‘Mr. Hollywood’ muốn giúp nhà làm phim Việt kiếm tiền
Dov Simens, giảng viên điện ảnh hàng đầu của Mỹ, cho rằng phim ảnh là ngành công nghiệp hái ra tiền và ông chỉ thấy thích thú với những tác phẩm sinh lời. Ông có chuyến giảng dạy ở TP HCM từ 26-28/7.
- Cảm xúc của ông khi lần đầu đến giảng dạy ở Việt Nam?
- Tôi cảm thấy háo hức khi có cơ hội này. Việt Nam là xứ sở có nền công nghiệp điện ảnh đang trên đà phát triển. Tôi muốn chỉ cho học viên cách sản xuất những bộ phim làm ra lợi nhuận. Điều cốt yếu để phát triển trong hoàn cảnh đất nước các bạn hiện nay là làm ra những bộ phim có lợi nhuận. Nếu làm ra tiền, các bạn sẽ làm được thêm nhiều phim.
Dov Simens (trái) tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM, vào tối 22/7.
- Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp ở Hollywood của ông?
- Người đó chính là Roger Corman. Tại Mỹ, ông được mệnh danh là “Vua phim B”, một dòng phim thương mại với kinh phí thấp, trỗi dậy trong thời hoàng kim của Hollywood và đã thoái trào.
Ngày nay, phim B được nhắc đến như một dòng phim có địa vị kém cỏi hơn dòng chủ lưu, mặc dù nhiều phim B mang đậm giá trị nghệ thuật và có rất nhiều ngôi sao và nhà làm phim danh giá đi lên từ nó, như: Jonathan Demme, John Wayne, Jack Nicholson… Roger Corman đã sản xuất và phát hành từ năm 1960 đến 2010 hơn 70 phim và luôn luôn là phim có lợi nhuận. Tôi đã theo dõi cách ông ta làm việc và giờ đây tôi đến Việt Nam để hướng dẫn các bạn cách làm của ông ta.
- Thực tế ngày nay, ở Hollywood tràn ngập các phim thương mại, hoành tráng nhưng vẫn không có giá trị nghệ thuật, nếu không nói là vô vị, chủ yếu để phô diễn kỹ xảo. Ông nghĩ sao về tình trạng này?
- Tôi thích những bộ phim có lời. Đó là lý do tôi đến Việt Nam. Tôi đến đây để giảng dạy cách làm phim sao cho có lời. Hollywood, tức các nhà phát hành hàng đầu như: Warner Bros, Paramount, Universal, Walt Disney, Sony, 20th Century Fox… đã nhận ra cách đây 10 năm rằng phim ảnh đã trở nên toàn cầu hóa. Có nghĩa là bộ phim họ làm ra sẽ được trình chiếu đồng thời ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Đức, Nga, Pháp…
Và với tâm niệm về một thị trường toàn cầu, Hollywood thấy rằng sẽ không có lợi nhuận khi làm phim dựa trên những câu chuyện, lời thoại và tình tiết quá sắc nét, bởi vì những yếu tố này không dễ diễn giải khi mang phim đến từng quốc gia. Còn các bộ phim dựa trên ngân sách khổng lồ, với nhiều hiệu ứng và kỹ xảo hình ảnh sẽ luôn luôn kiếm được tiền, dù trình chiếu tại nước nào.
Batman, Superman, Ironman, Transformers… đều là những xuất phẩm hời hợt, kém sâu sắc, nhưng mỗi phim đều kiếm hơn 400 triệu USD. Tôi, cũng như Hollywood, đều thích những bộ phim kiếm được hơn 400 triệu USD.
Video đang HOT
Dov Simens có lối giảng dạy trực diện, sinh động và hóm hỉnh. Trong ảnh: Dov (trái) trò chuyện tại buổi gặp gỡ báo giới TP HCM và các nhà làm phim vào ngày 24/7. Ảnh: T.A.
