M.U có phương án B nếu hụt Fernandes
Đội chủ sân Old Trafford để mắt tới James Maddison như một sự thay thế cho Bruno Fernandes.
M.U để mắt tới Maddison khi gặp khó vụ Fernandes
Theo truyền thông Anh, M.U coi Bruno Fernandes là sự lựa chọn số 1 trong nỗ lực tăng cường sức mạnh cho hàng tiền vệ. Quỷ đỏ cũng rất muốn đưa ngôi sao người Bồ Đào Nha về sân Old Trafford trong tháng này vì chấn thương nặng của McTominay và Paul Pogba.
Bản thân Fernandes có vẻ cũng muốn chuyển tới M.U, nhưng cho tới thời điểm này, thương vụ vẫn chưa đi đến đâu. Mấu chốt vấn đề là mức phí chuyển nhượng không được M.U và Sporting Lisbon thống nhất sau nhiều cuộc đàm phán.
Theo Daily Star, việc Sporting Lisbon ép giá Fernandes 70 triệu bảng có thể khiến M.U bỏ cuộc. Quỷ đỏ đang nhắm tới James Maddison của Leicester City như một sự thay thế cho ngôi sao người Bồ Đào Nha.
Từ lâu, Maddison cũng đã nằm trong danh sách những cầu thủ cần chiêu mộ của M.U. Tiền vệ người Anh đang có một mùa giải thăng hoa cùng Leicester City và “hạt nhân” trong lối chơi của HLV Brendan Rodgers.
So với Fernandes, Maddison có lợi thế hơn khi là cầu thủ người Anh. Tiền vệ 23 tuổi này cũng đã quá quen thuộc với môi trường Premier League nên sẽ không mất nhiều thời gian để hòa nhập nếu chuyển tới M.U.
Theo Bongdaso.com
Luận Leicester: Chơi một bài chưa đủ, hy vọng sẽ đặt ở tương lai
Thất bại nặng nề trước Liverpoool cho thấy Leicester dường như vẫn chưa sẵn sàng bước lên ngôi vương Premier League.
Video đang HOT
Ít ai có thể tưởng tượng được trận cầu giữa 2 đội bóng đang dẫn đầu trên bảng xếp hạng Premier League lại kết thúc với một chiến thắng có cách biệt tới 4 bàn không gỡ. Thất bại này vừa chỉ ra những điểm yếu của Leicester City trong một trận đấu cụ thể, lại vừa phơi bày mảng màu bị lỗi trên bức tranh lớn hơn của Bầy Cáo - thứ có thể khiến HLV Brendan Rodgers một lần nữa thất bại trong cuộc đua vô địch ở Xứ Sương mù.
Trước khi cuộc đối đầu này diễn ra, nhiều người đã kỳ vọng được thấy một trận đấu cân bằng giữa 2 tập thể có cùng cách chơi: triển khai bóng tự tin từ sân nhà với sự tham gia của cả thủ môn và các trung vệ, pressing tầm cao hòng ép đối thủ sai lầm, và phối hợp tấn công linh hoạt dựa trên những cái tên chất lượng như Ricardo Pereira, James Maddison của Leicester, hay Trent Alexander-Arnold và "bộ 3 nguyên tử" Salah - Mane - Firmino bên phía The Kop.
Kỳ vọng này đã được thoả mãn một nửa: chính xác là cả 2 đội đều chơi như thế, nhưng nửa kia của vấn đề là 2 chữ "cân bằng", thì có chăng chỉ xuất hiện phập phù mang tính thời điểm mà thôi.
Leicester đã bị Liverpool áp đảo hoàn toàn.
Cùng một lối chơi tấn công cống hiến, tốc độ và gây sức ép liên tục, nhưng chỉ Liverpool thành công, còn Leicester đã nhận quả đắng.
Những Kasper Schmeichel, Caglar Soyuncu hay Jonny Evans thường xuyên lúng túng khi bị vây ráp, trong khi Van Dijk, Gomez và Alisson hiếm khi bị đẩy vào thế khó. Hệ quả, Liverpool dễ dàng lên bóng phối hợp, thể hiện qua chỉ số kiểm soát vượt trội (60%).
Trong khi James Maddison không có bóng để cung cấp cho chân sút Jamie Vardy, Alexander-Arnold lại thoải mái tạt bóng hết lần này tới lần khác, cuối cùng thu về 2 kiến tạo (đều cho Firmino) cùng 1 bàn thắng cho riêng mình. Leicester đã thua vì chính "bài tủ" của họ: trong ngày đụng độ một phiên bản nâng cấp của chính lối chơi ấy, Brendan Rodgers đã quá tự tin khi không chuẩn bị một phương án B.
Và đây cũng chính xác là tử huyệt của Bầy Cáo. Liệu HLV Brendan Rodgers có thứ gọi là "phương án B" hay không?
Brendan Rodgers đã thua vì không có "phương án B".
Nhìn lại trận thua Liverpool, ta thấy dù tỷ số có thay đổi thế nào, thế trận bất lợi rõ nét ra sao, cựu thuyền trưởng Celtic vẫn kiên trì chỉ đạo các học trò tiến lên theo cùng một khuôn mẫu. Ngay cả trong các phương án thay người như Marc Albrighton hay Ayoze Perez, nhà cầm quân người Bắc Ireland vẫn chủ trương tấn công theo cách cũ, bất chấp thực tế rằng tuyến dưới của Leicester không thể triển khai bóng lên khi đã bị "nung chảy" dưới nhiệt độ quá lớn từ áp lực của hàng công Liverpool. Hệ quả, bàn thua nối tiếp bàn thua, trong khi đến 1 lần sút trúng cầu môn của Alisson, Vardy và các đồng đội cũng không thể có.
Phải chăng Rodgers quá mù quáng? Hay ông thầy 46 tuổi quá tự tin? Không hẳn. Chiến lược gia này đơn giản là như vậy: từ Swansea City, qua Liverpool, cho đến Celtic và bây giờ là Leicester, triết lý của ông vẫn là như thế, không kể đối thủ, bất biến và duy nhất!
Từ ngày còn ở Swansea, triết lý của Rodgers đã gần như không hề sai khác.
Trên thực tế, năm 2016 khi Leicester City của HLV Claudio Ranieri đăng quang tại Premier League, cách chơi của đội bóng này cũng không hề thay đổi xuyên suốt 38 vòng đấu.
Phòng ngự chặt chẽ dựa trên bộ đôi trung vệ Wes Morgan - Robert Huth cùng "máy quét" N'Golo Kante, triển khai bóng dài lên phía trên cho Riyad Mahrez hoặc Jamie Vardy xử lý cá nhân, đó là tất cả "đặc sản" của Leicester khi ấy. Đối thủ dù yếu hay mạnh, mỗi khi đối đầu với Bầy Cáo đều nắm phần thua không hề nhỏ, bởi chẳng những cực khó khoan thủng hàng thủ áo xanh, họ còn dễ dàng bị trừng phạt dù chỉ hở ra một khoảng trống nhỏ nhất (do tốc độ thượng thừa và chất quái của Vardy, cùng kỹ thuật và sự đột biến mà Mahrez mang lại).
Đoàn quân của Ranieri lúc ấy chơi một bài, nhưng họ không sợ, vì đối phương không thể "bắt chết" cái bài đó - chẳng đối thủ nào, dù mạnh đến đâu lại không sai lầm ít nhất một lần mỗi trận. Có thể nói, Leicester City của mùa giải 2015/16 là nhà vô địch hiếm hoi chơi "độc chiêu", mà lại là ở thế cửa dưới.
Ranieri lên ngôi cùng Leicester dù chỉ có một bài.
3 mùa bóng đã qua, đến giờ HLV Brendan Rodgers lại có cơ hội tái lập kỳ tích. Nhưng Leicester bây giờ đã khác, họ không còn sắm vai "ngựa ô", họ muốn vươn lên sánh vai cùng "Big Six" một cách sòng phẳng. Nếu có vô địch, đội bóng này cũng phải chơi tấn công, phải khuất phục từ đối thủ này đến đối thủ khác chứ không rình rập chờ thời thêm nữa.
Tuy nhiên, đội bóng muốn vô địch theo cái cách quang vinh đầy tâm phục như thế, phải là một đội bóng rất hoàn hảo, từ từng cá nhân cho đến chiến lược tập thể. Không chơi phòng ngự đồng nghĩa với rủi ro cao hơn, các cá nhân phải xuất sắc hơn để khắc phục những lỗ hổng đó, đặc biệt là trung vệ và thủ môn. Chẳng nói đâu xa, cái cách Van Dijk luôn chú tâm bọc lót cho vị trí 2 hậu vệ biên dâng cao bỏ lại, hay mức độ xuất thần trong những pha cứu thua của Alisson chính là tấm gương nhãn tiền.
