, tăng 67% so với cuối tuần trước và đạt mức cao nhất 9 phiên. Tổng giá trị bán đạt 395,3 tỷ đồng. Sàn HNX được mua 28,9 tỷ đồng, bán chưa tới 3 tỷ đồng. Như vậy khối này đã quay lại mua ròng đáng kể.
Giải ngân ròng lớn nhất là STB, BID, HDB, VIC, PLX, HPG, MSB cùng chứng chỉ quỹ và vài cổ phiếu nhỏ khác. Phía bán ròng chỉ có FLC, HSG, DCM, VRE, SSI.
Theo VnE
TCB, API, GTA, NVT, L63, TVP, VDP: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB): Ông Le Ba Dung, Phó TGĐ, đã bán toàn bộ 100.000 cp theo phương thức thỏa thuận. Giao dịch thực hiện ngày 5/3/2019. CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (API): Quỹ ngoại Asean Deep Value Fund đăng ký mua 150.000 cp. Trước...