MU phá kỷ lục mua Maguire: Canh bạc lớn
MU đã chấp nhận chi 80 triệu bảng (cộng 5 triệu bảng phụ phí) để có được chữ ký của Maguire. Đây là canh bạc lớn thực sự với Quỷ đỏ. Thậm chí, nó còn quyết định thành bại của CLB ở mùa giải này.
“MU đã chi ra số tiền lớn bởi vì họ nghĩ rằng đây là món hàng hảo hạng. MU rõ ràng không quan tâm tới mức giá. Họ chỉ cần một trung vệ chất lượng. HLV Solskjaer đã có kế hoạch rõ ràng, chứ không phải ông mua người về lấp đầy vị trí” – phóng viên James Cooper nhận định trong bài bình luận trên trang Sky Sports.
Maguire là trung vệ đắt giá nhất thế giới
Thực tế, Maguire gần như là trung vệ chất lượng “cuối cùng” ở Premier League mà MU có thể mua được ở thời điểm này. Bởi lẽ đó, Quỷ đỏ chẳng dại gì “cò kè bớt một thêm hai” để hụt mất thương vụ lớn.
Thêm nữa, việc chi 80 triệu bảng chiêu mộ Maguire cũng giúp cho Quỷ đỏ có vị thế nhất định trên thị trường chuyển nhượng. Nói gì thì nói, trung vệ người Anh cũng là hậu vệ đắt nhất trong lịch sử bóng đá.
Nhưng tất nhiên, thương vụ nào cũng là canh bạc, mức phí chuyển nhượng càng lớn thì canh bạc càng lớn. Trường hợp của Maguire không phải ngoại lệ. Thậm chí, nó quyết định không nhỏ tới thành bại của Quỷ đỏ ở thời điểm này.
Trước hết, cần hiểu rằng HLV Solskjaer mua Maguire bởi đang rất cần nhân sự chất lượng ở vị trí trung vệ. Eric Bailly dính chấn thương hết năm, còn Smalling, Phil Jones đều luôn mang tới sự bất an. Hàng thủ là yếu tố cốt lõi, đảm bảo thành công của CLB. Những người MU hy vọng Maguire có thể làm nên điều khác biệt như Van Dijk đã tạo ra ở Liverpool (mở màn cho thành công rực rỡ của CLB).
Thế nhưng, Maguire cũng không phải là nhân tố quyết định tất cả, mà còn phụ thuộc nhiều vào các vệ tinh. Lối chơi của cầu thủ này là vậy. Người thầy đầu tiên của Maguire khi bước vào cầu thủ chuyên nghiệp, Micky Adams từng chia sẻ: “Đó là cầu thủ thông minh. Cậu ta tiếp cận thông tin rất nhanh và luôn biết cách cụ thể nó”.
Video đang HOT
Nên nhớ, thời Maguire chơi dưới thời HLV Micky Adams ở Sheffield United, anh mới 18 tuổi. Nhưng nhanh chóng đã nổi bật như là “bộ não thiên tài” trên sân cỏ. Năm 5 trước, Maguire vẫn còn đang chinh chiến ở giải League One (tương đương với hạng Ba ở Anh nếu tính cả Premier League) nhưng giờ đây, anh đã là trung vệ đắt giá nhất thế giới. Đó là sự tăng tốc thần kỳ trong sự nghiệp. Chính bộ não thiên tài đã tạo nên sự thăng tiến ấy.
Thế nhưng, nói qua cũng phải nói lại, Maguire sẽ là trung vệ tầm thường nếu như nhìn vào những con số thống kê. Tờ The Sun đã thử so sánh Maguire với Mustafi (người đã trải qua mùa giải thất vọng ở Arsenal) và thấy rõ sự khác biệt.
Cụ thể, trong cùng 31 trận ra sân, Maguire chỉ thực hiện 31 cú tắc bóng (trung bình 1 lần/trận), con số này của Mustafi là 62 lần. Tiếp đó, Maguire chỉ có 37 lần thu hồi bóng thành công, kém xa Mustafi (58 lần). Ngay cả ở chỉ số đánh đầu (vốn rất mạnh của Maguire) thì trung vệ người Anh vẫn thua kém.
Số lần phá bóng bằng đầu của Maguire trong mùa giải trước là 77 lần, kém con số 106 của Mustafi. Số lần chiến thắng ở những pha không chiến của Maguire chỉ là 118 lần, so với 123 của trung vệ người Đức.
Những con số ấy cho thấy thực tế rằng, lối chơi của Maguire thiên về đọc tình huống, phán đoán và giải nguy, chứ không phải mẫu cầu thủ thiên về tranh chấp. Ở góc độ nào đó, Maguire còn lười tranh chấp.
Chỉ số thống kê của Maguire ở mùa giải trước là không cao
Chính vì vậy, thành bại của Maguire phụ thuộc khá nhiều vào cầu thủ đá “dập” cũng như vị trí tiền vệ phòng ngự. Nếu không có sự tranh chấp đủ tốt, Maguire cũng rất dễ bộc lộ nhiều lỗ hổng. Bởi lẽ đó, ở Leicester City, HLV Brendan Rodgers thường bố trí Jonny Evans hay Morgan đá bên cạnh Maguire. Còn ở đội tuyển Anh ở World Cup 2018, HLV Southgate bố trí tới 3 trung vệ (Maguire, John Stones và Kyle Walker).
Cũng bởi thông minh, Maguire có điểm yếu là… chạy quá chậm. Người thày cũ của anh, Travis Binnion từng nói: “Anh ta không bao giờ hoàn thành được những bài tập về tốc độ bởi quá thông minh. Maguire tự tin rằng những phán đoán của mình có thể bù đắp được điểm yếu này”.
