“Mù mờ” về thị trường, bi kịch giải cứu nông sản còn tiếp diễn
“Nông dân hiện nay chỉ nhận được thông tin qua những kênh không chính thống, từ các đại lý thu mua, thương lái mà không hề có một tư vấn nào khác về thị trường nên họ không thể quyết định được chính xác những cách thức sản xuất theo quy luật của kinh tế thị trường.
Chính vì vậy mà bi kịch “giải cứu” nông sản chưa thể chấm dứt”, đại biểu Lưu Thành Công thẳng thắn chỉ ra điểm yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Phát biểu tại Hội trường trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, đại biểu Lưu Thành Công (đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long) bày tỏ sự đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 và những giải pháp phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cho mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt nhất là người nông dân.
Đại biểu Lưu Thành Công phát biểu tại hội trường.
Theo đại biểu, rào cản lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là sự ngăn cách thông tin giữa người sản xuất và thị trường. Do đó cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến việc cung cấp thông tin trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Đại biểu Lưu Thành Công cho biết: “Trở ngại lớn nhất của nông dân hiện nay không phải là vốn, không phải là kỹ thuật canh tác mà là thông tin, người nông dân chỉ biết lao động ngoài đồng ruộng, lên nương rẫy, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp mà không hề biết đến những thông tin về thị trường.
Người nông dân hiện nay chỉ nhận được thông tin qua những kênh không chính thống từ các đại lý thu mua, từ các thương lái, không hề có một tư vấn nào khác về thị trường nên họ không có quyết định được chính xác những cách thức sản xuất của mình đúng theo quy luật của kinh tế thị trường”.
Video đang HOT
“Chừng nào những thông tin chính thống về giá cả thị trường chưa đến được với người nông dân thì bi kịch kêu cứu về hàng nông sản sẽ còn tiếp diễn và không bao giờ chấm dứt”, đại biểu tỉnh Vĩnh Long nói.
Theo đại biểu Lưu Thành Công, các bộ ngành phải có trách nhiệm cung cấp, dự báo thông tin về thị trường cho bà con nông dân, tránh tình trạng giải cứu nông sản. Ảnh minh hoạ: I.T
Đại biểu Công cũng cho rằng, việc này các ngành phải có trách nhiệm bằng mọi cách phải đưa cho được những thông tin đến tận người dân để người dân biết để quyết định giống vật nuôi, cây trồng, sản lượng, thời vụ cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Rào cản thứ 2, theo đại biểu Công đó là những khó khăn trong việc tích tụ ruộng đất và tập trung ruộng đất. Cuối cùng là rào cản về tư duy kinh tế nhỏ lẻ, làm sao chuyển cho được tư duy kinh tế tỉnh sang tư duy kinh tế vùng, nâng cao vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm.
“Từ lâu chúng ta đã quy hoạch và xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam, ĐBSCL, nhưng hiện nay chúng ta chưa phát huy được quy hoạch này. Các tỉnh thì cứ dàn hàng ngang để phát triển, mạnh ai nấy làm, mỗi tỉnh làm một kiểu, thiếu liên kết để hình thành nền sản xuất hàng hóa lớn, thậm chí còn có sự cạnh tranh. Chính phủ cần có chính sách căn cơ hơn phát triển kinh tế vùng, nhằm chuyển dần từ tư duy phát triển nông nghiệp thuần tuý là trồng lúa, chạy theo số lượng sang chất lượng, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ”, ông Công nêu ý kiến.
Theo Danviet
ĐBQH nói về căng thẳng Mỹ-Trung: "Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết"
Sáng nay, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch 2020.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) đã bày tỏ nhiều vấn đề lo ngại về tăng trưởng kinh tế, tình hình căng thẳng Mỹ - Trung được ông ví von là "trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết".
Ngay khi Quốc hội bắt đầu thảo luận kinh tế - xã hội, 105 đại biểu đã đăng ký phát biểu.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng kinh tế thế giới từ đầu năm đến nay có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không thuận tới nền kinh tế nước ta. Ở trong nước những yếu kém của nền kinh tế từ nhiều năm chưa thể khắc phục trong ngày một ngày hai, nhưng nhìn chung tăng trưởng vẫn được cải thiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, kinh tế có nhiều điểm sáng.
