Mũ bảo hiểm dỏm: Thách thức cơ quan công vụ
Những ngày qua, lực lượng chức năng trên nhiều thành phố lớn đồng loạt kiểm tra, truy quét mũ bảo hiểm (MBH) kém chất lượng. Tuy nhiên, tình trạng bày bán MBH rởm vẫn đang như “bắt cóc bỏ đĩa”…
Bắt nơi này, bán nơi kia
Ngày 7/3, lực lượng chức năng TP Hà Nội đồng loạt ra quân kiểm tra xử lý các cơ sở, cá nhân kinh doanh MBH trên địa bàn. Tại phố Huế, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an TP Hà Nội) phối hợp cùng với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đã thu giữ một khối lượng lớn MBH kém chất lượng, không đạt yêu cầu.
Theo quan sát của PV, các loại MBH bị thu giữ này được bày bán tràn lan một cách công khai, với giá rất rẻ (từ 30 đến 100 nghàn đồng/chiếc tùy theo mẫu mã). Bên cạnh đó, một số loại MBH dưới danh nghĩa mũ thời trang thiết kế theo kết cấu của MBH nhưng được cách điệu và không có tem kiểm định.
Ông Phạm Duy Vĩnh – Đội phó Quản lý thị trường cơ động số 17 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội), việc chứng minh MBH rởm hay không còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan giám định, sau đó các đơn vị chức năng mới tiến hành tiêu hủy theo luật định.
“Những mặt hàng MBH không dán tem kiểm định, không có chứng từ hóa đơn đều bị thu giữ. Hiện, công tác kiểm đếm, thống kê số lượng MBH bị thu giữ đang được cơ quan chức năng tiến hành” – một cán bộ quản lý thị trường khác cho biết.
Dù bị truy quét, nhưng ngày hôm qua, trên nhiều tuyến đường tại TP Hà Nội như: Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ… vẫn còn hiện tượng bày MBH rởm, không đạt tiêu chuẩn.
Để tránh thanh tra thu giữ MBH, nhiều người bán MBH đã cho lên xe đạp chạy vòng quanh khu vực bến xe Mỹ Đình. Anh Nguyễn Văn Khánh- một người bán MBH cho biết: “Khách vẫn mua mũ rởm nên chúng tôi vẫn bán”.
Mỗi mũ nhập vào, giá chỉ 10 đến 15 nghìn đồng và bán ra 30.000 đồng/chiếc. Chị Nguyễn Hoàng Lan (một chủ cửa hàng trên đường Chùa Bộc) cho biết, từ đầu tháng 3/2013, lực lượng quản lý thị trường đã đến thanh tra, kiểm tra và thu giữ tất cả số MBH không tem, không địa chỉ sản xuất.
Theo chị Lan, sau khi ngừng bán MBH giá rẻ, khách hàng vẫn hỏi mua nhưng vì không có nên lượng mũ bán ra sụt giảm so với trước đây. “Trước đây, mỗi ngày bán được khoảng 30 chiếc, song từ khi bị truy quét, chỉ bán được 2 đến 3 chiếc/ngày”- chị Lan nói.
Lực lượng chức năng truy quét MBH rởm tại Hà Nội ngày 7/3. Ảnh: Nguyễn Tú.
Ngày 7/3, Chi cục quản lý thị trường TPHCM đã ra quân kiểm tra chất lượng MBH tại TPHCM. Kiểm tra cửa hàng ở chợ Kim Biên, quận 5, đoàn kiểm tra phát hiện hàng trăm MBH với nhiều chủng loại nhưng không có tem CR, nhãn hàng hóa, mũ không đạt chất lượng do dùng tay có thể bóp méo, bẻ cong.
Khi kiểm tra các cửa hàng bán MBH ở đường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, quản lý thị trường phát hiện nhiều loại mũ kém chất lượng trà trộn với mũ có tem hợp quy để bán. Tại đây, mặc dù có nhiều loại mũ có dán tem CR nhưng khi kiểm tra bằng cách va đập nhẹ hai mũ với nhau thì mũ vỡ tan.
Đến cuối chiều hôm qua, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 5.000 MBH cùng 3.400 kính chắn MBH do các sản phẩm này không có nguồn gốc rõ ràng, hóa đơn chứng từ và tem hợp quy CR.
Cũng như Hà Nội, tại TPHCM, bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của cơ quan chức năng, MBH kém chất lượng vẫn bày bán tràn lan ở các tuyến đường. MBH có giá từ 25.000-70.000 đồng/chiếc đang được bày bán tràn ngập. Tại tuyến đường Quang Trung (quận Gò Vấp), nhiều cửa hàng vẫn bán những loại MBH kém chất lượng với giá chỉ 35.000 đồng/chiếc.
Video đang HOT
Sẽ quyết liệt xử lý
Trước tình trạng MBH kém chất lượng bán tràn lan tại nhiều địa phương, ông Đỗ Thanh Lam – Phó cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, ngay từ cuối năm 2012, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý, áp dụng nhiều giải pháp để trong năm 2013 có thể kiểm soát và xử lý được vấn nạn MBH kém chất lượng.
Theo ông Lam, thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Công Thương, Cục quản lý thị trường đã kết hợp với các cơ quan chức năng xây dựng một phương án để xử lý triệt để tình hình MBH kém chất lượng đang được bày bán tràn lan hiện nay.
Ông Lam cũng cho biết, trên thị trường hiện nay, MBH chủ yếu có ba loại: Một là MBH được nhập từ nước ngoài về hai là MBH do các cơ sở trong nước sản xuất ba là loại giống như MBH nhưng lại được dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
“Có một sự thật là người tiêu dùng thường không mua các loại MBH theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn nước ngoài mà lại mua các loại MBH giá rẻ, chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng” – ông Lam nói. Theo ông Lam, lý do người tiêu dùng mua MBH giá rẻ là vì MBH thật giá quá đắt. Hơn nữa, khi mua MBH giá rẻ, đi đâu cũng có thể vứt thoải mái, có mất cũng không tiếc tiền.
Cũng theo ông Lam, trên cơ sở tình hình buôn bán MBH tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Hải Dương…, Cục quản lý thị trường sẽ có phương án cụ thể để phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý quyết liệt tình trạng sử dụng MBH rởm đang được bày bán tràn lan hiện nay.
Đà Nẵng lắp đặt thiết bị kiểm định độ bền MBH
Chiều 7/3, ông Nguyễn Hữu Cường, Chánh văn phòng Ban ATGT TP Đà Nẵng cho hay: 20 thiết bị kiểm định mũ bảo hiểm (MBH) đã được Đà Nẵng đầu tư, chờ chỉ đạo UBND thành phố để áp dụng kiểm tra, xử lý mũ bảo hiểm rởm.
Thiết bị này được thành phố đặt hàng từ Cty Cơ khí Ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng với tổng giá trị khoảng 1,7 tỷ đồng. Trong đó, có 10 thiết bị kiểm tra độ bền và va đập, 10 thiết bị thử dây đeo. “Hiện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông qua thiết bị này. Khi áp dụng, tại mỗi điểm kiểm tra sẽ có 2 loại máy trên”, ông Cường nói.
Cũng theo ông Cường: Đà Nẵng là địa phương đầu tiên áp dụng chương trình đổi MBH rởm lấy MBH chất lượng nên số lượng người vi phạm quy định đội MBH chắc chắn sẽ ít phức tạp.
Việc đổi MBH chất lượng vẫn đang được tiến hành tại 8 điểm đổi MBH lưu động trên địa bàn. Đến nay, có trên 43.000 MBH chất lượng được cấp đổi cho dân. Dự kiến năm 2013, con số này sẽ là 50.000 MBH. Ban ATGT thành phố đang xin chủ trương cấp đổi MBH xuống tận tuyến phường, xã cho người dân.
Theo 24h
Không đội MBH: HS ở lại trường "né" phạt
Hôm nay (7/3), CSGT mới chỉ nhắc nhở đối với các trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên, tại trường PTTH Việt Đức, mặc dù đã tan học, nhiều học sinh vẫn không dám ra về vì sợ bị phạt.
