Mũ trùm đầu được ưa chuộng trong giới thời trang
Xuất hiện từ thế kỷ 19, mũ len trùm đầu đang được các nhà thiết kế làm mới lại với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.
Lướt qua mạng xã hội của những người có ảnh hưởng trong giới thời trang trong mùa đông này, không khó để bắt gặp những chiếc mũ len trùm đầu. Balaclava – loại mũ khít đầu và cổ, chỉ để lộ mặt – đã trở thành mặt hàng chủ lực mới trong cuộc đua xu hướng thời trang phổ biến nhất năm 2021.
Balaclava là mặt hàng chủ lực của mùa đông, xuất hiện trên khắp các sàn diễn. Ảnh: CNN.
Phụ kiện phổ biến của năm
Jessica Payne, người đứng đầu mảng thời trang của mạng xã hội phổ biến, cho biết: “Các thiết kế balaclava gần đây từ Stella McCartney đến những sản phẩm hiện được bán tại các cửa hàng thời trang nhanh đang thúc đẩy nhu cầu ở mọi lứa tuổi”.
Chia sẻ với CNN, cô cho biết các lượt tìm kiếm dành cho phụ kiện balaclavas đã tăng 230% kể từ đầu tháng 11.
Phụ kiện này đã trở thành món đồ được yêu thích trong mùa đông một phần vì sự tiện lợi của nó trong thế giới bắt buộc phải đeo khẩu trang. Một người dùng mạng xã hội nhận xét: “Tôi nghĩ xu hướng này được ưa chuộng đến 90% là do mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi che một phần khuôn mặt. “Xu hướng này rất phù hợp với đại dịch”, một người khác đồng tình.
Nhiều thương hiệu đã sử dụng món phụ kiện này cho BST của họ. Ảnh: CNN, Showstudio, Textile, CR Fashion Book.
Video đang HOT
Balaclavas cũng là món phụ kiện nổi bật trên sàn diễn thời trang năm nay. Từ kiểu đeo mặt nạ kẻ caro gây ảo giác của Virgil Abloh đến kiểu dáng tiên phong của Givenchy với sừng quỷ dệt kim. Những tín đồ thời trang tinh mắt có lẽ còn nhớ đến món phụ kiện từ Tuần lễ thời trang Paris của Miu Miu vào tháng 3 vừa qua, nơi nó xuất hiện cùng với váy slip và giày đi tuyết trên bối cảnh dãy núi Dolomite của Italy.
Mũ trùm kín đầu cũng xuất hiện trong các bộ sưu tập gần đây của Moschino, Balmain, Marine Serre và Raf Simmons, trước khi chuyển sang các thương hiệu như Urban Outfitters và Weekday.
Tuy nhiên, không phải việc làm mới mũ trùm đầu nào cũng thành công. Vào năm 2019, Gucci đã rút lại áo khoác balaclava gây tranh cãi của mình và đưa ra lời xin lỗi sau những chỉ trích cho rằng thiết kế đang xúc phạm người da màu.
Lịch sử của Balaclava
Trong lịch sử, balaclava thường gắn liền với các chiến thuật, chiến tranh hơn là xu hướng thời trang. Những chiếc mặt nạ này lấy tên từ thị trấn cảng Balaclava của Ukraine, bối cảnh diễn ra trận chiến năm 1854 trong chiến tranh Crimean. Nơi này quân đội Anh và Ireland được cử đến để chiến đấu với binh lính Nga trong điều kiện thời tiết băng giá.
Tinh thần trong chiến tranh xuống thấp vì quân đội Vương quốc Anh không có gì ngoài bộ đồng phục mùa hè cũ nát. Khi tin tức về việc thiếu trang phục được truyền về Anh, phụ nữ ở đây bắt đầu đan nhiều mũ che kín mặt cho người đàn ông của họ và chuyển chúng đến doanh trại.
