Mũ bóng chày được giới siêu giàu ưa chuộng
Mũ bóng chày đắt tiền được nhiều người sử dụng để khéo léo thể hiện sự giàu có.
Nguyên nhân là chất liệu cashmere từ lông dê núi Himalaya có mức giá rất cao.
Những chiếc mũ bóng chày bắt đầu xuất hiện trước công chúng qua bộ phim Succession và The Morning Show. The Wall Street Journal nhận định sự hiện diện của chúng trong những bộ phim này khá mờ nhạt với màu đen và xanh nước biển.
Hầu hết mũ bóng chày trong phim đều không có logo. Chúng được làm từ chất liệu cashmere đắt đỏ. Vải cashmere được làm từ lông của những chú dê ở vùng núi Himalaya. Sản lượng lông cho ra ít và công đoạn dệt thủ công khiến chất liệu này có mức giá cao.
Nổi tiếng nhờ các bộ phim
Trong tập phim chiếu vào ngày 12/12 của Succession, cặp cha con giàu có Logan và Kendall Roy (do Brian Cox và Jeremy Strong thủ vai) đã xuất hiện với những chiếc mũ bóng chày.
Những chiếc mũ đơn sắc trở thành biểu tượng cho sự uy quyền. Nhà thiết kế trang phục của bộ phim, Michelle Matland, giải thích việc những chiếc mũ không có logo khiến chúng trở thành phụ kiện phù hợp với các nhân vật lấy cái tôi làm trung tâm.
Những nhân vật giàu có trong bộ phim Succession đội mũ bóng chày không có logo. Ảnh: WSJ.
Vẻ ngoài của mũ bóng chày không có logo nhìn rất bình thường. Tuy nhiên, chúng được bán với mức giá đắt đỏ. Chiếc mũ được nhân vật Kendall Roy đội trong phim trị giá 625 USD với phần dây đeo bằng da có thể điều chỉnh kích cỡ.
Trong phần 2 của bộ phim The Morning Show, nhân vật người dẫn chương trình Mitch Kessler (Steve Carell thủ vai) đã đội một chiếc mũ bóng chày có giá 595 USD.
Mức độ phủ sóng của mũ bóng chày cũng đã phần nào phản ánh cách ăn mặc của giới siêu giàu ngày nay. Giám đốc điều hành của Airbnb, Brian Chesky, đã đi đôi giày thể thao Gucci màu trắng trị giá 690 USD khi phát biểu tại hội nghị. Trong khi đó, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, mặc áo phông từ thương hiệu Italy trị giá 300 USD. Các sản phẩm này đều không có logo.
Video đang HOT
Một tâm lý phổ biến cho rằng những người diện đồ có logo từ đầu đến chân đều là nhóm nhà giàu mới nổi. Điều này được nhà quản lý truyền thông xã hội, Tiffanie Woods, 29 tuổi, rút ra sau quá trình quan sát cách ăn mặc của giới siêu giàu.
Đồ không có logo được giới siêu giàu ưa chuộng. Ảnh: malemosessyza.
Tiffanie Woods khẳng định không phải ai cũng có thể nhận ra giá trị thật của những chiếc mũ. Bộ phim Succession đã giúp khán giả biết thêm rằng chiếc mũ bóng chày nhìn đơn giản nhưng có giá 625 USD.
Chiếc mũ có vẻ ngoài bình thường nhưng lại tốn một khoản tiền lớn của người tiêu dùng. Nhiều người dễ nhầm lẫn một chiếc mũ làm từ chất liệu cashmere với các sản phẩm bình dân có giá 17 USD. Tuy nhiên, nó đang là biểu tượng cho sự xa hoa, chỉ những người siêu giàu mới có thể bắt kịp xu hướng.
Sản phẩm bán chạy
Bên cạnh đó, mũ bóng chày làm từ chất liệu cashmere thú hút người dùng bởi trọng lượng nhẹ, có dây da để điều chỉnh và phù hợp với đa dạng dáng mặt.
Tại các cửa hàng, mũ bóng chày đang là một trong những sản phẩm được bán chạy. Shannon Stewart, giám đốc sản phẩm tại Harry Rosen – chuỗi cửa hàng quần áo nam cao cấp của Canada, cho biết những chiếc mũ làm từ chất liệu cashmere đã được bán hết. Cửa hàng chủ yếu bán những thiết kế có màu xanh nước biển, xám và đen. Sản phẩm từ các thương hiệu như Brunello Cucinelli, Wigens và Zegna đang được yêu thích.
Mũ bóng chày làm từ chất liệu cashmere có trọng lượng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Ảnh: WSJ.
Stewart khẳng định những chiếc mũ bóng chày này xứng đang được đầu tư khi chúng có chất liệu tốt. Ngoài ra, cô cũng khẳng định mũ bòng chày đơn sắc giúp trang phục thêm năng động. Nó có thể được phối với trang phục thể thao hoặc những bộ suit trang trọng.
Mũ bóng chày làm từ vải cashmere ấm hơn các sản phẩm thông thường. Dẫu vậy, những ưu điểm trên không đủ để lý giải việc sản phẩm này có mức giá đắt đỏ đến thế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khoảng giá của mũ bóng chày đã loại bỏ hầu hết khách hàng không đủ điều kiện tài chính. Từ đó, những người có chiếc mũ trở thành một nhóm khác biệt.
