Mourinho không thể mãi chờ cái còng tay
11 năm đã trôi qua từ ngày Jose Mourinho đưa ra cái còng tay thay đổi cả mùa giải của Inter Milan, để rồi chính giới hạn vô hình ấy hạn chế ông.
Ngày 20/2/2010, Inter Milan của Mourinho đối đầu với Sampdoria tại Serie A trên sân nhà Giuseppe Meazza. Trận đấu này diễn ra 4 ngày trước khi Inter đón tiếp Chelsea tại lượt đi vòng 1/8 Champions League. Áp lực ngày đó đổ xuống Mourinho và các học trò là không tưởng.
Trong 3 mùa giải liên tiếp trước đó, Inter đều bị loại ngay ở vòng knock-out đầu tiên. Nerazzurri thậm chí trải qua 464 phút liên tiếp không ghi nổi bàn thắng ở giai đoạn này. Báo chí Italy gọi Inter ngày đó là “thằng chột làm vua xứ mù”, “khôn nhà dại chợ”.
Chiếc còng tay của Mourinho vào năm 2010 là hình ảnh biểu tượng của “ Người đặc biệt” khi còn dẫn dắt Inter Milan. Ảnh: Getty.
Chiếc còng tay vô hình
Trận đấu ngay trước thềm cuộc chiến quan trọng tại Champions League của Inter trở thành thảm họa sau 38 phút. Trọng tài Paolo Tagliavento rút thẻ đỏ đuổi nguyên bộ đôi trung vệ Walter Samuel – Ivan Cordoba của Inter khỏi sân.
Ngoài đường biên, Mourinho hướng về máy quay, đưa tay bắt chéo và giơ lên, ám chỉ một cái còng vô hình đang giam hãm Inter. Với 9 người, Inter vẫn thủ hòa và có 1 điểm. Song Mourinho gặp rắc rối lớn.
Ông bị cấm chỉ đạo 3 trận và bị phạt 40.000 euro. Đó là án phạt nặng nhất lịch sử bóng đá Italy với HLV vì hành động không tác động trực tiếp đến sân bóng. Báo chí Italy ngày ấy đồn thổi đội ngũ trọng tài quyết gây sức ép để Mourinho bị phạt, bởi họ lo ngại hệ lụy từ hành động đầy tính biểu tượng ấy của “Người đặc biệt” sẽ kích động đám đông.
Chiếc còng tay vô hình trở thành bước ngoặt đưa Inter Milan của Mourinho giành cú ăn ba trong mùa giải 2009/10. Ảnh: Getty.
Trước Mourinho, chưa một HLV nào trong lịch sử Inter bày tỏ thái độ phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt đến thế trước những tiếng còi bất công của trọng tài. Mourinho đã bị phạt sau đòn công kích trời giáng vào phần còn lại, nhưng có được thứ mình muốn: sự đoàn kết và hết mình của các cầu thủ Inter.
Jose Mourinho giơ cao chiếc tay bị còng, nhưng đã gỡ bỏ chiếc còng tâm lý khỏi chính những cầu thủ Inter và CĐV đội bóng này. Trong nhiều năm, Inter loay hoay đi tìm một vị thống soái, người dám đương đầu, thách thức những bất công để bảo vệ và dẫn dắt đội bóng tới vinh quang. Marcello Lippi, Roberto Mancini, Alberto Zaccheroni, Hector Cuper… đều đã thất bại.
Tuy nhiên, Mourinho thành công. Chiếc còng tay vô hình Mourinho giơ lên trước ống kính trở thành biểu tượng đoàn kết Inter để Nerazzurri giành cú ăn ba thần thánh. Mourinho đi vào lịch sử với tư cách một trong những HLV vĩ đại nhất, ngang hàng với Helenio Herrera của thập niên 60.
Song, chiếc còng tay vô hình trên đất Italy ngày nào cũng trở thành vấn đề của Mourinho trong thời gian sau này: ông không phải lúc nào cũng có được đội bóng luôn đặt mình vào tâm thế chống lại tất cả như Inter Milan.
Bên kia bức tường
Video đang HOT
Mourinho đã có thành công nhất định tại Real Madrid sau khi rời Inter. Sân Bernabeu lúc ấy là một cuộc chiến giữa Madrid và Catalunya, giữa Real và Barca, giữa Cristiano Ronaldo và Lionel Messi.
Mourinho đã chinh phục Madrid vào mùa giải 2011/12 khi giúp Real vô địch La Liga. Tuy nhiên, cuộc chinh phục ấy không trọn vẹn, khi Real của ông chỉ vào tới bán kết Champions League.