- Suy nghĩ của ông về công nghệ 3D và vai trò của nó trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp điện ảnh?
- 3D không còn là một xu hướng nữa. Nó không phải là một chiêu hút khách để rồi sẽ biến mất. Mỗi chiếc TV được chế tạo ngày hôm nay đều được tích hợp tính năng 3D. Nói thế có nghĩa nó đã là một dòng doanh thu mới và tại Hollywood chúng tôi hầu như đang làm phim với cả phiên bản 2D và 3D để khai thác các dòng doanh thu mới.
Trong lớp học 3 ngày tại Việt Nam, tôi sẽ giải thích về quy trình làm phim 3D và hy vọng một ai đó tại Việt Nam, từ lớp học này, sẽ làm được phim truyện 3D có lãi cao.
- Christopher Nolan, Quentin Tarantino hay Guy Ritchie đều là những đạo diễn tên tuổi mà các tác phẩm của họ thường đạt thành công cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật. Theo ông, yếu tố lớn nhất để có thể tạo nên một tác phẩm vừa nghệ thuật lại vừa có lãi là gì?
- Trước tiên, hãy tìm chủ đề ăn khách, nghĩ một cái tên phim cuốn hút, rồi lên kế hoạch tuyển mộ diễn viên ăn khách với một kịch bản hấp dẫn. Thế là bạn đã kết nối được với cả thế giới nghệ thuật lẫn thương mại. Trong khóa học, tôi sẽ giảng dạy cách để vừa có tư duy thương mại lại vừa có tư duy nghệ thuật.
Nhiều học viên của Dov Simens đã đoạt các giải Oscar, Emmy và nhiều giải thưởng điện ảnh của Mỹ và thế giới.
- Các nhà làm phim độc lập ở Việt Nam đôi khi có ý tưởng thú vị nhưng lại hay gặp phải bế tắc mỗi khi phát triển thành kịch bản. Liệu chúng ta có thể hy vọng khóa học làm phim 3 ngày sẽ giúp giải quyết vấn đề đó?
- Vâng. Tôi dành nửa ngày học đầu tiên để trình bày khái niệm về triển khai kịch bản hấp dẫn bằng cách biến 40-50 cảnh quay thành một kịch bản từ 90-120 trang, với cấu trúc căn bản 11 cảnh, gồm 6 câu chuyện nền và 3 cốt truyện phụ đan xen với nhau thành một kết cục lý thú và trọn vẹn.
- Đạo diễn Quentin Tarantino từng nói: “Tôi tham dự khóa học làm phim trong 2 ngày của Dov và sau đó bắt đầu sự nghiệp phim ảnh như một nhà biên kịch có thể kiểm soát kịch bản của mình”. Ông dùng cách gì để giải quyết xung đột giữa nhà biên kịch và đạo diễn?
- Mối xung đột giữa nhà biên kịch và đạo diễn luôn luôn tồn tại. Tuy nhiên, điểm mấu chốt chính là nhà sản xuất. Đây là người huy động nguồn tiền để làm phim, là người mua kịch bản và thuê đạo diễn. Công việc của nhà sản xuất là kết hợp viễn kiến của nhà biên kịch và đạo diễn thành một viễn kiến mà bản thân mình ưng ý.
Dov Simens: “Làm phim ngắn không phải là con đường đến thành công”
Sáng 24/7 ở TP HCM, Dov Simens, người được mệnh danh là giảng viên điện ảnh số một của Mỹ, có cuộc gặp gỡ báo giới và một vài nhà làm phim Việt. Với lối nói chuyện chân thành, hóm hỉnh nhưng rất trực diện, ông thẳng thắn cho rằng, lớp học 3 ngày của ông tại Việt Nam không dành cho những “đứa trẻ”, những người chưa biết gì đến nghệ thuật thứ bảy, mà chỉ dành cho các đối tượng chuyên nghiệp, quan tâm đến điện ảnh và việc kinh doanh ngành công nghiệp điện ảnh.