Người phụ nữ Việt mang thông điệp chống xâm hại lên sàn diễn
Amanda Nguyễn đã tổ chức show diễn nói về sự mạnh mẽ của những nạn nhân bị xâm hại.
Tối 10/9, nhiều người diện váy dạ hội, suit, áo phông và giày thể thao đến Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại để trình diễn thời trang.
Theo The New York Times , đây không phải là buổi trình diễn ra mắt bộ sưu tập mới hay các câu chuyện của nhà thiết kế đứng sau chúng. Trọng tâm buổi biểu diễn là tấn công tình dục - hình thức bạo lực phổ biến mà Tổ chức Y tế Thế giới coi là "vấn đề sức khỏe toàn cầu về tỷ lệ dịch bệnh".
Amanda Nguyễn trong trang phục áo dài ở buổi trình diễn thời trang Rise Survivor thuộc Tuần lễ thời trang New York.
Nhà hoạt động nhân quyền Amanda Nguyễn chào đón những vị khách của mình đến với chương trình. Tổ chức dân quyền Rise do cô thành lập đã tạo ra buổi trình diễn thời trang này nhằm giới thiệu và nâng cao tinh thần cho những người sống sót sau bạo lực tình dục.
Những khách mời tham dự gồm có đại sứ Victoria Sulimani, diễn viên Kelly Marie Trần, nhân vật truyền hình Jeannie Mai Jenkins, nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ Kellie Gerardi, nhà hoạt động Jenn Li, nhà thơ Emi Mahmoud, vận động viên thể dục Katelyn Ohashi, lãnh đạo tổ chức phi lợi nhuận Kweku Mandela và diễn viên Terry Crews.
Các nhân vật sải bước trên sàn diễn trong sự kiện "Những nạn nhân sống sót sau tấn công tình dục".
Tự tin sau câu chuyện của bản thân
Vài giờ trước khi bắt đầu buổi trình diễn thời trang, trong căn phòng khách sạn ở Midtown Manhattan (Mỹ), Amanda Nguyễn nổi bật trong chiếc áo dài trắng - trang phục truyền thống của Việt Nam.
Trang phục áo dài là sự hợp tác của nghệ sĩ Suzanne McClelland và Alix Pearlstein. Nó được bao phủ trong văn bản Tuyên ngôn về quyền của những người sống sót sau nạn xâm hại tình dục.
Tuyên ngôn này được lấy cảm hứng từ câu chuyện cá nhân của chính Amanda Nguyễn.
Amanda Nguyễn thử trang phục trước giờ biểu diễn.
Năm 2013, khi đang học năm cuối tại đại học Harvard, cô bị cưỡng hiếp trong ký túc xá của mình. Sau khi nhận được bộ dụng cụ cưỡng hiếp tại bệnh viện, cô phải làm các bài kiểm tra xâm hại thu thập bằng chứng và nói chuyện với nhiều nhóm tư vấn pháp lý.
"Những câu hỏi như Bạn đã mặc gì? hoặc Bạn đang mặc gì? trong bối cảnh thời trang là niềm vui. Nhưng nhiều năm trước, khi tôi bị cưỡng hiếp, tôi đã phải trả lời những câu hỏi trên theo chiều hướng bị chỉ trích. Họ đổ lỗi cho nạn nhân vì bộ trang phục bạn đang mặc khiến tội phạm không thể cưỡng lại hành động thú tính", Amanda Nguyễn chia sẻ.
Amanda Nguyễn và những khách mời tham dự chương trình tại hậu trường.
Tổ chức do Amanda Nguyễn sáng lập
Quy trình xử phạt những kẻ hãm hiếp rắc rối và khó có kết quả đã thúc đẩy Amanda Nguyễn thành lập tổ chức của mình. Tổ chức Rise đã vận động các nhà lập pháp để có biện pháp bảo vệ nạn nhân tốt hơn.
Kể từ đó, Rise đã vượt qua các biện pháp bảo vệ tương tự ở 30 tiểu bang. Vào năm 2018, Amanda Nguyễn được đề cử giải Nobel Hòa bình cho hoạt động tích cực của mình.
Amanda Nguyễn, Jeannie Mai Jenkins, Kelly Marie Trần, Tim Nguyễn tại thảm đỏ Rise NYFW.
Trong hai năm qua, Amanda Nguyễn cũng dẫn đầu nỗ lực cho phiên bản toàn cầu của Tuyên ngôn Nhân quyền cho những người sống sót qua bạo lực tình dục.
Hạnh Thư Authentic bật mí cách phối đồ cho cô nàng cá tính, sành điệu Theo thời trang Hạnh Thư Authentic, có nhiều cách biến tấu trang phục khác nhau để tỏa sáng với phong cách năng động, cá tính. Mang đến những mẫu trang phục hợp xu hướng, Hạnh Thư Authentic nhanh chóng trở thành địa chỉ mua sắm được nhiều chị em tin chọn. Với phương châm: "Lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước...