Mua 2,5 triệu xe máy, người Việt chưa sẵn sàng cho kỷ nguyên ôtô?
Trong 9 tháng năm 2018, thị trường Việt Nam tiêu thụ gần 2,5 triệu xe máy, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Honda vẫn là ông lớn trong lĩnh vực xe máy tại thị trường Việt Nam
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam ( VAMM) vừa công bố doanh số Quý III/2018 của các thành viên. Theo đó, 9 tháng đầu 2018 toàn thị trường tiêu thụ gần 2,5 triệu xe máy mới, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,3% so với Quý II/2018. Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 9.200 xe máy đến tay người tiêu dùng. Như vậy thị trường xe máy tiếp tục duy trì đã tăng trưởng bất chấp những dự báo về sự bão hòa.
Cũng theo báo cáo của VAMM, dẫn đầu về thị phần xe máy trong nước vẫn là Honda Việt Nam. Thương hiệu này đã chiếm khoảng hơn 70% thị phần xe máy trong nước. Các thương hiệu còn lại khác như Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM chia sẻ khoảng gần 30% thị phần còn lại.
Lý giải việc xe máy vẫn tăng trưởng khá ổn định bất chấp chủ trương hạn chế tại các thành phố lớn và dự báo về sự bão hòa, TS. Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, hiện tại vẫn có tới hơn 90% người được khảo sát lựa chọn xe máy là phương tiện di chuyển chính. Việc linh hoạt và hiệu quả khi di chuyển bằng xe máy phần nào vẫn giúp loại phương tiện này tiếp tục được tin dùng.
“Các nghiên cứu gần đây giữa Đại học GTVT – Ngân hàng Thế giới về sở hữu, sử dụng xe máy tại Hà Nội (2013-2014) và các nghiên cứu giữa Ủy ban ATGT Quốc gia với VAMM về sở hữu và sử dụng xe máy tại TP. Hồ Chí Minh (2015-2016), Hà Nội (2016-2017) cho thấy, xe máy vẫn tiếp tục gia tăng, thậm chí phần lớn các hộ gia đình có điều kiện sở hữu ô tô vẫn giữ xe máy để sử dụng.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy, một số nội dung rất đáng quan tâm, như việc số lượng xe máy thực tế lưu hành tại hai thành phố thấp hơn nhiều so với số lượng đăng ký (dưới 75%).
Một lý do khác là giá ô tô trong nước vẫn còn cao, chi phí sử dụng đắt đỏ nên người dân quay trở lại dùng xe máy. Ngoài ra, nguyên nhân khác cũng được nhắc đến giúp thị trường xe máy bùng nổ trở lại là các loại hình dịch vụ vận chuyển bằng xe máy cũng trở nên sôi động như Uber hay Grab. Đến thời điểm hiện tại, loại hình dịch vụ di chuyển bằng Grab Bike hay Uber Moto trước đây vẫn là hình thức dịch vụ được nhiều người sử dụng. Hiện tại, hình thức này đã được triển khai tại hơn 20 thành phố lớn nhỏ trên cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc lượng xe máy tham gia vào lĩnh vực này cũng khá lớn”, TS. Trần Hữu Minh cho biết.
Hoàng Cường
Theo bao giao thong
TPHCM sẽ cấm xe máy vào 4 quận trung tâm?
Theo đề án tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM, việc cấm xe máy vào khu vực trung tâm (4 quận) được thực hiện theo 3 giai đoạn và cấm hẳn từ năm 2030. Việc đi lại khu vực này do hệ thống giao thông công cộng đảm nhiệm.
Đề án tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM do Sở Giao thông vận tải TPHCM đặt hàng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố.
TPHCM đang gặp nhiều khó khăn trong giải quyết ùn tắc giao thông
Theo đề án, việc cấm xe máy vào trung tâm thành phố (các quận 1, 3, 5 và 10) được chia làm 3 giai đoạn. Sau đó, thành phố sẽ cấm hẳn xe máy vào khu vực trung tâm từ năm 2030.
Đơn vị nghiên cứu cũng đề xuất kiểm soát việc đỗ ô tô trong khu vực trung tâm, xây dựng khung giá dịch vụ giữ xe theo giờ và theo khu vực. Đồng thời, hạn chế cấp phép giữ xe trên lòng đường, vỉa hè, đặc biệt là khu vực trung tâm.
Ngoài ra, thành phố sẽ tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô đến 9 chỗ theo lộ trình, thu phí "ùn tắc giao thông" vào giờ cao điểm đối với ô tô vào khu vực trung tâm thành phố. Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin để thu phí tự động không dừng, số tiền thu được dùng để phát triển hệ thống giao thông đô thị.
Trong quá trình hạn chế xe máy, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ giữ vai trò chủ đạo cho đến khi hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn hình thành.
Đơn vị nghiên cứu đề xuất, đến năm 2020 xe buýt đáp ứng được 8,9-12,2% nhu cầu đi lại của người dân thành phố, trong đó đáp ứng 25-30% nhu cầu đi lại ở khu vực trung tâm.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu trên, thành phố cần phát triển thêm 55-120 tuyến xe buýt, nâng tổng số toàn mạng lưới lên 192-255 tuyến, với khoảng 4.200-4.800 xe hoạt động.
Trong khi đó, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường lại có quan điểm khác với đề án nêu trên. Ông khẳng định rằng, đến năm 2030 TPHCM chưa cấm xe gắn máy. Theo ông, TP sẽ nghiên cứu cũng như thực hiện các biện pháp mà đề án nêu để kiểm soát việc sử dụng loại xe này cùng các phương tiện giao thông cá nhân khác.
Giám đốc Sở GTVT TPHCM khẳng định: "Chỉ khi nào chứng minh có đủ phương tiện giao thông công cộng cho người dân đi lại thì TP mới tính đến việc cấm xe máy".
Từ nay đến năm 2020: Thành phố hạn chế xe máy trong giờ cao điểm trên 2 tuyến đường Trường Sơn (quận Tân Bình) và Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1). Còn trên đường Pasteur (từ Lý Tự Trọng đến Điện Biên Phủ) và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (từ Điện Biên Phủ đến Lý Tự Trọng) hạn chế xe máy từ 7-19h.
Từ năm 2021 đến 2025: Thành phố hạn chế xe vào quận 1, được giới hạn bởi các tuyến đường: Võ Văn Kiệt - Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ.
Từ năm 2026-2030: Thành phố hạn chế tiến đến cấm hẳn xe máy vào khu vực trung tâm (các quận 1, 3, 5 và 10) được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt - Châu Văn Liêm - Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Bắc Hải - Cách Mạng Tháng Tám - Võ Thị Sáu - Đinh Tiên Hoàng - Tôn Đức Thắng.
Quốc Anh
Theo Dantri
Mỗi ngày người Việt mua 9.000 xe máy, có ôtô vẫn dùng xe máy Trung bình mỗi tháng người Việt tậu khoảng 266,6 nghìn chiếc xe máy, mỗi ngày mua gần 9.000 chiếc, cho thấy sức tiêu thụ xe máy trong nước vẫn chưa hề giảm nhiệt. Báo cáo doanh số bán hàng quý 1 năm 2018 (tính từ tháng 1/2018 đến hết tháng 3/2018) của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM),...