Mưa 2 giờ, nhiều con đường ở Sài Gòn lại ngập
Chiều 28.5, cơn mưa lớn kéo dài khoảng 2 giờ đã làm nhiều con đường ở quận 6, Bình Tân, Tân Phú (TP.HCM) ngập nặng.
Cơn mưa kéo dài 2 giờ làm nhiều tuyến đường trở nên ngập sâu – Ảnh: Phạm Hữu
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, ở một số con đường tại khu vực quận 6, Bình Tân đều xảy ra tình trạng ngập. Trên đường An Dương Vương (đoạn phường 13, quận 6 đến phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) tình trạng ngập kéo dài hầu hết trên suốt tuyến đường. Tại đây, mực nước có khi lên đến 50 cm khiến người dân di chuyển hết sức khó khăn.
Nhiều người dân lội nước ra giữa mặt đường mới có thể đón được xe buýt – Ảnh: Phạm Hữu
Trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân (đoạn bến xe Miền Tây) ngập đến nửa bánh xe. Các phương tiện qua đây phải di chuyển chậm, một số người dân lội trong làn nước thối mới có thể bước lên xe buýt về nhà.
Video đang HOT
Đường An Dương Vương (quận 6) người dân di chuyển hết sức khó khăn khi nước ngập – Ảnh: Phạm Hữu
Đường Phan Anh và Tô Hiệu (P.Bình Trị Đông, quận Tân Phú) có đoạn ngập 30 cm. Bên cạnh đó, nước đen ngòm từ cống rãnh tràn lên khiến con đường trở nên hôi thối. Nhiều người phải khổ sở dẫn bộ xe máy một đoạn dài. Xe cộ đến giao lộ Phan Anh – Tô Hiệu phải quay đầu không dám di chuyển xuống đường vì nước ngập sâu.
Nhiều xe chết máy – Ảnh: Phạm Hữu
Bên cạnh đó, đường Hàn Hải Nguyên (quận 11), Đặng Nguyên Cẩn, Hồ Tùng Mậu (quận 6) cũng trong tình trạng ngập sâu.
Nước ngập kéo dài trên đường An Dương Vương – Ảnh: Phạm Hữu
Đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) cũng ngập tương tự – Ảnh: Phạm Hữu
Người dân vất vả che bạt để ngăn dòng nước ngập – Ảnh: Phạm Hữu
Phạm Hữu
Theo Thanhnien
Nhiều 'lô cốt' sắp mọc lên ở trung tâm Sài Gòn
Một loạt tuyến đường ở trung tâm TP HCM sẽ bị đào để triển khai các công trình hạ tầng trong thời gian tới, gây lo ngại về nguy cơ ùn tắc giao thông.
Theo kế hoạch thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật vừa được Sở Giao thông Vận tải TP HCM công bố, từ tháng 6 sẽ có nhiều tuyến đường ở trung tâm bị đào để thi công các công trình có quy mô lớn. Phần lớn các dự án thi công đến cuối năm, hoặc đầu năm 2016.
Giao thông tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học thường bị ùn tắc trong giờ cao điểm do công trình đang thi công. Ảnh: H.C.
Cụ thể, ngoài đoạn đường Lê Lợi (quận 1) đang bị rào chắn để xây ga ngầm metro Nhà hát thành phố (dự án tuyến metro số 1), sắp tới 55 m vỉa hè đường Tôn Đức Thắng được rào chắn để thi công dự án này.
Một loạt tuyến đường khác ở khu vực quận 1 cũng bị rào chắn một phần để triển khai xây tuyến cống bao nhánh đường Đề Thám - Cô Bắc - Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, để phục vụ dự án di dời tuyến cáp điện ngầm 220 kV băng kênh Bến Nghé, một đoạn đại lộ Võ Văn Kiệt sẽ bị đào.
Trên địa bàn quận 3, một phần các tuyến đường Trần Quốc Thảo, Pasteur, Trần Quốc Toản, Hai Bà Trưng, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai cũng bị rào chắn trong quý III và IV để thi công sửa chữa tuyến ống cấp 2. Tại quận 5, việc lắp đặt tuyến ống cấp 2 sẽ làm một phần các tuyến đường Hồng Bàng, Lê Hồng Phong, Ngô Nhân Tịnh bị đào.
Bên cạnh đó, các tuyến đường ở quận 4 như Nguyễn Tất Thành, Xóm Chiếu, Tôn Thất Thuyết, Bến Vân Đồn... được rào chắn một phần để di dời tuyến cáp điện ngầm 220 kV băng kênh Bến Nghé và xây dựng hệ thống cống bao.
Để đảm bảo quản lý thống nhất và đồng bộ trong thi công hạ tầng kỹ thuật, tránh tình trạng thi công nhiều lần trên cùng vị trí, Sở Giao thông Vận tải TP HCM yêu cầu các chủ đầu tư chủ động làm việc các cơ quan quản lý đường bộ để xây dựng phương án thi công. Theo đó, Sở này chỉ cấp phép thi công khi nhận được phương án phối hợp đồng bộ đối với các công trình thi công trên cùng phạm vi.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Người dân bắc thang vào nhà trên đường đắt nhất thủ đô Sau khi thông xe, đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) thấp hơn nhiều ngôi nhà mặt tiền tới 1,5 m, khiến người dân phải bắc thang để vào. Dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài được thông xe kỹ thuật vào dịp cận Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, hệ thống vỉa hè, đường ống thoát nước vẫn đang được thi...