MSR: nhận diện chu kỳ tăng trưởng mới
Nếu dự báo giá vonfram tăng trở thành hiện thực, CTCP Tài nguyên Masan ( Masan Resources, mã MSR) có thể thu lợi nhuận khổng lồ và góp phần làm thay đổi thị trường vonfram toàn cầu.
Mỏ đa kim Núi Pháo có trữ lượng quặng tiềm năng đã được chứng minh là 66 triệu tấn
Lợi nhuận được cải thiện dù giá vonfram suy giảm
Năm 2010, MSR được thành lập, với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên của Tập đoàn Masan. Cũng trong năm 2010, Tập đoàn Masan xúc tiến mua Dự án Mỏ đa kim Núi Pháo tại Thái Nguyên – một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới (không tính Trung Quốc), với trữ lượng quặng tiềm năng đã được chứng minh là 66 triệu tấn.
Tham vọng của Tập đoàn Masan là trở thành nhà sản xuất vonfram dòng trung và cao cấp hàng đầu thế giới, đồng thời phá thế độc quyền của Trung Quốc trên thị trường vonfram.
Năm 2014, sau gần 4 năm đầu tư xây dựng với hơn 1 tỷ USD đã được đổ vào dự án, mỏ đa kim Núi Pháo do MSR quản lý chính thức đi vào giai đoạn khai thác thương mại, sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho cả 4 kim loại: vonfram, florit, bismut và đồng. Trong bối cảnh giá vonfram liên tục giảm do kinh tế thế giới suy thoái, đồng thời giá dầu giảm làm trì trệ hoạt động khoan dầu khí, một lĩnh vực vốn tiêu thụ nhiều vonfram, kết thúc năm 2014, MSR đạt 2.826 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi trước thuế 35,6 tỷ đồng.
Năm 2015, sản lượng của MSR quy về cơ sở tương đương với vonfram tăng 63% so với năm 2014, trong đó sản lượng vonfram tăng 24% và sản lượng đồng tăng 31%. Toàn bộ sản phẩm đầu ra của Công ty được bán cho nhiều đối tác thương mại và khách hàng đa dạng. Doanh thu tiền mặt từ bán hàng cao (3.163 tỷ đồng) cùng với việc kiểm soát chi phí chặt chẽ đã giúp MSR đạt 1.237 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trả lãi vay và khấu hao, 152 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Kết quả kinh doanh tiếp tục được cải thiện trong quý I/2016, dù giá vonfram suy giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, MSR đạt doanh thu thuần 806 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao đạt 449 tỷ đồng, tăng 31,3%; lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông đạt 11 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ 89 tỷ đồng).
Video đang HOT
Triển vọng giá vonfram phục hồi và MSR sẽ bứt phá mạnh
Sau nhiều năm dao động ở vùng đáy, giá vonfram cuối quý I/2016 đã tăng lên 190 USD/mtu (1 mtu = 10 kg) và hiện nay đã chạm đến mức 220 USD/mtu so với mức trung bình quý I là 163 USD/mtu. Các nhà quan sát dự báo, giá vonfram sẽ tăng nhiều lần trong chu kỳ hàng hóa mới, đây có thể là bước ngoặt đưa MSR bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ.
Các yếu tố hậu thuẫn cho giá vonfram tăng là sự hồi phục của ngành dầu khí khi giá dầu đã đi qua vùng đáy, bên cạnh đó là triển vọng khả quan của các lĩnh vực tiêu thụ nhiều vonfram khác như ôtô, máy bay, điện thoại di động thông minh… Chẳng hạn, sản lượng ôtô toàn cầu năm 2015 tăng 1,7% và dự báo tăng 2,8% trong năm 2016.
Theo Hãng nghiên cứu Edison Investment Research, sự tăng giá vonfram gần đây là dấu hiệu của xu hướng tăng trong dài hạn. Hãng này dự báo, giá vonfram sẽ dần phục hồi lên ngưỡng 325 USD/mtu trong giai đoạn 2016 – 2017, sau đó có cơ hội tiến lên ngưỡng 400 USD/mtu vào năm 2018.
MSR cho biết, nhu cầu đối với các hàng hóa thành phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu chính do Công ty sản xuất tăng lên kể từ quý I/2016. Với việc 90% sản phẩm MSR sản xuất theo kế hoạch năm 2016 đã được cam kết bao tiêu theo các hợp đồng bao tiêu dài hạn, với giá thay đổi theo giá tiêu chuẩn, lợi ích cho Công ty theo xu hướng giá nguyên liệu tăng đang lớn dần.
