M.U cứ hay thế này, Ed Woodward biết làm gì!
Chuyện vui, nhưng có thật, trong làng thể thao chuyên nghiệp xứ ta: ông em là “bầu” trong khi ông anh là HLV, dẫn quân thi đấu.
Cứ mỗi khi thắng, ông anh báo tin… chẳng biết là vui hay buồn, cho ông em. Thắng thì vui rồi, dĩ nhiên. Nhưng ông anh càng thắng thì hầu bao của ông em càng vơi đi, vì phải chi thưởng. Mà cái đội thể thao của anh em nhà ấy… cứ thắng mãi. Sau này, ông anh mỗi khi kể lại chuyện cũ, thường kết thúc bằng câu: “Cũng khổ, tôi biết làm gì!”.
“Tôi biết làm gì” cũng là câu nói chính xác của HLV Vicente Feola ngày xưa, khi ông dẫn dắt đội tuyển Brazil lần đầu vô địch World Cup (1958).
Feola là một trong những nhân vật tiên phong khuyến khích hậu vệ “chơi bóng” (chứ không chỉ phòng thủ). Và ĐT Brazil của Feola có cặp hậu vệ biên cùng họ, được biết đến như những nhân vật then chốt trong lịch sử phát triển chiến thuật bóng đá thế giới – Nilton Santos và Djalma Santos. Khổ nỗi: 60 năm trước, không ai – kể cả HLV nổi tiếng Feola – nghĩ rằng hậu vệ lại có thể xuất hiện trên phần sân đối phương.
Chuyện… tức cười: hậu vệ cánh Nilton Santos cầm bóng tấn công, cứ thế mà dẫn bóng mãi, qua cả vạch vôi giữa sân. Bên ngoài đường biên, HLV Feola vừa chạy theo, vừa la khản cổ: “Chuyền bóng ngay, quay về”. Trong sân, Nilton Santos chẳng đoái hoài. Ông vẫn mải miết đi bóng, và chỉ quay về sau khi… ghi bàn. Bên ngoài, HLV Feola ôm đầu: “Tôi biết làm gì”! Đấy là trận ra quân của đội tuyển Brazil, trong hành trình chinh phục World Cup 1958.
Có những thành công “biết là sẽ khổ, nhưng vẫn thích”. Có những thành công ngoài kịch bản, thậm chí đi ngược với kế hoạch định sẵn. Bóng đá, cũng như cuộc sống, là như vậy. Đôi khi người ta không biết sẽ phải làm gì, vì những thành công ngoài mong đợi. Phó chủ tịch điều hành M.U, Ed Woodward có thể đang gặp cảnh này.
Ed Woodward, cũng như giới lãnh đạo M.U nói chung, có chờ đợi HLV tạm quyền Ole Gunnar Solskjaer thắng tuyệt đối 8 trận đầu tiên? Chắc là không. Tạm quyền đã đành, Solskjaer thậm chí còn đang là HLV của CLB khác (Molde, Na Uy).
Mà Solskjaer không chỉ chiến thắng một cách đơn thuần. Ông dẫn dắt M.U chiến thắng ngay trên sân của Tottenham, thắng HLV Mauricio Pochettino mà báo chí đồn rằng sẽ được M.U mời về huấn luyện trong mùa bóng tới. Solskjaer cũng dẫn dắt M.U thắng Arsenal trên sân đối phương tại FA Cup, qua đó cho thấy ông muốn “chơi lớn” ở mọi giải đấu chứ không chỉ tập trung vào mỗi mục tiêu Top 4 Premier League.
Video đang HOT
M.U của Solskjaer không chỉ thắng bằng tinh thần, hình ảnh. Họ còn thắng rất thuyết phục, bằng những yếu tố đầy tính chuyên môn. Trận đấu nào của Solskjaer cũng đồng nghĩa với niềm vui, cho cả cầu thủ lẫn giới hâm mộ M.U. Nhưng nói vậy không có nghĩa là không cần bàn về cách sử dụng Marcus Rashford, Anthony Martial, Paul Pogba, Romelu Lukaku… rất tài tình, của Solskjaer. Trận thắng quan trọng nhất của M.U dưới thời Solskjaer (1-0 trước Tottenham) chính là trận đấu duy nhất ở Premier League mùa này, M.U bất ngờ ra sân với một cặp tiền đạo, trong sơ đồ 4-3-1-2.
Rạng sáng qua, Solskjaer lại tài tình bố trí Lukaku ở cánh phải, và anh kiến tạo 2 bàn. Solskjaer còn làm được cả việc của… Alex Ferguson ngày trước nữa. Ông tổ chức một bộ sậu trợ lý gồm Mike Phelan làm việc cùng Michael Carrick và Kieran McKenna, rất hiệu quả.
Khổ nỗi, Solskjaer chẳng bao giờ là Pochettino hay Pep Guardiola. Tóm lại, Solskjaer vẫn chưa bao giờ là một tên tuổi đáng kể trong làng huấn luyện. Ed Woodward chỉ cần Solskjaer “chữa cháy”, giữ cho M.U không đến nỗi tan tác, trong phần còn lại của mùa bóng. Bây giờ, có lẽ chính Ed Woodward đang tự hỏi: “Tôi phải làm gì?”. Woodward có dám trao quyền huấn luyện chính thức, lâu dài cho Solskjaer? Nếu không dám, ông phải làm gì nếu Solskjaer thắng mãi? Ông có mong Solskjaer thắng mãi?
