MSB “thầu trọn” 350 tỷ đồng trái phiếu của “ông trùm” gang thép Thái Nguyên
Tính tới tháng 10/2016, Thái Hưng có quy mô vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng, mang dáng dấp của một công ty gia đình, với cơ cấu cổ đông bao gồm 8 cá nhân.
Trụ sở chính của CTCP Thương mại Thái Hưng (Ảnh: thaihung.com.vn)
CTCP Thương mại Thái Hưng (Thái Hưng) vừa công bố kết quả phát hành 350 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Mức lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm. Đối với các kỳ tính lãi tiếp theo (3 tháng/lần), lãi suất được xác định bằng lãi suất tiết kiệm cao nhất bình quân trả lãi sau thời hạn 12 tháng của 4 ngân hàng tham chiếu (bao gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank) cộng với biên độ tới 4,2%/năm.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã mua vào toàn bộ số trái phiếu này. Đồng thời, MSB cũng là đại lý quản lý tài khoản và thanh toán, quản lý tài sản bảo đảm. CTCP Chứng khoán KB Việt Nam là đại lý đăng ký lưu ký của thương vụ.
Theo bản công bố thông tin, Thái Hưng sử dụng các tài sản bảo đảm là một loạt các quyền và tài sản có liên quan đến dự án Dự án Khu Tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City – tên thương mại mới: Crown Villas) do công ty này làm chủ đầu tư. Bao gồm:
“ (i) “Tài Sản Bảo Đảm 1″ có nghĩa là quyền sử dụng đất thuộc các tiểu khu Iris, Hermes, Helios của Dự án Eco City theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nước UBND tỉnh Thái Nguyên cấp cho Tổ chức phát hành và thuộc sở hữu của Tổ chức phát hành.
(ii) “Tài Sản Bảo Đảm 2″ có nghĩa là toàn bộ số dư tiền gửi theo Hợp đồng tiền gửi số 01/HĐTG/TH ngày 24/6/2019 thuộc quyền sở hữu của Tổ Chức Phát Hành gửi tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
(iii) “Tài Sản Bảo Đảm 3″ có nghĩa là Tài sản hình thành trong tương lai là nhà ở và tài sản khác gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc “Tài Sản Bảo Đảm 1″ bao gồm chi tiết các hạng mục được miêu tả cụ thể tại Quyết định phê duyệt đầu tư Giai đoạn 1 của Dự án (không bao gồm đất thương phẩm) số 1967/QĐ-UBND ngày 4/7/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên và Quyết định số 3007/QĐ-UBND ngày 16/10/2018 về việc điều chỉnh chấp thuận đầu tư Giai đoạn 1 Dự án của UBND tỉnh Thái Nguyên.
(iv) “Tài sản Bảo Đảm 4″ có nghĩa là quyền đòi nợ, các khoản phải thu thuộc về Tổ chức phát hành phát sinh từ tất cả các Hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến Tài sản Bảo Đảm 1.
(v) “Tài Sản Bảo Đảm 5″ có nghĩa là Toàn bộ số dư tiền trên Tài Khoản Dự Án.”
Video đang HOT
Được biết, dự án Eco City có quy mô hơn 35 ha, với tổng mức đầu tư lên tới 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, bất động sản chỉ là một trong những lĩnh vực đầu tư mở rộng của Thái Hưng, làm nên tên tuổi của doanh nghiệp này phải kể đến lĩnh vực gang thép.
Phối cảnh khu đô thị Crown Villas tại Thái Nguyên (Ảnh: Internet)
Chân dung “ông trùm” thép Thái Nguyên
Theo tìm hiểu của VietTimes, Thái Hưng tiền thân là doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng và chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần kể từ năm 2003. Công ty đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại tổ 14, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Sau quá trình phát triển, quy mô vốn của Thái Hưng cũng được cải thiện nhanh chóng.
Tính tới tháng 10/2016, Thái Hưng đã nâng quy mô vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng, mang dáng dấp của một công ty gia đình, với cơ cấu cổ đông bao gồm 8 cá nhân.
Trong đó, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Cải cùng với hai người con là ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Vinh sở hữu tới 66,697% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại đều do những cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thái Nguyên nắm giữ.
Phần giới thiệu về ban lãnh đạo của Thái Hưng cho thấy, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Cải đã nhường lại các chức vụ quan trọng như Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc lần lượt cho 2 người con là ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Vinh nắm giữ.
Thái Hưng cho biết doanh thu bình quân hàng năm của công ty đạt từ 15.000 – 18.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 450 – 650 tỷ đồng. Công ty chuyên hoạt động trong các lĩnh vực như: Kinh doanh (thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm); Dịch vụ (Logistics, khách sạn); và Đầu tư (Giáo dục, bất động sản).
Đối với lĩnh vực kinh doanh thép, Thái Hưng đã để lại một số dấu ấn đáng chú ý khi cho biết đang “chiếm khoảng 13% thị phần thép của Việt Nam” và sở hữu lượng lớn cổ phần tại một số công ty cùng ngành như: CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Mã CK: TIS), CTCP Thép Việt Ý (Mã CK: VIS).
Quay trở lại với thương vụ phát hành trái phiếu vừa qua, dữ liệu của VietTimes cho thấy, giữa Thái Hưng và trái chủ MSB đã có nhiều giao dịch tín dụng từ cách đây nhiều năm. Các tài sản thế chấp khá đa dạng, từ hàng tồn kho (sắt thép xây dựng…) nay đã dần đổi thành các hợp đồng, khoản phải thu giữa Thái Hưng và một nhà thầu xây dựng.
Sự chuyển biến này khá phù hợp với sự mở rộng kinh doanh của Thái Hưng sang lĩnh vực bất động sản. Điều này thể hiện một phần trong số những tài sản được công ty này dùng để bảo đảm cho thương vụ phát hành trái phiếu nêu trên./.
Theo viettimes.vn
Khối ngoại tiếp tục bán mạnh PDR và HPG trong phiên 2/7
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái bán ròng trong phiên 2/7 với giá trị gần 75 tỷ đồng. Trong đó, khối này đẩy mạnh xả PDR và HPG với khối lượng bán ròng hàng triệu cổ phiếu.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 13,24 triệu đơn vị, giá trị 583,9 tỷ đồng, tăng 79,1% về khối lượng và 34,22% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 20,23 triệu đơn vị, giá trị 612,69 tỷ đồng, tăng 68,94% về khối lượng và 12,72% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng gần 7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 28,79 tỷ đồng, tăng 52,56% về lượng nhưng giảm 73,47% về giá trị so với phiên đầu tuần.
Trong đó, cổ phiếu PLX được mua ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 1,22 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 78,22 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo vẫn là các bluechip gồm MSN được mua ròng 35,92 tỷ đồng (423.280 đơn vị), VJC với 25,66 tỷ đồng, VRE với 21,49 tỷ đồng, VIC với 7,1 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh nhất PDR với khối lượng 3,66 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 95,33 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, HPG bị bán ròng gần 2,4 triệu cổ phiếu, giá trị 54,32 tỷ đồng. Tiếp đó là HDB với 24,16 tỷ đồng, VHM với 20,58 tỷ đồng, YEG với 12,85 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 508.500 đơn vị, giá trị 10,93 tỷ đồng, tăng 51,43% về lượng và 116,87% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Ngược lại, khối này bán ra 3,74 triệu đơn vị, giá trị 54,43 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ bán ra 259.800 đơn vị, giá trị 3,35 tỷ đồng.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 3,23 triệu đơn vị, giá trị 43,5 tỷ đồng; trong khi phiên đầu tuần mua ròng 76.000 đơn vị, giá trị 1,69 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng nhỏ giọt 29 mã, trong đó AMV được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 9.100 cổ phiếu, giá trị hơn 269 triệu đồng.
Ngược lại, khối này chỉ bán ròng 18 mã, tromg đó NDN dẫn đầu với giá trị bán ròng đạt 13,88 tỷ đồng, tương đương khối lượng 862.000 cổ phiếu. Tiếp theo là PVS bị bán ròng 12,12 tỷ đồng (519.600 cổ phiếu), TNG bị bán ròng 7,39 tỷ đồng (340.300 cổ phiếu).
Còn xét về khối lượng, SHB bị bán ròng mạnh nhất đạt gần 1,05 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 7,1 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 37,33 tỷ đồng, tăng hơn 67% về lượng và 12,27% về giá trị so với phiên đầu tuần.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng xấp xỉ phiên trước đạt 918.500 đơn vị, giá trị 39,55 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,86% so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 81.900 đơn vị, trong khi phiên đầu tuần bán ròng 315.310 đơn vị; tổng giá trị vẫn là bán ròng 2,22 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 54% so với phiên trước đó.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 24 mã, trong đó LPB dẫn đầu danh mục với khối lượng mua ròng 352.800 cổ phiếu, giá trị 2,8 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là QNS được mua ròng 59.900 cổ phiếu, giá trị hơn 1,8 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng 22 mã, trong đó BSR dẫn đầu khi bị bán ròng 219.000 cổ phiếu, giá trị 2,72 tỷ đồng. Tiếp đó, VEA bị bán ròng 2,68 tỷ đồng (47.000 cổ phiếu), ACV bị bán ròng gần 2,1 tỷ đồng (25.000 cổ phiếu).
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 2/7, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,15 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 74,51 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần về lượng nhưng giảm 33,27% về giá trị so với phiên đầu tuần (bán ròng 4,58 triệu đơn vị, giá trị 111,66 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tăng vốn ngân hàng: Chờ tín hiệu mới nửa cuối năm Sau nửa đầu năm đầy dang dở, tăng vốn ngân hàng vẫn phải chờ tín hiệu mới trong nửa cuối năm. MB dự kiến tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ và bán cổ phiếu quỹ trong nửa cuối năm 2019 Trong tuần cuối cùng của quý II/2019, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chứng kiến phiên giao...