Nhiều ý kiến cho rằng, MSR sẽ hưởng lợi lớn từ giá vonfram tăng và chi phí sản xuất giảm dần khi các khoản đầu tư được khấu hao. Nếu dự báo giá vonfram tăng trong chu kỳ mới trở thành hiện thực, MSR có thể thu được lợi nhuận khổng lồ, đồng thời góp phần làm thay đổi thị trường vonfram toàn cầu.
Ông Dominic John Heaton, Tổng giám đốc MSR chia sẻ, năm 2010, Công ty bắt tay vào thực thi tầm nhìn chiến lược là khai mở giá trị mỏ Núi Pháo. Đến nay, MSR và các công ty con đã chiếm gần 34% nguồn cung vonfram toàn cầu ngoài Trung Quốc, khẳng định vị thế của MSR là thương hiệu hàng đầu trên thị trường vonfram và các sản phẩm giá trị gia tăng từ vonfram.
Trong thời gian tới, các yếu tố thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng sức ép về tài chính đối với các nhà sản xuất vonfram có chi phí cao, hoặc các nhà sản xuất mới tham gia thị trường.
“Là một trong những nhà sản xuất vonfram có chi phí sản xuất thấp nhất, chúng tôi có đủ khả năng vượt qua được những biến động thị trường trong ngắn hạn, đồng thời củng cố vị thế để phát huy các lợi thế căn bản trong dài hạn đối với các dòng sản phẩm của Công ty”, Tổng giám đốc MSR nhấn mạnh.
Nguyễn Gia
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/6
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/6 của các công ty chứng khoán.
HUT: Khuyến nghị mua vào
CTCK Vietcombank (VCBS)
Kết quả kinh doanh quý I/2016, CTCP Tasco (mã HUT) ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu đạt 597 tỷ đồng, tăng 237,7% và hoàn thành 25% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 85 tỷ đồng, tăng 14 lần và hoàn thành 22,4 % kế hoạch. Trong đó, mảng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 68,3% tổng doanh thu đến từ dự án Foresa Villa Xuân Phương và mảng thu phí BOT tăng trưởng ổn định.
HUT đang dịch chuyển mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp xây lắp sang đầu tư hạ tầng và bất động sản. Trong đó, mảng thu phí BOT bắt đầu bước vào giai đoạn có dòng tiền đều và ổn định trong dài hạn. Mảng bất động sản đang trở thành mảng kinh doanh chính, đem lại tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn nhất.
Năm 2016, HUT có triển vọng vượt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.500 tỷ đồng, tăng trưởng 10,8%; lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng, tăng trưởng 148,4%. Triển vọng giai đoạn 2017-2018 tiếp tục khả quan với (1) nguồn thu phí BOT tăng đều và (2) doanh thu từ 5 dự án bất động sản đang được triển khai đồng loạt.
Với EPS forward 2016 là 2.350 đồng/CP, tương ứng P/E forward là 4,34 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành và mức PE toàn thị trường. HUT có tỷ lệ cổ tức tiền mặt dự kiến đạt 12%/năm là cổ phiếu khá hấp dẫn cho đầu tư dài hạn, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư MUA đối với cổ phiếu HUT.
Tải báo cáo
APC: Chờ mua khi giảm về 16
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Chiếu xạ An Phú (mã APC) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2016 tăng mạnh với chỉ tiêu doanh thu 116,51 tỷ đồng, tăng trưởng 14,38%; lợi nhuận sau thuế 33,76 tỷ đồng, tăng trưởng 23,66%, tương đương EPS 2016 là 2.808 đồng/cp.
APC với các điểm nhấn kỹ thuật như xu hướng hiện tại giao dịch tích lũy trong biên độ hẹp, chỉ báo xu hướng MACD, RSI tiêu cực, MACD bắt đầu tạo phân kỳ âm, RSI suy yếu quanh ngưỡng 50. Ngoài ra, thanh khoản của APC khá thấp.
Nhận định: cổ phiếu APC vẫn đang giao dịch sideway trong trung hạn, kháng cự và hỗ trợ hiện nằm ở 17.5 và 16.
Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị chờ mua khi APC giảm về 16 và nắm giữ với kỳ vọng 18.8, cắt lỗ khi giá giảm dưới 16 làm hỏng kênh tích lũy.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lợi nhuận các ngân hàng châu Á sẽ giảm mạnh Các ngân hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với "một cơn bão dữ dội" có thể tổn hại tới tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay, sau khi đạt được hơn 500 tỷ USD lợi nhuận trong năm ngoái, McKinsey & Co cho biết. 3 yếu tố bao gồm nền kinh tế tăng trưởng chậm, gián...