MSCI đề xuất giãn lộ trình nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ cận biên lên 1 năm, thay vì hoàn tất ngay trong tháng 11/2020
Đây là đề xuất có phần “kém vui” bởi sẽ khiến dòng vốn ngoại từ các thị trường cận biên đổ vào Việt Nam chậm hơn dự kiến ban đầu.
Ngày 8/4, MSCI đã ra thông báo đưa Kuwait từ thị trường cận biên (Frontier Markets) lên thị trường mới nổi (Emerging Markets) trong kỳ đánh giá tháng 11 và sẽ thực hiện chỉ trong một lần. Điều này có nghĩa toàn bộ cổ phiếu thị trường Kuwait sẽ bị loại khỏi danh mục cận biên ngay trong tháng 11.
Kuwait hiện là thị trường lớn nhất trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index với tỷ trọng 25,54% (ngày 21/10). Để giảm bớt mức độ ảnh hưởng của việc loại bỏ Kuwait khỏi rổ chỉ số do tỷ trọng quá lớn, MSCI vừa đưa ra đề xuất loại thị trường này trong vòng 5 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 11/2020 cho đến tháng 11/2021 thay vì loại hoàn toàn chỉ trong một lần vào tháng 11 tới.
Đây là thông tin “kém vui” bởi đề xuất này sẽ khiến việc loại bỏ Kuwait ra khỏi MSCI Frontier Markets 100 Index và tăng tỷ trọng các thị trường còn lại lâu hơn so với phương án ban đầu, kéo theo sự chậm trễ của dòng vốn ngoại vào các thị trường như Việt Nam.
Lộ trình 5 giai đoạn giảm tỷ trọng cổ phiếu Kuwait theo đề xuất của MSCI
Đồng thời, MSCI cho biết các thị trường Bangladesh, Lebanon, Nigeria sẽ không thay đổi tỷ trọng ngay cả khi Kuwait được nâng hạng do những vấn đề liên quan tới quy tắc của bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index.
Video đang HOT
Đề xuất thay đổi cách thức loại Kuwait khỏi bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index của MSCI sẽ không ảnh hưởng đến quá trình nâng hạng của quốc gia này từ nhóm cận biên lên mới nổi, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2020. MSCI cho biết sẽ lấy ý kiến từ các tổ chức tham gia thị trường về đề xuất mới này đến ngày 30/10 và công bố kết quả cuối cùng trước ngày 9/11.
Theo mô phỏng từ MSCI, trong trường hợp đề xuất mới được thông qua, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ tăng lên 15,76% sau tháng 11/2020 (tương ứng lần giảm tỷ trọng Kuwait thứ nhất). Sau khi loại hoàn toàn thị trường Kuwait ra khỏi danh mục (sau 5 giai đoạn giảm tỷ trọng), thị trường Việt Nam sẽ chiếm tỷ trọng 28,76% trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index vào tháng 11/2021, bỏ khá xa thị trường đứng thứ 2 là Morocco với tỷ trọng 12,47%.
Tỷ trọng các thị trường trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index sau khi loại hoàn toàn Kuwait
Hiện tại, iShare MSCI Frontier 100 ETF là quỹ ETF duy nhất sử dụng bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index làm benchmark. Tại ngày 21/10, quy mô danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF đạt 387 triệu USD (~9.000 tỷ đồng), trong đó tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam là 12,47%.
Theo ước tính của CTCK MBS, với giả định quy mô iShare MSCI Frontier 100 ETF không thay đổi so với hiện tại, sau lần điều chỉnh tỷ trọng thứ nhất (tháng 11/2021), quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF sẽ mua thêm lượng cổ phiếu Việt Nam trị giá 270 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất 5 giai đoạn (vào tháng 11/2021), quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF sẽ mua vào tổng cộng khoảng 1.415 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.
Ước tính giao dịch của iShare MSCI Frontier 100 ETF sau 5 giai đoạn nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam
Cổ phiếu ngân hàng lèo lái các quỹ đầu tư vào bờ
Cổ phiếu ngân hàng tăng tốt trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua đã góp phần lớn đưa hiệu suất các quỹ đầu tư bớt thua lỗ...
Điều này khiến hiệu suất đầu tư 9 tháng đầu năm còn -6,7%, tích cực hơn so với kết quả cuối tháng trước đó.
Tại báo cáo này, Vietnam Holding đánh giá ngành ngân hàng đang nổi bật ở Việt Nam, không giống như nhiều nước phát triển hiện nay. Các ngân hàng Việt Nam được quản lý chặt chẽ hơn nhiều ngành khác, do đó phải thực hiện các tiêu chuẩn tốt nhất, thúc đẩy các nhà băng duy trì bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn cũng như khả năng phục hồi hoạt động.
Vietnam Holding cho rằng năm 2021 có thể chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ từ các ngân hàng nhờ nền kinh tế hồi phục (mức tăng trưởng GDP dự báo 7-8%).
Top 10 danh mục của quỹ đầu tư này có sự góp mặt của 2 đại diện ngân hàng là CTG và VCB với tỷ trọng đầu tư lần lượt là 4,6% và 4,2% NAV. So với hồi đầu năm, tổng giá trị đầu tư vào ngành ngân hàng của VNH đã tăng từ 7% NAV lên tới 20%. Ngân hàng là ngành có tỷ trọng đầu tư cao thứ 2 hiện nay của quỹ.
VNH mới chỉ bắt đầu tăng đầu tư vào VCB từ tháng 4/2020 và CTG từ tháng 8 trong khi lại giảm mạnh đầu tư vào MBB.
Tính đến cuối tháng 9/2020, cổ phiếu VCB mặc dù giảm 7,3% so với hồi đầu năm, tuy nhiên so với đầu tháng 4 thì cổ phiếu này đã tăng tới 29,3%. Còn CTG, chốt giá cuối tháng 9 đã tăng 23% so với đầu năm, riêng trong 2 tháng 8 và tháng 9 đã tăng trưởng 22%.
Dù hiệu suất chưa thoát âm nhưng với sự tịnh tiến thị giá các cổ phiếu ngân hàng đã đặt ra cho VNH sự kỳ vọng lớn vào nhóm ngành này.
Minh chứng rõ nhất trong việc cổ phiếu ngân hàng kéo quỹ vào bờ là PYN Elite. Cuối tháng 9 vừa qua, quỹ đầu tư Phần Lan này đã công bố hiệu suất 9 tháng đạt 2,4% (cuối tháng 8 vẫn còn -2,38%).
Top 12 danh mục của PYN Elite hiện có tới 6 mã chứng khoán ngành ngân hàng, bao gồm: CTG (tỷ trọng đầu tư 9,87%), TPB (9,57%), HDB (9,48%), BVB (2,84%), LPB (2,64%) và MBB (2,49%).
Cổ phiếu ngành ngân hàng được bổ sung nhiều hơn so với hồi đầu năm. Vào đầu 2020 top 12 nắm giữ của PYN chỉ có 3 mã TPB, HDB và CTG thuộc nhóm ngân hàng. Dù đã tăng tỷ trọng đầu tư vào 3 mã này trong tháng 1-2 tuy nhiên phải đến tháng 8, tháng 9, danh mục mới có sự thay đổi rõ rệt: Tháng 8, PYN tăng đầu tư vào cổ phiếu BVB của Ngân hàng Bản Việt vừa lên sàn vào hồi tháng 7, đưa cổ phiếu này vào top 10 nắm giữ. Tháng 9, PYN Elite tăng đầu tư thêm vào LPB và MBB, đưa 2 cổ phiếu này vào vị trí nắm giữ nhiều thứ 11 và 12, thay thế cho PAN và KDH.
Chỉ trong 2 tháng (tháng 8-9/2020), thị giá cổ phiếu các ngân hàng cải thiện vượt bậc, nhiều mã tăng mạnh trên 20% như LPB (35,7%), HDB (28,2%), MBB (21,8%), CTG (22%) đã giúp PYN Elite cải thiện đáng kể hiệu suất đầu tư. Trong danh mục của PYN duy chỉ có BVB đang diễn tiến khá chậm với mức tăng trong 2 tháng chỉ khoảng 4,9%.
Tương tự là VEIL - Dragon Capital, Quỹ ngoại lớn nhất thị trường VEIL này đang nắm giữ 4 cổ phiếu ngân hàng trong top 10 bao gồm ACB (8,91%), VCB (8,79%), MBB (3,96%) và VPB (3,31%). Hiện tỷ trọng đầu tư của VEIL vào nhóm ngân hàng là 25,83%, xếp thứ 2 sau ngành bất động sản (26,97%).
Các mã ngân hàng VEIL nắm giữ cũng tăng trưởng tốt trong giai đoạn qua, giúp VEIL kịp về bờ vào cuối tháng 9 với mức hiệu suất 0,15% so với đầu năm.
Temasek Quỹ đầu tư hàng đầu khu vực với hàng tỷ USD rót vào VinHomes, VNG và thị trường bất động sản Việt Nam Bên cạnh quỹ đầu tư GIC, chính phủ Singapore cũng sở hữu một quỹ đầu tư khác thuộc vào loại hàng đầu thế giới, đó là Temasek. Khác với GIC và nhiều quỹ đầu tư khác trên thế giới, Temasek có cách đầu tư tương đối độc đáo: hầu hết tài sản đầu tư của công ty là cổ phiếu, thay vì đầu...