Tại Chelsea và MU sau đó, Mourinho cũng có thành công, nhưng những cuộc chiến giữa Mourinho cùng cầu thủ với phần còn lại ít dần. Ông bị Chelsea sa thải sau khi bị các học trò lật ghế. Câu chuyện ở MU cũng tương tự.
Mourinho đã vươn tới tột đỉnh vinh quang trên đất Italy cùng Inter không chỉ bởi Nerazzurri là đội bóng bị ghét nhất đất nước hình chiếc ủng, hay các Interista luôn có mặc cảm vô hình về việc đội bóng mình yêu quý không thể thành công ở cấp châu lục.
Inter ngày ấy của Mourinho là tập hợp của những cầu thủ bị chối bỏ. Walter Samuel, Esteban Cambiasso bị Real Madrid loại sau khi không thể lấp đầy khoảng trống của Fernando Hierro hay Claude Makelele. Lucio bị Louis van Gaal đẩy khỏi Bayern không lời giải thích dù là thủ quân của ĐT Brazil. Diego Milito ghi bàn liên tục tại Tây Ban Nha hay Italy, nhưng luôn bị coi là mẫu tiền đạo Argentina hạng hai và chỉ hít thở không khí Champions League lần đầu ở tuổi 30.
Không phải cầu thủ nào của Tottenham cũng có được tâm lý như Harry Kane hay Son Heung-min. Ảnh: Getty.
Ngôi sao Samuel Eto’o đến Inter, bởi Barca đem gán anh vào hợp đồng mua Zlatan Ibrahimovic, người không sánh nổi với Eto’o trên khía cạnh danh hiệu. Hợp đồng quan trọng nhất mùa giải của Inter năm đó, Wesley Sneijder, bị Real Madrid hắt hủi theo đúng nghĩa đen và gia nhập Inter trong những ngày cuối cùng của phiên chợ hè.
Mặc cảm về sự quay lưng đã trở thành khát khao khẳng định. Những trụ cột của Inter năm ấy không phải là những người giỏi nhất ở vị trí của mình, nhưng Mourinho trong mùa giải thần thánh ấy đã khiến tất cả tin mình là những người giỏi nhất. Với Mourinho, cả đội hình Inter năm ấy chiến đấu với tâm thế “chống lại cả thế giới”, như cách cây viết Nicky Baldini nhận định trên Guardian .
Ở Chelsea, Man United hay Tottenham lúc này, Mourinho không còn có những học trò như thế. Phần lớn cầu thủ trong đội hình Tottenham sinh trong thập niên 90 và lớn lên trong những năm 2000. Tất cả đều còn khá trẻ và chưa từng nếm trải cảm giác bị quay lưng hay coi thường.
Delle Ali có thể xem là biểu tượng của nhóm này. Trước khi Mourinho tới, Ali có sự nghiệp lên thẳng, từ đội bóng hạng dưới MK Dons đến Tottenham và tuyển Anh. Ali có cuộc sống sung túc nhờ bóng đá từ khi còn rất trẻ. Sự thiếu ổn định đi kèm với Ali như một tính chất đặc trưng của thế hệ Z.
Những ngôi sao hay nhất của Tottenham dưới thời Mourinho là những cá nhân từng bị chối bỏ. Harry Kane bị Arsenal từ chối cho tập thử vì quá béo. Khi còn trẻ, Kane bị cho mượn khắp nơi và phải đặc biệt chắt chiu cơ hội để khẳng định vị trí.
Son Heung-min bị chính người dân Hàn Quốc quay lưng chỉ trích sau kỳ World Cup 2018 thất bại. Son thậm từng quay lưng với chính bản thân năm 2015 khi xin HLV Pochettino cho mình rời Tottenham sau khi thi đấu không tốt ở mùa giải đầu tiên.
Cả Kane lẫn Son đều chơi tuyệt hay dưới thời Mourinho. Quá khứ ngờ vực chính mình giờ trở thành động lực để họ vươn xa hơn nữa trong sự nghiệp dưới tay một chuyên gia tâm lý chiến như Mourinho. Tuy nhiên, những người như Kane hay Son là quá ít tại Tottenham.
Đội bóng thành London cũng không phải đạp ai xuống để vươn lên. Kình địch lớn nhất với họ (Arsenal) vốn dĩ đã tụt lại suốt nhiều mùa giải qua. Chủ tịch của Tottenham, Daniel Levy, thực tế là doanh nhân sắt đá trên thương trường, hơn là mẫu chủ sở hữu sẵn sàng hy sinh, sống chết đầy cảm tính vì đội bóng như Massimo Moratti của Inter.