Theo báo bongdaplus.vn
Pogba thăng hoa cùng MU: Solskjaer cười trong niềm đau Mourinho
Paul Pogba đang thăng hoa với MU, nhờ niềm tin và sự thoải mái mà anh nhận được từ HLV Solskjaer.
Pogba, sức mạnh phản công của MU
Paul Pogba có pha băng lên đầy tốc độ và mạnh mẽ ở trung lộ, trước khi thung cú sút khiến Cech vất vả cản phá, để rồi Anthony Martial có mặt đá bồi thành bàn.
Pogba khiến Arsenal tan chảy.
Khoảnh khắc ấy diễn ra trên sân Emirates, ở phút 82, và MU vươn lên dẫn 3-1, chấm dứt mọi hy vọng lật ngược tình thế của chủ nhà Arsenal - thuộc vòng 4 FA Cup.
Pogba không trực tiếp ghi bàn hay kiến tạo, nhưng giây phút tạo ra khác biệt trước Arsenal cho thấy rõ giá trị và tầm ảnh hưởng của anh lên hệ thống chiến thuật.
Chỉ hơn một tháng trước, với Jose Mourinho, Pogba còn bị chê xử lý bóng vụng về và thường chuyền sai địa chỉ.
Nhưng hiện tại thì khác. Tiền vệ người Pháp châm ngòi cho những pha phản công ngoạn mục, và chơi thứ bóng đá với độ chính xác cao.
Ở Emirates, tình huống dẫn đến bàn thắng thứ 3 của MU là hình ảnh quen thuộc dưới thời Ole Gunnar Solskjaer: Quỷ đỏ phản công thần tốc, với Pogba là trung tâm, và các đối thủ không thể chống đỡ.
Pogba chơi bóng ở đẳng cấp khác với chính anh một tháng trước.
Trước đó, cũng tại London, Pogba từng có đường chuyền 40 mét chính xác gần như tuyệt đối, giúp MU chuyển từ thế phòng ngự sang phản công và Rashford kết thúc bằng bàn thắng tuyệt đẹp.
Giá trị của niềm tin
Giữa Pogba với Mourinho và Pogba hiện tại làm việc cùng Solskjaer cứ như hai con người hoàn toàn khác biệt.
Điều này là dễ hiểu. Không chỉ tiền vệ người Pháp, mà những cầu thủ khác cũng phải sống dưới bầu không khí ngột ngạt mà Mourinho tạo ra.
Dưới thời Mourinho, mọi thứ trôi qua nặng nề, khi nhà cầm quân người Bồ Đào Nha soi mói về mọi khía cạnh, luôn đề cao mình và đánh giá thấp các cầu thủ.
Với Mourinho, MU đúng nghĩa không chơi bóng. Các cầu thủ vào sân như một hình thức chiếu lệ, vì hợp đồng với CLB, nên luôn phải nhận kết quả tệ hại.
Alexis Sanchez là cầu thủ thứ 9 ghi bàn sau 8 trận với Solskjaer (21 bàn).
Solskjaer mang đến điều tích cực hơn, khi giúp các cầu thủ xóa bỏ gánh nặng tâm lý, và được chơi bóng thực sự.
Dựa trên chiến thuật hợp lý mà Solskjaer xây dựng, Pogba và các đồng đội luôn được thoải mái thể hiện mình. Quỷ đỏ trở lại là một tập thể gắn kết, bùng nổ bằng cả trái tim.
Pogba là hạt nhân trong cuộc hồi sinh của MU với Solskjaer, khi giành 8 chiến thắng liên tiếp. Điều này thể hiện qua 5 bàn thắng và 4 đường chuyền quyết định. Trong 4 tháng rưỡi đầu mùa 2018-19 với Mourinho, anh chỉ ghi 3 bàn, kiến tạo 2 cơ hội.
Bên cạnh Pogba, những người khác cũng chơi xuất sắc nhờ niềm tin từ Solskjaer. Nhờ vậy, ngoài ngôi sao người Pháp, còn có 8 cầu thủ khác đã ghi bàn cho MU, gồm Rashford, Herrera, Martial, Lingard, Matic, Lukaku, Mata, Alexis Sanchez.
Có lẽ, Phó chủ tịch Ed Woodward đang hối hận vì không sa thải Mourinho để mời Solskjaer sớm, khiến MU có thời gian dài chìm trong tăm tối.
Theo Vietnamnet
Lindelof có thể đã khiến Man Utd phải "hoãn kế hoạch" mua sắm Đội chủ sân Old Trafford đang chơi thăng hoa dưới thời huấn luyện viên tạm quyền Ole Gunnar Solskjaer với 8 chiến thắng liên tiếp trên mọi đấu trường. Cách đây đúng 15 năm, Nemanja Vidic - người được mua về từ Spartak Moskva - đã có lần ra mắt đội một Manchester United. Dù không chơi ấn tượng trong giai đoạn đầu...