MQ-9 Reaper được nâng cấp gì sau khi vỡ vụn?
Sau khi một chiếc UAV MQ9 Reaper gặp nạn hồi đầu năm 2015, Mỹ đã quyết định nâng cấp toàn diện với dòng UAV này.
Theo thông tin từ Văn phòng nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc, cơ quan này đang phát triển thế hệ radar mới có khả năng phác hoạ hình ảnh của mục tiêu dù trong điều kiện thời tiết xấu, mây mù, khói bụi…
Theo tiết lộ của ông Bruce Wallace thuộc DARPA: “Hệ thống radar của chúng tôi có thể được sử dụng để phác hoạ hình ảnh mặt đất. Thậm chí ngay cả khi bị mây và bụi che khuất, nó vẫn sẽ cho ra các hình ảnh sắc nét nhằm hỗ trợ cho việc xác định các mục tiêu di chuyển”.
Cơ quan nghiên và phát triển của Lầu Năm Góc đang trong giai đoạn phát triển một nguyên mẫu của hệ thống này có tên gọi Video Synthetic Aperture Radar (ViSAR), với kế hoạch thử nghiệm bay vào cuối năm 2016.
Theo kế hoạch, DARPA sẽ cài đặt ViSAR bằng việc sử dụng một loại khớp các-đăng đã được trang bị trên rất nhiều mẫu máy bay MQ-9 Reaper, nhằm kiểm tra xem nó có thể lắp trên các mẫu máy bay chiến thuật như AC-130 hay không.
Video đang HOT
Không chỉ được trang bị hệ thóng radar ViSAR, Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu một loại siêu radar khác trang bị cho MQ-9, thông tin này được Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.
Theo ngồn tin, hiện Tập đoàn General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) đang sử dụng những nguồn tài chính nội bộ để phát triển radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) cho riêng MQ-9. Hiện nay, chỉ có những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới mới được trang bị loại radar này.
Lý do chính để radar AESA có mặt trên MQ-9 là giúp nó tránh phải những va trạm đường không, đây là một vấn đề lớn với các UAV khi nhà sản xuất muốn chúng hoạt động được trong khu vực dân sự mà vẫn tuân thủ luật pháp của Mỹ và thế giới.
Không những vậy, radar AESA còn làm tăng sự nguy hiểm cho MQ-9 rất nhiều, điển hình là tăng cường khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt đất, phát hiện các mối đe dọa trên không hay thậm chí là lần tìm hệ thống gây nhiễu của đối phương.
Ngoài trang bị thêm radar khủng, cùng với 2 thùng dầu phụ giúp MQ-9 tăng tầm hoạt động, GA-ASI cũng đang có những cuộc thảo luận với đối tác Raytheon về việc nâng cấp mạnh hệ thống vũ khí cho máy bay chiến đấu không người lái MQ-9.
Nếu được nâng cấp, MQ-9 sẽ có thêm nhiều “nanh vuốt” mới gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
Được biết, gói nâng cấp gần như toàn diện dành cho MQ-9 được đưa ra sau khi 1 chiếc UAV loại này gặp nạn gần căn cứ không quân Ali Al Salem của Mỹ tại Kuwait hồi đầu năm 2015. Tuy nhiên, đến nay nguyên nhân khiến chiếc MQ-9 gặp nạn vẫn không thực sự rõ ràng.
Theo_Báo Đất Việt
Kazakhstan bắt tay Thổ Nhĩ Kỳ, không nể mặt Nga
Trong khi Nga tặng vũ khí và lập trung tâm bảo dưỡng quân sự tại Kazakhstan thì nước này lại bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ để nâng cấp dàn tăng T72.
Theo Army Recognition, công ty quốc phòng Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ liên doanh với Kazakh Defense của Kazakhstan vừa cho ra mắt gói nâng cấp mang tên "Shygys" dành cho dòng xe tăng T-72. Sau khi hoàn thiện gói nâng cấp Shygys, trọng lượng của T-72 chỉ tăng lên 1 tấn bên cạnh đó nó cũng được trang bị động cơ diesel mới có công suất 840 mã lực.
Đặc biệt, khả năng tác chiến ban đêm của T-72 cũng được cải thiện đáng kể khi pháo thủ và chỉ huy xe được trang bị hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt mới cùng với đó là hệ thống máy tính đường đạn giúp tăng tầm bắn hiệu quả của xe tăng từ 1.800m đến 2.500m.
Xe tăng T-72 của Kazakhstan.
Thay đổi dễ nhận thấy nhất trên chiếc xe tăng T-72 được trang bị gói nâng cấp Shygys là hệ thống giáp khác biệt. Với phần giáp phản ứng nổ được bố trí phía trước thân xe, xung quanh và phía trên tháp pháo nhằm vô hiệu hóa các loại tên lửa chống tăng dẫn đường của đối phương. Hai bên thân xe cũng được trang bị giáp lồng.
Ngoài ra, hệ thống vũ khí chính của T-72 với gói nâng cấp Shygys vẫn là pháo nòng trơn 125mm 2A46 cùng súng máy đồng trục PKT 7.62mm, trong khi đó súng máy phòng không NSV 12.7mm trên tháp pháo của T-72 được nâng cấp trở thành tổ hợp vũ khí tự động điều khiển từ xa và được đặt lùi về phía sau tháp pháo ngay vị trí chỉ huy xe.
Shygys còn trang bị cho T-72 một số thiết bị điện tử mới như hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc vô tuyến do Aselsan phát triển, hệ thống camera quan sát cho phép kíp chiến đấu quan sát toàn bộ hình ảnh phía trước và phía sau xe.
Sẽ không có gì đáng bàn về việc Kazakhstan nhờ cậy Thổ Nhĩ Kỳ nâng cấp loạt tăng T-72 của mình nếu như hiện nay mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ không mấy mặn nồng. Đặc biệt, việc nhờ cậy này lại diễn ra sau khi Nga đã thiết lập một trung tâm lớn chuyên bảo dưỡng, nâng cấp vũ khí tại Kazakhstan.
Không chỉ có vậy, Nga còn cung cấp miễn phí cho Kazakhstan một số tổ hợp tên lửa phòng không S-300, Moskva và Astana cùng một số nước trong khu vực cũng đã thiết lập một hệ thống phòng thủ hợp nhất với nòng cốt là hệ thống S-300, Buk, và tương lai có thể là S-400.
Vì vậy, thương vụ làm ăn giữa công ty quốc phòng Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ và công ty Kazakh Defense của Kazakhstan về việc nâng cấp tăng T-72 cho Astana chắc chắn sẽ làm Nga không vui.
Tuấn Hưng (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine: Tăng T-64 Bulat mạnh ngang T-90 của Nga Theo Cơ quan mua sắm quốc phòng Ukraine Ukroboronprom, sau khi hoàn thành nâng cấp, những chiếc tăng T64 Bulat có thể mạnh ngang T90 của Nga. Theo số liệu được Ukraine công khai, quân đội chính phủ nước này bị mất khoảng 5 chiếc xe tăng trong các trận đánh diễn ra tại Novosvetlovkoy thuộc miền Đông Ukraine hồi năm 2014, trong...