Mọi khoảnh khắc đỉnh cao nhất của Mourinho, phần lớn trong số đó là những giây phút ông khoác vai những cậu học trò cưng, tiến bước và hét lên. Mourinho giống như một vị thống soái, sinh ra để giành chiến thắng trong các cuộc chiến mà đội quân của ông ở thế cửa dưới.
Tuy nhiên, có thể đó cũng là điểm yếu nhất của nhà cầm quân này. Bởi không phải đội bóng nào cũng bị đè nén, cũng buộc phải tạo ra một cuộc chiến để khẳng định bản thân và vươn lên. Nền bóng đá hiện đại coi Man City hay Liverpool là hình mẫu, những CLB vươn lên nhờ lao động cần mẫn hoặc bằng việc chi nhiều tiền và thử nghiệm thay máu liên tục.
Mourinho hết thời? Mệnh đề này có thể đúng, có thể sai, nhưng điều chắc chắn là bóng đá hiện đại không còn tạo ra đủ những cuộc chiến cho ông. Mourinho không thể mãi chờ thêm một chiếc còng tay như tại Giuseppe Meazza năm nào để rực sáng trở lại.
Cặp trung vệ 101 triệu bảng khiến Man City đáng sợ hơn
Từng có thời điểm nhiều người bỏ quên Man City khỏi cuộc đua vô địch. Tuy nhiên, họ đã trở lại mạnh mẽ với điểm tựa là Ruben Dias và John Stones.
Tháng 11/2020, Man City nhận thất bại 0-2 trước Tottenham và tụt xuống vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng còn đối thủ của họ lại leo lên đỉnh. Thời điểm đó, nhiều người tin rằng cuộc đua Premier League chỉ còn là sự cạnh tranh của Liverpool và Tottenham.
Tuy nhiên, Man City đã trải qua 13 trận bất bại liên tiếp và khẳng định vị thế của một ứng cử viên vô địch hàng đầu. Nhưng khác với những mùa giải trước, đoàn quân của HLV Pep Guardiola đang thăng hoa nhờ bộ đôi trung vệ Ruben Dias và John Stones chứ không phải những ngôi sao tấn công.
Cặp trung vệ hay nhất Premier League
Trong 3 mùa giải gần nhất, Man City là đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất Premier League. Nhưng đến thời điểm này, "The Citizens" chỉ mới có 39 lần làm rung mành lưới đối phương, bằng với Leicester City. Trong khi đó, 2 đội còn lại trong top 4 là Man United và Liverpool lần lượt ghi 46 và 43 bàn.
Hàng phòng ngự là điều tạo nên sự khác biệt. Man City chỉ mới để lủng lưới 13 bàn, bằng một nửa so với Man United, Leicester và Liverpool. Trong đó, họ có 16 trận giữ sạch lưới.
Sau trận thua Tottenham, Man City chỉ nhận 2 bàn thua trong hơn 1170 phút thi đấu. Đó là những con số quá đỗi ấn tượng.
Trong hệ thống phòng ngự mà Pep xây dựng, Dias và Stones đóng vai trò quan trọng. Giờ đây, họ là cặp trung vệ ưa thích của chiến lược gia người Tây Ban Nha. Họ cùng nhau thi đấu 14 trận, giúp Man City thắng 13 trận, hòa 1 và chỉ nhận đúng 1 bàn thua.
Vì vậy, thủ thành Ederson trở nên nhàn hạ hơn rất nhiều. Anh chỉ mới thực hiện 68 pha cứu thua, đứng thứ 17 Premier League nhưng lại dẫn đầu ở số trận giữ sạch lưới.
Dias và Stones tạo ra hàng loạt thống kê ấn tượng. Và họ cũng nhận được hàng tá lời khen từ những người đàn anh.
"Dias và Stones quá xuất sắc Họ giúp các đồng đội ở tuyến trên cảm thấy yên tâm. Họ khiến tôi liên tưởng đến Nemanja Vidic và Rio Ferdinand.", Trevor Sinclair, người khoác áo Man City trong giai đoạn 2003-2007 chia sẻ.
"Dias đã rất xuất sắc. Điều quan trọng hơn là cậu ấy đã mang phiên bản hay nhất của Stones trở lại. Stones đá cặp cùng nhiều người trong những năm qua, nhưng khi chơi cùng Dias, cậu ấy đáng giá cả chục triệu USD. Dias mang lại tầm ảnh hưởng như Virgil van Dijk đã thể hiện ở Liverpool", Richard Dunne, cầu thủ gắn bó 10 năm với Man City, dành lời khen.
Dias và Stones tạo ra bức tường thành vững chắc trước khung thành của Ederson. Ảnh: Getty.