Quan trọng hơn, để chơi tấn công trực diện với đối thủ mà chiến thắng, bạn bắt buộc phải là người hay hơn. Điều này trên thực tế, Leicester trong tay Brendan Rodgers đã thất bại. Vardy, Maddison, Ricardo Pereira, những cái tên như thế cũng chất lượng đấy, nhưng so làm sao nổi với "cây đinh ba" cùng Alexander-Arnold của Klopp, hay những quân bài mang tên Aguero, De Bruyne, Sterling,... mà Pep có trong tay? Nói có sách, mách có chứng, 2 lần phơi áo trước cả Man City và Liverpool trong 5 ngày đủ làm bằng cho nhận định: Leicester chưa thể đôi công hay hơn 2 đối thủ kia.
Leicester chưa đủ khả năng đôi công với các đối thủ trực tiếp như Man City hay Liverpool.
Khi đã không thể sử dụng sách lược quen thuộc nhất, đó là lúc người HLV cần thể hiện tài ứng biến để giúp đội nhà xoay chuyển tình hình. Tiếc thay, như đã đề cập, ở bất cứ CLB nào cho đến hiện tại, Brendan Rodgers vẫn chưa phô ra được cái tài ấy.
NHM Liverpool hẳn còn nhớ trận thua tức tưởi 0-2 trước Chelsea trên sân Anfield ở lượt về mùa giải 2013/14, trận thua đã lấy đi chiếc cúp VĐQG tưởng nằm chắc trong tay. Sai lầm cá nhân có thể rất lớn, nhưng chính ở cặp đấu tiêu biểu ấy, ta thấy Rodgers bị động đến thế nào khi chiến thuật ưng ý của ông không phát huy hiệu quả. Cảm giác thất vọng các CĐV có mặt tại khán đài Anfield Road hôm đó, hẳn những người bỏ tiền mua vé đến King Power xem Leicester đại bại dưới tay Liverpool cũng vừa trải qua.
Muốn nâng cúp như Ranieri mà lại theo cách "quang minh chính đại" hơn, Rodgers sẽ cần nghiêm túc nâng cao tính đa dạng trong chiến thuật.
Premier League mới đi qua vừa đúng nửa chặng đường, nhưng khoảng cách 13 điểm tới ngôi đầu - cũng như 2 cuộc đối đầu trực tiếp vừa qua - hẳn là đủ để NHM Leicester từ bỏ hy vọng quá cao về một câu chuyện cổ tích nữa. Liên tưởng một chút, Leicester lúc này có chút gì đó thật giống với Tottenham của mùa trước, khi họ vẫn đang so kè quyết liệt với Liverpool và Man City. Năm ngoái, đoàn quân của Pochettino cuối cùng cũng hụt hơi và chấp nhận vị trí thứ 4, thì với Leicester hiện tại, mục tiêu giữ lấy tấm vé dự UEFA Champions League mùa tới có lẽ cũng là hợp lý hơn cả.
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trù dập hy vọng của Leicester. Đừng quên rằng mới đây, bỏ qua lời mời chào hấp dẫn từ Arsenal, HLV Brendan Rodgers đã ký vào bản hợp đồng có thời hạn đến năm 2025 với Bầy Cáo. Vậy thì mùa giải này, hãy cứ thong thả đi, coi đây như chương mở đầu trong cuốn sách sử về triều đại Rodgers ở Leicester. Những trang phía trước, nếu được viết tiếp bằng thứ bóng đá chất lượng như thế này - chưa kể khả năng cao còn được cải thiện hơn nữa, thì có thể lắm, hình ảnh một chiếc cúp sẽ không còn quá xa.
Theo TTVN
Leicester 2-1 Everton: Vỡ òa phút 94 Bị dẫn trước nhưng nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng thay đổi hợp lý của HLV Brendan Rodgers, Leicester đã lội ngược dòng thành công, qua đó tiếp tục bám đuổi Liverpool... Sau khi Man City mất điểm còn Chelsea thua sốc, Leicester có cơ hội lớn để bứt phá trên BXH khi chỉ phải tiếp đón một Everton đang mấp...