Người từng đá cặp trung vệ với Maguire ở Hull City, Michael Dawson thì nhận xét: “Điều làm nên phẩm chất của Maguire nằm ở sự thông minh. Cậu ấy có thể phân phối bóng tốt từ tuyến dưới và có thể thoát ra khỏi không gian hẹp dễ dàng. Điều đó khiến cậu ta luôn được đánh giá cao”.
Có thể nói, về sức mạnh và khả năng tranh chấp, Maguire không thể so được với những trung vệ còn lại của MU. Thế nhưng, điều mà HLV Solskjaer cần là cái đầu của Maguire. Trong những năm qua, MU đã thực thiếu đi thủ lĩnh có thể chỉ huy được hàng thủ.
Theo H.Long (Dantri)
MU mua Maguire giá kỷ lục thế giới: "Quỷ đỏ" ngây thơ hay Leicester "Cáo già"
Bán Maguire cho MU giá 80 triệu bảng, Leicester cho thấy khả năng "làm giá" tốt ra sao trên thị trường chuyển nhượng.
Bán trụ cột, Leicester thu lợi nhuận khổng lồ
Leicester có biệt danh là "Bầy cáo", và nhìn theo khía cạnh chuyển nhượng trong 3 năm qua, họ thực sự rất "cáo già", đầy khôn ngoan và lọc lõi. Leicester vừa đồng ý bán Maguire cho MU (dự kiến công bố chính thức trong nay mai) với giá tới 80 triệu bảng, con số kỷ lục thế giới dành cho một trung vệ (vượt kỷ lục 75 triệu bảng của Van Dijk - Liverpool).
Leicester thu lợi lớn từ bán cầu thủ trong 3 năm qua
Hãy nhớ Man City từng trả 60 triệu bảng cho Maguire và khi Leicester không hợp tác, nửa xanh thành Manchester liền rút lui. MU nâng giá lên 65 triệu bảng rồi 70 triệu bảng đều bị từ chối. Leicester nắm bắt nhu cầu cần thiết của "Quỷ đỏ" nên kiên quyết làm cao, cho đến khi đẩy lên 80 triệu bảng thì nhà vô địch Ngoại hạng Anh 2016 mới gật đầu bán Maguire.
Man City thực tế chẳng cấp bách cần trung vệ như MU nên họ buông bỏ Maguire nhưng Man xanh cũng từng bị chính Leicester ép mua Mahrez. Thương vụ này giúp "Bầy cáo" lãi lớn khi cầu thủ người Algeria gia nhập sân King Power vào tháng 1/2014 với giá 450.000 bảng từ Le Havre. Và tới mùa Hè năm 2018, Mahrez đến Man City với giá 60 triệu bảng.
Khoản lãi trong vụ Maguire lớn nhất lên tới 63 triệu bảng khi họ từng mua trung vệ người Anh năm 2017 từ Hull City có 17 triệu bảng. Một "ông lớn" khác ở Ngoại hạng Anh - Chelsea còn 2 lần chịu cảnh bị Leicester làm giá. "The Blues" mua Kante 32 triệu bảng (người mà Leicester từng tốn 5,6 triệu bảng mua từ Caen) và Drinkwater 35 triệu bảng (Leicester mua từ MU năm 2012 có 850.000 bảng).
MU miễn cưỡng... "ngây thơ"
Sau kì tích vô địch Ngoại hạng Anh 2016, các ngôi sao của Leicester rõ ràng "lên giá" vùn vụt. Giới chóp bu của đội bóng này đã rất biết cách thu lợi. Vụ Maguire mới đây là điển hình. Nhưng với MU, họ không hẳn "ngây thơ" bởi tình hình thực tế đòi hỏi "Quỷ đỏ" phải chấp nhận ở thế cửa dưới trong việc mua sắm.
MU - Solsa chấp nhận chịu thiệt khi mua sắm
Chỉ với 2 hậu vệ, một Bissaka ở dạng trẻ tiềm năng (50 triệu bảng) và một Maguire mới ở dạng khá Ngoại hạng Anh, MU đã tiêu tốn 130 triệu bảng. Nếu ở thời Sir Alex, "Quỷ đỏ" nếu có chiêu mộ hai cầu thủ này thì mức phí chi ra có lẽ thấp hơn rất nhiều. MU cần người và các đối tác thỏa sức thét giá, điều mà ai cũng nhận thấy.
Trong những ngày cuối chuyển nhượng hè 2019 ở Anh, MU quyết tâm chốt tiền vệ Bruno Fernandes. Nhưng phía Sporting vẫn chưa đồng ý nhả người. Nguồn tin của A Bola tiết lộ, MU đưa ra mức giá 75 triệu euro (68,6 triệu bảng), cùng một số điều khoản cho phép tổng giá trị chuyển có thể lên mức 80 triệu euro (73,1 triệu bảng).
Rất có thể MU sẽ phải "bơm" thêm tiền để thương vụ trót lọt. Theo đồn đoán, "Quỷ đỏ" sẽ chính thức công bố hợp đồng với Fernandes vào thứ Ba, hoặc chậm nhất là thứ Tư 7/8.
Theo Nhật Quang (Khám Phá)
"Chúc mừng M.U đã có cậu ấy. Chúng tôi quan tâm nhưng không đủ tiền" "Bom tấn" 85 triệu bảng nhận được sự quan tâm của nhiều đội bóng lớn, không chỉ mỗi Manchester United. Tới thời điểm này, Man United coi như đã có được sự phục vụ của Harry Maguire. Theo đó, trung vệ người Anh đã hoàn tất buổi kiểm tra y tế bắt buộc tại Carrington và chuẩn bị ra mắt đội chủ sân...