Trong khi đó, Joleon Lescott tin rằng sự kết nối giữa Dias và Stones vốn đã vững chắc, sẽ càng vững chắc hơn theo thời gian. Anh phân tích: "Họ sẽ cải thiện sự liên kết này qua từng trận đấu. Họ luôn sẵn sàng bọc lót cho nhau. Bạn thấy rằng họ làm được điều đó và ăn mừng cùng nhau như thể vừa ghi bàn sau mỗi pha tắc bóng thành công. Sự gắn kết đó là yếu tố quan trọng với bất cứ cặp trung vệ nào".
Pep đã nói rằng ông vui vì sự trở lại của Stones, người đã đánh mất mình ở mùa giải trước. Ông còn cho rằng Stones chính là trung vệ hàng đầu nước Anh ở thời điểm này. Trong khi đó, chiến lược gia người Tây Ban Nha khẳng định Dias là cầu thủ không thể thay thế ở Man City.
Khi Man City giữ sạch lưới nhiều nhất, nhận bàn thua ít nhất, phải đối mặt với ít cú dứt điểm nhất, chúng ta có thể khẳng định rằng Dias và Stones đang là cặp trung vệ hay nhất Premier League.
Sự thực dụng của Pep Guardiola
Dias và Stones xuất sắc, nhưng dấu ấn của Pep là không thể phủ nhận. Ông xây dựng một hệ thống và chiến thuật hợp lý xoay quanh hệ thống đó, nhất là ở thời điểm bóng đá biến động rất nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lịch thi đấu dày đặc khiến cầu thủ không còn đủ thời gian để hồi phục cơ thể một cách tối ưu. Vì vậy, Pep không muốn các học trò của mình chạy quá nhiều và Man City đã pressing ít hơn.
Ở mùa giải này, chỉ số PPDA (số đường chuyền của đối phương/mỗi hành động phòng ngự) của Man City là 11,5. Chỉ số này đã tăng lên đáng kể khi con số ở mùa trước chỉ là 10,1. Man City đã cho đối thủ chơi bóng tự do hơn.
"Điều khác biệt là chúng tôi đã chạy ít hơn. Chúng tôi đã chạy quá nhiều. Khi bạn chơi bóng, bạn phải đi bộ, hoặc chạy ít đi. Khi không có bóng, bạn phải chạy. Nhưng khi có bóng, bạn phải giữ vị trí nhiều hơn và để bóng luân chuyển. Và chúng tôi đã cải thiện trong các trận đấu ở những khía cạnh này", Pep chia sẻ bí quyết lấy lại mạch thắng sau trận hòa West Brom. Trước đó, Man City cũng hòa 0-0 với Man United.
Số lỗi dẫn đến bàn thua (đỏ) và pha dứt điểm của đối phương (xanh) mỗi trận của Man City dưới thời Pep. Đồ họa: Sky Sports.
Việc ít pressing cũng khiến Man City chơi thấp hơn. Hàng phòng ngự của họ không dâng lên quá cao để cố gắng giành quyền kiểm soát bóng. Vì vậy, những sai lầm cũng xuất hiện ít hơn.
Trong 5 mùa giải Pep nắm quyền, Man City đang có tỷ lệ sai lầm mỗi trận ít nhất. Số lỗi dẫn đến một pha dứt điểm đối phương chỉ là 0,18. Họ chỉ mới có 1 sai lầm dẫn đến bàn thua, đạt tỷ lệ 0,048.
Trong bài phỏng vấn với Sky Sports , Pep tiết lộ việc này một phần đến từ sự góp mặt của Dias. Ông nói: "Về cơ bản, Dias nói chuyện với các đồng đội trong cả trận đấu. Cậu ấy phán đoán tình huống và biết được những gì xảy ra trước mặt lẫn sau lưng mình".
Pep từng là người ám ảnh với việc kiểm soát bóng. Điều đó khiến ông chi rất nhiều tiền để chiêu mộ những cầu thủ phòng ngự có khả năng chơi chân tốt như Stones hay thủ môn Ederson.
Nhưng giờ đây, Pep dần thay đổi. Ông chia sẻ: "Về cơ bản, chúng tôi muốn kiểm soát bóng. Nhưng kết quả mới là điều quan trọng". Đó là yếu tố quan trọng để Man City đang là đội bóng đáng sợ nhất Premier League.
Inter Milan chiếm ngôi đầu Serie A Chiến thắng 2-0 trước Fiorentina ngay trên sân khách ở trận đấu sớm vòng 21 Serie A rạng sáng 6/2 (giờ Hà Nội) giúp Inter gây sức ép trực tiếp tới kình địch Milan. Inter Milan đến làm khách trên sân Artemio Franchi của Fiorentina mà không có HLV Antonio Conte. Nhà cầm quân người Italy đang trong thời hạn bị cấm chỉ...