Chiếc mũ đội đầu dệt kim kể từ đó đã trở thành biểu tượng của lực lượng dân quân Đông Âu sau khi được những người biểu tình ly khai thân Nga sử dụng để tránh bị giám sát. Đối với nhiều người, chúng được coi là dấu hiệu của hành vi đe dọa, chống lại chủ nghĩa tuân thủ, nhưng trong thời gian gần đây, hình ảnh của nó gần gũi hơn như màu kẹo hay tai thỏ.
Balaclavas có lịch sử quân sự, bắt nguồn từ Chiến tranh Krym trong thế kỷ 19 và tồn tại cho đến ngày nay. Ảnh: CNN.
Balaclava chỉ là một ví dụ về cảm hứng thời trang gần đây được rút ra từ các nước Đông Âu. Vào năm 2017, nhà thiết kế trẻ người Nga Gosha Rubchinskiy, được coi là một trong những cái tên thú vị nhất trong làng thời trang nam giới, đã mô phỏng lại văn hóa thanh niên thời hậu Xô Viết.
Theo Rachel Tashjian, nhà phê bình thời trang của GQ, balaclava có thể nổi lên vào năm 2018 nhờ nhãn hiệu thời trang dạo phố sang trọng Vetements, đồng sáng lập bởi nhà thiết kế Demna Gvasalia. Demna cũng dẫn đầu chỉ đạo sáng tạo tại Balenciaga.
Tại Met Gala năm nay, Demna đã thiết kế cho Kim Kardashian bộ bodysuit màu đen và trùm mũ kín mặt. Vào thời điểm đó, Vetements phát hành bộ sưu tập được trang bị những chiếc áo khoác nữ chiến binh và khăn lụa hoa quấn quanh mũ bóng chày.
Không thể phủ nhận rằng chúng ta đang trải qua sự hồi sinh về thời trang đối với phong cách Slavic. Hoài niệm về nền văn hóa hậu Xô Viết cũng đã lan tỏa trên mạng xã hội trong hai năm qua.
Kim Kardashian xuất hiện tại Met Gala với khuôn mặt bị che khuất hoàn toàn. Ảnh: Ensonhaber.
Mũ bóng chày được giới siêu giàu ưa chuộng
Mũ bóng chày đắt tiền được nhiều người sử dụng để khéo léo thể hiện sự giàu có.
Nguyên nhân là chất liệu cashmere từ lông dê núi Himalaya có mức giá rất cao.
Những chiếc mũ bóng chày bắt đầu xuất hiện trước công chúng qua bộ phim Succession và The Morning Show. The Wall Street Journal nhận định sự hiện diện của chúng trong những bộ phim này khá mờ nhạt với màu đen và xanh nước biển.
Hầu hết mũ bóng chày trong phim đều không có logo. Chúng được làm từ chất liệu cashmere đắt đỏ. Vải cashmere được làm từ lông của những chú dê ở vùng núi Himalaya. Sản lượng lông cho ra ít và công đoạn dệt thủ công khiến chất liệu này có mức giá cao.
Nổi tiếng nhờ các bộ phim
Trong tập phim chiếu vào ngày 12/12 của Succession, cặp cha con giàu có Logan và Kendall Roy (do Brian Cox và Jeremy Strong thủ vai) đã xuất hiện với những chiếc mũ bóng chày.
Những chiếc mũ đơn sắc trở thành biểu tượng cho sự uy quyền. Nhà thiết kế trang phục của bộ phim, Michelle Matland, giải thích việc những chiếc mũ không có logo khiến chúng trở thành phụ kiện phù hợp với các nhân vật lấy cái tôi làm trung tâm.
Những nhân vật giàu có trong bộ phim Succession đội mũ bóng chày không có logo. Ảnh: WSJ.
Vẻ ngoài của mũ bóng chày không có logo nhìn rất bình thường. Tuy nhiên, chúng được bán với mức giá đắt đỏ. Chiếc mũ được nhân vật Kendall Roy đội trong phim trị giá 625 USD với phần dây đeo bằng da có thể điều chỉnh kích cỡ.