Trong khi hiện nay ở Việt Nam, phong trào làm phim ngắn đang sôi động với nhiều cuộc thi phim ngắn diễn ra, thì ngược lại, Dov Simens phản biện, một nhà làm phim thật sự không bắt đầu với phim ngắn.
“Chỉ cần một kịch bản 90 trang, một địa điểm để quay, một máy quay và êkíp của mình, bạn hoàn toàn có thể triển khai một bộ phim truyện. Vậy tại sao lại đi làm phim ngắn. Phim ngắn rất khó kiếm ra tiền. Nếu bạn được tài trợ để làm phim ngắn thì hãy cứ làm đi. Nhưng tôi tin, sau lớp học của tôi, bạn sẽ từ bỏ ý định làm bộ phim chỉ có thời lượng dăm mười phút”, giảng viên Hollywood nói.
Trong khóa học diễn ra từ ngày 26 đến 28/7, tại Trung tâm trao đổi văn hóa Pháp Idecaf, Dov Simens tập trung vào 5 điểm chính: lên kế hoạch và tổ chức công việc sản xuất phim, viết kịch bản theo công thức Hollywood, giai đoạn quay phim và hậu kỳ, tìm nguồn tài chính để làm phim, đưa phim tham dự các liên hoan và bán phim.
Khóa học này thu hút nhiều tên tuổi trong giới điện ảnh Việt như: đạo diễn Việt Linh, Phạm Hoàng Nam, vợ chồng diễn viên Hồng Ánh, diễn viên Trần Bảo Sơn, nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải, ca sĩ Hồng Nhung…
Theo VN Express
Siêu phẩm "Tron" khuấy đảo toàn Bắc Mỹ
Top Box Office U.S.A
1 - TRON: Legacy - 43,6 triệu USD
2 - Yogi Bear - 16,7 triệu USD
3 - The Chronicles of Narnia: the Voyage of the Dawn Treader - 12,4 triệu USD
4 - The Fighter - 12,2 triệu USD
5 - The Tourist - 8,7 triệu USD
6 - Tangled - 8,6 triệu USD
7 - Black Swan - 8,3 triệu USD
8 - How Do You Know - 7,6 triệu USD
9 - Harry Potter and the Deathly Hallows - 4,8 triệu USD
10 - Unstoppable - 1,8 triệu USD
Sau hơn 28 năm ngày tung ra Tron và không mang lại thành công về mặt kinh doanh như mong đợi, hãng Walt Disney quyết định phục thù bằng phần tiếp theo với tựa đề TRON: Legacy trên cả phiên bản 3-D lẫn 2-D. Dù đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong việc sử dụng đồ họa vi tính nhưng với 33 triệu USD thu được khi kết thúc thời gian trình chiếu ngoài rạp, rõ ràng Tron là nỗi thất vọng lớn của Walt Disney trong quá khứ. Chính vì vậy, sự trở lại của TRON: Legacy lần này rõ ràng chứa đựng rất nhiều hi vọng và cảm xúc từ phía các nhà phát hành lẫn khán giả. Điều này được thể hiện rõ trong các chiến dịch quảng bá, đặc biệt bộ phim còn được quay bằng công nghệ 3-D tiên tiến.
Đồng loạt khởi chiếu vào hôm thứ sáu tại 3451 hệ thống rạp trên khắp Bắc Mỹ, TRON: Legacy dễ dàng leo lên ngôi đầu bảng Top Box Office với 43,6 triệu USD tiền vé. Tung ra trước dịp giáng sinh đúng 1 tuần, doanh thu của TRON: Legacy có thể coi là chấp nhận được đối với một tác phẩm lớn.