Từ ngày 10/3, lực lượng CSGT (Công an TP Hà Nội) sẽ chính thức xử phạt đối với những người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Theo đó, Đoàn Thành niên (thuộc các Đội, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) có 3 ngày ra quân để truyền thông, nhắc nhở những người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Sáng nay, Đội CSGT số 1 (Hà Nội) đã triển khai lực lượng chốt chặn tại các điểm thường xuất hiện nhiều xe đạp điện qua lại để làm nhiệm vụ. Qua đó cho thấy, lâu nay, những người đi xe đạp điện đều rất ít khi đội mũ bảo hiểm.
Tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền, hai bạn học sinh ngơ ngác nói rằng không biết rằng đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm
Tại nhiều điểm, khi được hỏi, các học sinh đều trả lời rằng, không biết quy định đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Mặt khác, họ cũng không biết dịp này, CSGT Hà Nội ra quân xử phạt lỗi này. Thậm chí, một số học sinh tỏ ra thờ ơ, không quan tâm. Có người tỏ ra khó chịu khi bỗng dưng bị CSGT gọi lại.
Chị Trần Thu Trang (công tác tại một công ty truyền thông) cho hay, chị biết sơ sơ về quy định đội mũ bảo hiểm. Nhưng trước giờ không thấy ai bị xử phạt lỗi này nên chị nghĩ không cần đội.
"Tuy nhiên, nếu từ nay CSGT xử phạt thì em sẽ chấp hành", chị Trang nói.
"Biết có quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, nhưng trước giờ không thấy ai bị phạt", chị Trần Thu Trang nói
Trước cổng trường THPT Việt Đức, tổ công tác đã dừng xe, nhắc nhở rất nhiều học sinh. Tuy nhiên, đến gần 12h trưa tan trường, thấy có bóng dáng CSGT ngoài cổng, nhiều học sinh đã cảnh báo cho nhau, không ra khỏi cổng trường vì sợ bị phạt.
Trường này vốn rất nhiều học sinh đi học bằng xe đạp điện, nhưng hôm nay, giờ tan học, hầu hết chỉ người đi bộ và đi xe đạp ra khỏi cổng. Một số ít học sinh đi xe đạp điện mang mũ bảo hiểm mới dám phóng ra. Một số khác không đội mũ lại "chơi bài" xuống dắt xe ung dung đi ra chứ không ngồi lên điều khiển.
Khi tổ công tác vừa đi khỏi, nhiều chiếc xe đạp điện không mũ bắt đầu xuất hiện trở lại trước cổng trường.
Theo kế hoạch, từ ngày 7/3 đến ngày 9/3, CSGT TP. Hà Nội sẽ ra quân nhắc nhở người điều khiển xe đạp điện, ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định. Sau 3 ngày này, từ 10/3, hành vi trên sẽ bị CSGT lập biên bản xử phạt.
Nhiều người đi xe đạp điện thờ ơ với mũ bảo hiểm
Ngơ ngác không hiểu chuyện gì
Khó chịu vì tự dưng bị CSGT gọi lại
Khi CSGT hỏi, đa số các bạn học sinh nói rằng không biết có quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện
Tan học, HS dắt xe rời khỏi cổng trường để "né" CSGT
Khi tổ công tác dời đi, từ trong trường, xe đạp điện lại phóng ra
Sáng nay, một số người bị nhắc nhở thắc mắc, luật chỉ quy định xe đạp máy (tức xe có máy) mới phải đội mũ bảo hiểm chứ xe đạp điện không quy định.
Khoản 5, Điều 3, Nghị định 34 giải thích: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện).
Khoản 4, Điều 11, Nghị định 34 quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
- Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo 24h
Kiểm tra, 100% cơ sở kinh doanh MBH vi phạm Đó là kêt quả bước đâu trong buôi đâu ra quân kiêm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiêm của Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng sáng 4/3/2013. Toàn bô 16 cơ sở được kiêm tra đêu bày bán rât nhiêu các loại mũ không đúng tiêu chuẩn, nhưng có kiểu dáng tương tự, thâm chí có cửa hàng...