Trong phần 2 của bộ phim The Morning Show, nhân vật người dẫn chương trình Mitch Kessler (Steve Carell thủ vai) đã đội một chiếc mũ bóng chày có giá 595 USD.
Mức độ phủ sóng của mũ bóng chày cũng đã phần nào phản ánh cách ăn mặc của giới siêu giàu ngày nay. Giám đốc điều hành của Airbnb, Brian Chesky, đã đi đôi giày thể thao Gucci màu trắng trị giá 690 USD khi phát biểu tại hội nghị. Trong khi đó, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, mặc áo phông từ thương hiệu Italy trị giá 300 USD. Các sản phẩm này đều không có logo.
Một tâm lý phổ biến cho rằng những người diện đồ có logo từ đầu đến chân đều là nhóm nhà giàu mới nổi. Điều này được nhà quản lý truyền thông xã hội, Tiffanie Woods, 29 tuổi, rút ra sau quá trình quan sát cách ăn mặc của giới siêu giàu.
Đồ không có logo được giới siêu giàu ưa chuộng. Ảnh: malemosessyza.
Tiffanie Woods khẳng định không phải ai cũng có thể nhận ra giá trị thật của những chiếc mũ. Bộ phim Succession đã giúp khán giả biết thêm rằng chiếc mũ bóng chày nhìn đơn giản nhưng có giá 625 USD.
Chiếc mũ có vẻ ngoài bình thường nhưng lại tốn một khoản tiền lớn của người tiêu dùng. Nhiều người dễ nhầm lẫn một chiếc mũ làm từ chất liệu cashmere với các sản phẩm bình dân có giá 17 USD. Tuy nhiên, nó đang là biểu tượng cho sự xa hoa, chỉ những người siêu giàu mới có thể bắt kịp xu hướng.
Sản phẩm bán chạy
Bên cạnh đó, mũ bóng chày làm từ chất liệu cashmere thú hút người dùng bởi trọng lượng nhẹ, có dây da để điều chỉnh và phù hợp với đa dạng dáng mặt.
Tại các cửa hàng, mũ bóng chày đang là một trong những sản phẩm được bán chạy. Shannon Stewart, giám đốc sản phẩm tại Harry Rosen - chuỗi cửa hàng quần áo nam cao cấp của Canada, cho biết những chiếc mũ làm từ chất liệu cashmere đã được bán hết. Cửa hàng chủ yếu bán những thiết kế có màu xanh nước biển, xám và đen. Sản phẩm từ các thương hiệu như Brunello Cucinelli, Wigens và Zegna đang được yêu thích.
Mũ bóng chày làm từ chất liệu cashmere có trọng lượng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Ảnh: WSJ.
Stewart khẳng định những chiếc mũ bóng chày này xứng đang được đầu tư khi chúng có chất liệu tốt. Ngoài ra, cô cũng khẳng định mũ bòng chày đơn sắc giúp trang phục thêm năng động. Nó có thể được phối với trang phục thể thao hoặc những bộ suit trang trọng.
Mũ bóng chày làm từ vải cashmere ấm hơn các sản phẩm thông thường. Dẫu vậy, những ưu điểm trên không đủ để lý giải việc sản phẩm này có mức giá đắt đỏ đến thế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khoảng giá của mũ bóng chày đã loại bỏ hầu hết khách hàng không đủ điều kiện tài chính. Từ đó, những người có chiếc mũ trở thành một nhóm khác biệt.
Đọ sắc Lisa, Eunjung và Chaeryeong khi diện cùng một chiếc quần Chuyện đụng hàng trang phục giữa các nữ thần tượng K-pop luôn là chủ đề được người hâm mộ quan tâm. Đôi khi diện cùng một mẫu quần áo, nhưng một người lại được khen bởi cách phối đồ thông minh, phá cách, nhưng người lại không tạo nhiều điểm nhấn vì an toàn. Mới đây, màn đụng hàng của Lisa (BLACKPINK), Eunjung...