Đối với riêng hãng Walt Disney, TRON: Legacy là bộ phim thứ 4 đứng ở vị trí thứ nhất trên Top Box Office trong năm 2010. Trước đó, Alice in Wonderland, Toy Story 3, Tangled cũng đã làm được điều tương tự. Theo thông kê từ quầy vé, có tới 66% lượng khán giả tới rạp đều là nam giới và 75% trên 18 tuổi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì cốt truyện của bộ phim liên quan đến tình cha con, đặt nặng kỹ xảo điện ảnh và thu hút chủ yếu các fan của bộ phim gốc lẫn Video game nổi tiếng trong quá khứ.
Ở những thị trường khác ngoài Bắc Mỹ, doanh thu của TRON: Legacy chỉ dừng ở mức trung bình. Đợt ra quân đầu tiên tại 26 quốc gia trên thế giới, trong đó có những nước lớn như Nhật, Anh, Brazil, Úc, hãng Walt Disney bỏ túi 23 triệu USD. Như vậy tổng doanh thu toàn cầu của bộ phim đã đạt mức 66 triệu USD sau 3 ngày công chiếu (kinh phí sản xuất khoảng 170 triệu USD).
Về mặt nội dung, TRON: Legacy nhận được lời khen chê lẫn lộn từ giới phê bình. Ngược lại với các bài viết trên báo chí, khán giả lại tỏ ra khá thích thú với phiên bản mới. Điểm rating của người xem trên trang RottenTomatoes là 70%, còn trên IMDB là 7,7/10.
Xếp thứ hai trong Top 10 là bộ phim hoạt hình 3-D kết hợp với người đóng Yogi Bear của hãng Warner Bros. Đáng tiếc, do gặp phải đối thủ quá mạnh là TRON: Legacy nên doanh thu của bộ phim chỉ dừng ở mức 16,7 triệu USD, thấp hơn hẳn so với tác phẩm cùng thể loại là Alvin and the Chipmunks. Bản thân bộ phim cũng bị giới phê bình chê bai dữ dội.
Đáng chú ý nhất ở các vị trí còn lại chính là sự thăng tiến khá tốt của The Fighter và Black Swan - 2 tác phẩm được đề cử giải Quả cầu vàng 2011. Nếu như Black Swan của đạo diễn Darren Aronofsky đã xuất hiện trên Top Box Office từ tuần trước thì The Fighter nhảy liền 15 bậc sau khi thu được 12,2 triệu USD trong đợt cuối tuần vừa qua (tăng 3966%). Thuộc thể loại tiểu sử / tâm lý khó nhằn, lại lấy đề tài về đấm bốc nên không có gì ngạc nhiên khi bộ phim chủ yếu thu hút khán giả trưởng thành tới rạp (chiếm 87%).
Dù có sự tham gia diễn xuất của hàng loạt diễn viên nổi tiếng như Owen Wilson, Resee Witherspoon, Paul Rudd, Jack Nicholson nhưng How Do You Know chỉ "cá kiếm" được 7,6 triệu USD đợt cuối tuần qua. Mức lợi nhuận quá kém khiến How Do You Know chỉ xếp thứ 8 trong Top 10. Ở những vị trí còn lại đều là những gương mặt quen thuộc như Harry Potter 7.1, Unstoppable, Tangled, The Tourist.
Vào đúng dịp Giáng sinh tới đây, hàng loạt bộ phim vui nhộn mang tính chất gia đình sẽ đồng loạt ra mắt khán giả Bắc Mỹ, có thể kể đến Little Fockers (khởi chiếu ngày 22/12) hay Gulliver's Travels (25/12), ngoài ra còn có True Grit, tác phẩm thuộc thể loại Viễn Tây của anh em nhà Coen.
Theo PLTP
'Sao' nhà SM đại náo đất Mỹ Hơn 40 nghệ sĩ của SM Town đã cống hiến một đêm nhạc khó quên trên sân khấu 150 nghìn khán giả Mỹ. 7h tối ngày 4/9 (theo giờ địa phương), buổi concert đặc biệt của SM Town Live 10 tại sân khấu Staples Center, Los Angeles đã làm khuấy động bầu không khí K-Pop trên đất Mỹ. Hơn 40 nghệ sĩ của...