Mua 3 nghìn sả bỏ nhà vệ sinh, phòng ốc thơm lừng lại hút phú quý vào nhà
Không chỉ giúp phòng vệ sinh trở nên thơm mát, dễ chịu hơn. Nhờ tính diệt khuẩn mà hương thơm của cây sả còn có thể tiêu diệt ám khí đang quấy phá gia đình bạn.
Sả là một cây thân thảo thuộc họ Hòa thảo, thường mọc thành búi chứ không mọc đơn lẻ. Mỗi búi sả cao chừng 1-1,5m tùy thuộc vào vùng đất trồng sả. Thân sả có màu trắng phấn hoặc tím, thân cây có đốt.
Sả có rất nhiều công dụng trong cuộc sống như làm gia vị, tinh dầu sả, dùng làm thuốc,… thế nhưng một công dụng đặc biệt hơn ít ai biết đó là khi để sả trong toilet sả sẽ có tác dụng bất ngờ.
Chỉ cần cột một bó sả và đặt ở nơi bất kì trong toilet, không những giúp cho không khí luôn thơm tho, không bị hôi thối khó chịu. Mùi sả sẽ giúp cho chúng ta thư giãn hơn, tỉnh táo hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chưa kể thân thiện với môi trường, không có hương liệu các thứ độc hại.
Ngoài ra, làm như thế này còn giúp đuổi ruồi muỗi gián ra khỏi toilet, nơi sinh sống lý tưởng của chúng. Theo ông bà ta ngày xưa, việc treo sả trong nhà còn giúp xua đuổi vận xui đặc biệt là rất tốt đối với phụ nữ đang mang thai và sau sinh.
Cách đặt sả trong phòng vệ sinh:
Cách làm đơn giản, khi mua sả về nhà, bạn đập hơi dập, dùng dây cột lại rồi đặt ở nơi mình muốn. Khoảng 1 tuần bạn thay bó sả 1 lần. Chỉ 1 bó sả vài ngàn đồng thôi là nhà vệ sinh đã thơm tho rồi, chờ gì mà không thử ngay.
Cách trồng sả:
Mọi người còn có thế trồng sả tại nhà. Cây sả rất dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Cách trồng sả được tiến hành như sau:
- Với những nhánh sả tươi còn nguyên gốc, hãy tiến hành cắt bỏ bớt phần ngọn, cắt sao cho nhánh sả chỉ còn dài khoảng 15cm.
Video đang HOT
- Sau đó, lấy một chiếc lọ có nước sạch, ngâm các nhánh sả vào bên trong rồi để chúng ở nơi thoáng khí, mát mẻ và cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Sau khi ngâm được 2 ngày, mọi người sẽ dễ dàng nhìn thấy những đoạn rễ bắt đầu nhú ra từ các nhánh sả. Cứ vẫn tiếp tục ngâm như thế trong khoảng 1 tuần nữa thì các nhánh sả sẽ đâm lá tươi tốt.
- Và sau khoảng 2 tuần, các nhánh sả sẽ được “trang bị” đủ rễ và lá để có thể phát triển như bình thường trên đất.
- Khi cây sả đã “sẵn sàng” để sinh tồn, mọi người mang chúng trồng vào trong các chậu đất.
Lưu ý: Trong khoảng 2 – 3 ngày sau trồng, để cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có đủ điều kiện phát triển tốt, mọi người cần lưu ý thường xuyên tưới nước ướt đẫm đất. Bắt đầu sang tuần thứ 3 là chậu sả hoàn toàn có thể phát triển bình thường và phát huy tác dụng.
Ngoài ra, sả còn có tác dụng xua đuổi ám khí và hút tài lộc vào nhà
Không chỉ giúp phòng vệ sinh trở nên thơm mát, dễ chịu hơn. Nhờ tính diệt khuẩn mà hương thơm của cây sả còn có thể tiêu diệt ám khí đang quấy phá gia đình bạn, để việc làm ăn được hanh thông, vợ chồng con cái hòa thuận, êm ấm. Hơn nữa, mùi thơm này còn có công dụng lớn trong việc làm lưu thông vận khí của ngôi nhà, khiến nó tăng cao gấp bội.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Lợi ích tuyệt vời của sả
Sả là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực châu Á, nhưng nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích của sả, theo trang tin Care 2.
Shutterstock
Phương thuốc chống ung thư
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Oncology cho thấy tinh dầu sả có hiệu quả chống ung thư phổi, khi được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các biện pháp chữa trị ung thư khác.
Xoa dịu đường tiểu
Sả được các chuyên gia thảo dược và bác sĩ y tế tự nhiên sử dụng rộng rãi nhờ tác dụng làm lành đường tiểu.
Ngoài ra, sả cũng được cho là có khả năng đánh tan sỏi thận. Cách làm phổ biến là lấy sả bỏ vào nước đun sôi để uống mỗi ngày, theo trang tin Care 2.
Đuổi muỗi
Trong khi nhiều người trong chúng ta thích mùi sả, muỗi lại tránh xa. Sả là một công cụ đuổi muỗi hiệu quả.
Theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Vector Ecology, các chuyên gia nhận thấy tinh dầu sả đặc biệt hiệu quả với những loại muỗi mà nó được thử nghiệm.
Kháng khuẩn
Theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Applied Microbiology and Biotechnology, tinh dầu sả có tính kháng khuẩn cao, thậm chí với những dòng vi khuẩn kháng thuốc.
Các dòng vi khuẩn kháng thuốc là những loại mà thuốc kháng sinh đã không còn phát huy tác dụng, và đây cũng là vấn đề đang gây đau đầu cho giới nghiên cứu dược phẩm toàn cầu.
Điều hòa huyết áp
Sả được các chuyên gia thảo dược sử dụng để điều hòa huyết áp và cholesterol, cũng như để tăng cường sức khỏe tim. Bạn có thể chọn uống trà sả để tận hưởng tác dụng này.
Hàn gắn mô liên kết
Tinh dầu sả được các chuyên gia trị liệu sử dụng để làm săn chắc các mô liên kết và có thể đặc biệt hữu dụng khi các sợi gân không giữ khớp ở vị trí chính xác được nữa. Trong trường hợp này, dùng tinh dầu sả thoa lên các mô bị tác động là một giải pháp tốt, theo trang tin Care 2.
Chữa đau cơ
Tinh dầu sả đắc dụng với những tình trạng đau như hội chứng đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, cần tiến hành xét nghiệm da trước do loại dầu này có thể gây kích ứng ở những người có da nhạy cảm quá mức.
Giảm đau do viêm khớp
Do tinh dầu sả có những đặc tính trị đau, nó có thể được sử dụng để chữa trị viêm khớp. Bạn có thể dùng kết hợp tinh dầu sả với một số loại dầu khác, chẳng hạn như dầu dừa, để xoa lên chỗ bị đau, theo trang tin Care 2.
Hỗ trợ chống vi rút
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Food Protection cho thấy tinh dầu sả có các đặc tính chống vi rút và phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn các norovirus. Đây là loại vi rút có khả năng gây nôn mửa và tiêu chảy.
Theo thanhnien
Thịt kho mắm ruốc béo ngậy, đậm đà ngon cơm vô cùng Những miếng thịt ba chỉ béo ngậy, quyện cùng vị mắm ruốc mặn ngọt, cay thơm đậm đà, cực hấp dẫn. Nguyên liệu: - 300g Thịt ba chỉ - 1 cây Sả: - 3 tép tỏi - 2 quả ớt hiểm - 70g mắm ruốc - 1 muỗng canh đường cát vàng Cách làm như sau: Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch,...