Năm 2019, trên 130.000 doanh nghiệp đã được thành lập mới, đầu tư xã hội được mở rộng. Năm 2019 cũng là năm lần dầu tiên tăng trưởng đến từ khu vực chế biến, chế tạo. Tỷ trọng xuất khẩu, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên, Việt Nam cũng được xếp vào nhóm nước tăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng nếu nhìn 2020 và những năm tiếp theo thì chưa thể yên tâm, việc giữ mục tiêu tăng trưởng 6,8% đồng thời cải thiện chất lượng tăng trưởng thời gian tới là rất gian nan khi chúng ta đang trong bối cảnh thương mại giảm thấp, dự báo có thể tới ngưỡng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta có nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc 2 nguồn chính là đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, thì liệu mục tiêu giữ đà tăng trưởng của Chính phủ có khả thi? Đề nghị Chính phủ cần có kịch bản, kế hoạch chủ động ứng phó cho vấn đề này.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch VCCI.
Ông Lộc cũng cảnh báo một số nguy cơ đối với nền kinh tế. Theo đó, ngành chế biến chế tạo tuy dẫn dắt về tốc độ tăng trưởng tới 11,37%, nhưng đằng sau đó lại là lĩnh vực có tỷ lệ hàng tồn kho lớn chưa từng có, kỷ lục 17,2%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018 (13%). Vậy tăng trưởng ngành này có bền vững hay không?
"Về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, rất nhiều chuyên gia dự báo sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho kinh tế Việt Nam, rằng Việt Nam sẽ trở thành công xưởng mới của thế giới, song thực tế cho thấy điều ngược lại. Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết", ông Lộc nói.
9 tháng đầu năm tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tăng 8,2%, chỉ bằng phân nửa tốc độ tăng cùng kỳ (15,4%), bằng 1/3 vào những năm trước đó. Cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường chính có những bất lợi, khi 5 nhóm thị trường chính đều sụt giảm, như xuất sang EU, Nhật Bản, Asean... giảm tốc, duy nhất vào Mỹ tăng trưởng đột biến nhưng chứa đựng nhiều rủi ro về gian lận thương mại.
Ông Lộc nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong 6 quốc gia xuất siêu nhiều nhất vào Mỹ. Trong khi đó, hầu hết quốc gia xuất siêu cao vào Mỹ đều bị nước này trừng phạt.
"Ai có thể đảm bảo rằng chúng ta không bị trừng phạt khi xuất siêu vào Mỹ?", ông Lộc đặt câu hỏi.
Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại khi nhấn mạnh, bức tranh về đầu tư nước ngoài cũng chẳng sáng sủa hơn, khi 9 tháng đầu năm giảm tốc ở 2 nguồn quan trọng là Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi đó lại tăng đột biến từ các nguồn liên quan đến Trung Quốc, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan.
"Đầu tư nước ngoài dịch chuyển theo hướng này đang phát đi một tín hiệu thiếu bền vững, thiếu cân bằng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng dài hạn của nước ta", ông Lộc nói.
Vị đại biểu tỉnh Thái Bình cho rằng động lực chính tăng trưởng trong thời gian tới là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, 3 năm liên tiếp nguồn thu ngân sách từ doanh nghiệp - chỉ báo bền vững của ngân sách quốc gia - không đạt chỉ tiêu, chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn.
"Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các nước đồng loạt giảm lãi suất, giảm chi phí, ba hành các gói kích thích phát triển kinh tế, để giảm khó khăn cho doanh nghiệp, còn ở Việt Nam thì sao, khi mà lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao? Báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới cũng đã cảnh báo, Việt Nam tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nếu không có cải cách mạnh mẽ hơn, Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực", ông Lộc chỉ rõ.
Do đó, Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ cần có cải cách mạnh mẽ hơn nữa điều kiện kinh doanh, thể chế, để doanh nghiệp phát triển, nếu không thì Việt Nam có nguy cơ tụt hậu.
Theo Danviet
Quốc hội dành 2 ngày thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách Trong tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ dành trọn 2 ngày làm việc (ngày 30 và 31-10) để thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân...