MSB chuẩn bị bứt phá
Từ đầu năm 2019, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, mở đường cho những thay đổi toàn diện để bứt phá lên sàn chứng khoán Việt Nam.
Năm 2018 là năm bản lề để MSB củng cố và tăng cường hoạt động trong mọi lĩnh vực, tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới 2019 – 2023.
Lợi nhuận kỷ lục trong suốt 7 năm qua
Nếu như trước đây, lãi trước thuế đều nằm ở tầm trung thì MSB đã vươn lên nhóm nhà băng lãi nghìn tỷ trong năm 2018. Đây là con số kỷ lục được ghi nhận trong suốt 7 năm qua với lãi trước thuế hơn 1.053 tỷ đồng, gấp 6,4 lần so năm 2017. Tổng tài sản của MSB đạt gần 138.000 tỷ đồng, tăng gần 23% so với thời điểm cuối năm 2017. Tổng doanh thu năm 2018 của MSB được cấu thành bởi thu thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư, góp vốn đầu tư và từ lãi.
Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng gây ấn tượng, gấp 3,2 lần so với kết quả 2017 và gấp 15,5 lần so với năm 2016. Tổng thu nhập thuần tăng 45% so với năm 2017 và thu nhập lãi thuần tăng 81%. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng gấp đôi so với năm trước.
MSB đã tập trung đẩy mạnh tài sản có sinh lãi trong những năm gần đây. Tỷ trọng tài sản có sinh lãi/tổng tài sản có của MSB luôn duy trì trên 80%. Nguồn vốn được tăng cường tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho vay khách hàng, nhờ đó tỷ lệ cho vay khách hàng trong tổng tài sản có sinh lãi đã tăng từ 32% (năm 2012) lên 43% (năm 2018).
MSB cũng xử lý nợ xấu tốt và sự cải thiện khả năng sinh lợi phù hợp với tăng trưởng tín dụng. Chính điều này, Moody’s đã nâng bậc Xếp hạng Tín dụng Cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh của MSB từ caa1 lên b3. Cùng lúc đó, Moody’s cũng nâng bậc Tín nhiệm Rủi ro Đối tác (CRR) dài hạn của MSB từ B2 lên B1 và Đánh giá Rủi ro Đối tác (CRA) dài hạn từ B2 (cr) lên B1 (cr). Triển vọng tiền gửi và nhà phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ của MSB được Moody’s đánh giá ở mức ổn định.
Thay đổi thương hiệu để bứt phá
Video đang HOT
Vào ngày 14/1/2019, Ngân hàng này đã chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu và tên viết tắt từ Maritime Bank sang MSB. Việc thay đổi này giúp mở đường để MSB niêm yết trên sàn chứng khoán vào quý III/2019.
Với tên gọi và hình ảnh logo mới đơn giản, dễ đọc và dễ nhớ hơn, ngân hàng này cũng thay đổi toàn diện về chiến lược và mô hình trải nghiệm khách hàng.
Từ bắt nhịp công nghệ 4.0…
MSB nhanh chóng gia nhập sân chơi 4.0 qua việc đầu tư lớn cho hệ thống công nghệ nhằm mang đến cho khách hàng những phương thức thanh toán hiện đại và an toàn. Việc này giúp lãi thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2018 tăng 100% so với năm 2017 và gấp 3 lần so với 2016.
Ngân hàng cũng đang xây dựng lộ trình “Ngân hàng số”, số hóa quy trình, áp dụng công nghệ AI với mục đích cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tiện ích mới, trải nghiệm mới cho khách hàng. Dự án này cho phép khách hàng của MSB có thể nhận kết quả chỉ trong 48 giờ đối với khoản vay thế chấp và 24 giờ đối với khoản vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng.
Năm 2019, MSB sẽ thúc đẩy xây dựng các dự án điển hình như: Go Banker, Big Data, Biometric authentication… Những dự án công nghệ này góp phần rút ngắn thời gian nhập dữ liệu, giảm thiểu chi phí vận hành và hoạt động, phục vụ tốt nhất khách hàng của MSB.
… đến bước chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2019
Những thành tựu trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ đem đến sự chuyển hóa toàn diện, bứt phá mạnh mẽ trong năm 2019 của MSB.
Tại ĐHCĐ vừa được tổ chức, HĐQT MSB đã đề ra các chỉ tiêu tăng trưởng cao năm 2019. Cụ thể, tổng tài sản tăng 11%, đạt mức 153.000 tỷ đồng; vốn huy động tại thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 22%; dư nợ tín dụng tăng 35%. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.860 tỷ đồng, tăng 77%. Đặc biệt, vốn điều lệ sẽ tăng thêm 9% lên 12.750 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức dự kiến 10%.
MSB cũng sẽ tiếp tục tập trung nâng cao nguồn lực về con người như: Chuẩn hóa công tác giao KPIs trên hệ thống HRIS, đồng thời hoàn thiện bộ từ điển KPIs; xây dựng bộ giá trị cốt lõi và chuẩn mực ứng xử, các dự án văn hóa DN; triển khai kế hoạch đào tạo lãnh đạo cấp trung và tuyển chọn các khóa quản trị viên…
Có thể nói, MSB đã hội tụ đủ nội lực cho việc niêm yết cổ phiếu tại Sở GDCK TP.HCM vào quý III/2019 tới. Đây chính là bước ngoặt đưa MSB lên tầm cao mới, mở rộng quy mô và minh bạch trong hoạt động, nâng tầm và khẳng định giá trị của ngân hàng này đến với nhà đầu tư.
Hải Hà
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Theo dõi sát thị trường tài chính, tiền tệ thế giới
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu đã Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ tạo nền tảng vững chắc chống chọi với cú sốc từ bên ngoài.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019), cơ quan này đã điều hành đồng bộ và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình hình thế giới thời gian qua có rất nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp và rất khó lường, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gay gắt hơn, từ nay đến cuối năm sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế - xã hội nước ta - nền kinh tế quy mô nhỏ và có độ mở cao. Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo suy giảm, trong khi rủi ro bất trắc tăng lên.
Trên thực tế, thời gian qua, một trong những vấn đề rất được quan tâm liên quan tới thị trường tài chính, tiền tệ là việc Việt Nam vào danh sách giám sát Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, theo quy định phía Hoa Kỳ, có 3 tiêu chí để đánh giá các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với Hoa Kỳ.
Thứ nhất, có thặng dự thương mại với phía Hoa Kỳ trên 20 tỷ USD. Thứ hai, có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Thứ ba, có can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Việt Nam thỏa mãn 2 tiêu chí của Hoa Kỳ, tức là có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lớn hơn 20 tỷ USD và có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Còn về can thiệp ngoại hối một chiều chúng ta thấp hơn ngưỡng phía Hoa Kỳ đưa ra. Báo cáo của phía Hoa Kỳ đưa ra cũng có kết luận không có quốc gia nào trong danh sách này thực hiện việc thao túng tiền tệ.
"Chúng ta cũng khẳng định với phía các đối tác Hoa Kỳ là chúng ta điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chúng ta không dùng chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo cạnh tranh, tạo lợi thế thương mại một cách không công bằng. Báo cáo này chỉ đưa ra một số các khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và cho các bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước", Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.
Theo Thống đốc, những khuyến nghị chính sách phía Hoa Kỳ đưa ra, cũng tương tự và cũng khá tương đồng với khuyến nghị của quỹ tiền tệ quốc tế khi hàng năm và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Những khuyến nghị chính sách của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng nằm trong lộ trình mà Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước triển khai và hoàn thiện các chính sách và các cơ chế điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
"Chúng tôi trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng sẽ tiếp tục cùng với các bộ, ngành để trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết cho phía Hoa Kỳ, làm rõ trong định hướng điều hành của chúng ta cũng như diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình diễn biến cán cân vãng lai, cũng như thương mại và đầu tư của chúng ta với phía Hoa Kỳ", Thống đốc khẳng định.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao mới đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định Việt Nam không thực hiện và không có ý định thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế thương mại.
Chính phủ Việt Nam luôn kiên trì đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ được quản lý điều hành đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Người phát ngôn cũng cho biết, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan đã phối hợp, trao đổi với Bộ Tài chính Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối.
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong thời gian qua, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, thương mại đã có những bước tiến triển rất tích cực. Hợp tác kinh tế, thương mại vừa là trọng tâm vừa là động lực trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
"Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ về những vấn đề có thể phát sinh trong quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tài chính", Người phát ngôn nhấn mạnh.
Thành Đạt
Theo baochinhphu.vn
Điều hành tỷ giá linh hoạt, lạm phát được kiểm soát Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây. Theo...