Một y tá bị gia đình hiệu trưởng và chồng cũ đánh hội đồng
Chị Trần Thị Thu Lộc (28 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, H. Lý Sơn, Quảng Ngãi), cán bộ Trung tâm Y tế (TTYT) quân – dân Lý Sơn đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng tố cáo về việc bị ông Nguyễn Em Việt- Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 An Vĩnh, xã An Vĩnh, H. Lý Sơn cùng vợ là Trần Thị Tuyết Hân (55 tuổi) và người con trai tên Huy đánh đập tại nhà ông Việt.
Tại TTYT quân-dân Lý Sơn, chúng tôi chứng kiến chị Lộc với bệnh án bị thương vùng thái dương phải, phù nề do bị đánh. Theo lời kể của chị Lộc: sau khi về nhận công tác tại TTYT quân – dân H. Lý Sơn, cuối năm 2005, chị Lộc lập gia đình với anh Nguyễn Văn Lợi (33 tuổi), hiện là Trưởng Trạm viễn thông Lý Sơn. 5 năm chung sống vợ chồng chị sinh được 2 con nhưng cũng suốt thời gian đó chị phải cam chịu sự hành hạ của chồng.
Ngoài công việc ở cơ quan, Lợi thường xuyên ăn nhậu, bài bạc. Bị vợ cằn nhằn, Lợi không những không nghe mà còn đánh đập chị không thương tiếc. Nhiều lần ghen tuông vô cớ Lợi cũng lôi chị ra đánh đập. Nhiều đêm khuya Lợi mới chịu lê bước về nhà, hoặc ngủ qua đêm ngoài nhà người khác đánh bài. Mọi chuyện gia đình, chăm sóc con cái đẩy cho vợ lo liệu.
Cam chịu, nhẫn nhịn vì con cái, chị Lộc chờ đợi, hy vọng chồng sẽ thay đổi nhưng khi cuộc hôn nhân càng đi vào bế tắc, không thể cứu vãn, hai người ra tòa ly hôn. Theo đó Lộc được quyền nuôi hai con…
Video đang HOT
Nữ y tá Trần Thị Thu Lộc ôm đứa con út.
Khoảng 10 giờ ngày 17-7, chị Lộc chở con gái Nguyễn Trần Thùy Vân, 6 tuổi từ cơ quan về nhà, khi đi ngang qua nhà ông Nguyễn Em Việt-Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 An Vĩnh, cháu Vân thấy xe máy của Lợi nên khóc đòi vào gặp ba. Về đến nhà nhưng cháu Vân vẫn nằng nặc đòi mẹ quay lại gặp ba nên chị đành chở con quay lại nhà thầy Việt.
Theo chị Lộc, nhà thầy Việt là nơi nhiều giáo viên, cán bộ thường tụ tập tới đánh bài, trong đó có anh Lợi. Khi ra phía sau nhà chị Lộc thấy 4 người gồm chồng cũ, thầy Việt, thầy Nguyễn Kim-giáo viên Trường Tiểu học số 1 An Vĩnh, một người tên Thông-cán bộ Phòng Giáo dục H. Lý Sơn đang đánh bài.
Chị Lộc nói với anh Lợi con đòi gặp thì Lợi bực mình gây sự và tát vào mặt chị. Chị Lộc lớn tiếng lại, Lợi nhặt cục gạch định ném thì bà Trần Thị Tuyết Hân – vợ thầy Việt hiệu trưởng (bà Hân là giáo viên vừa nghỉ hưu) chạy đến can ngăn và đuổi chị Lộc ra khỏi nhà. Lời qua tiếng lại, chị Lộc nói: “Đảng viên gì mà tổ chức đánh bạc. Nhà hiệu trưởng gì mà tổ chức đánh bạc”. Nghe vậy, thầy Việt sừng sộ chặn đường, túm tóc chị Lộc kéo xuống hất rớt mũ bảo hiểm.
Lúc này bà Hân lao tới đánh tới tấp vào mặt, đầu chị Lộc. Con trai ông Việt tên là Huy cũng lao vào đánh “hội đồng” tới tấp vào chị Lộc. Bị đánh “hội đồng”, tuy bị choáng ngã xuống đất nhưng chị Lộc cố gọi điện báo CAX An Vĩnh. Ông Lê Thanh Tiển-Trưởng CAX và Lê Văn Hậu-Phó trưởng CAX An Vĩnh có mặt tại nhà ông Việt lập biên bản vụ việc.
Tại đây CA lấy lời khai của 3 người là chị Lộc, Nguyễn Văn Lợi và bà Hân. Tại biên bản, Nguyễn Văn Lợi thừa nhận 4 người trên có đánh bài phía sau nhà thầy Việt nhưng chỉ đánh cho vui. Lợi khai có đánh vào mặt chị Lộc và kích động bảo bà Hân: “Tát vào mặt nó mấy cái cho nó biết” và cũng thừa nhận bà Hân và con trai xông vào đánh tới tấp chị Lộc.
Bà Hân cũng thừa nhận hành vi đánh chị Lộc của mình và con trai. Sau khi lập biên bản, thấy không ai chịu đưa chị Lộc đi cấp cứu, CAX đề nghị gia đình thầy Việt cùng Nguyễn Văn Lợi đưa chị Lộc đi điều trị vết thương. Tuy nhiên gia đình thầy Việt và người chồng cũ phớt lờ lảng tránh. Một mình chị Lộc gắng gượng điều khiển xe máy xuống TTYT quân – dân Lý Sơn, kiểm tra thấy bị thương, phù nề vùng thái dương phải.
Dù chưa có bằng chứng đánh bài cho vui hay ăn tiền, nhưng việc tổ chức đánh bài tại nhà của hiệu trưởng và những người tham gia là cán bộ, giáo viên là điều không thể chấp nhận được. Hơn nữa hành vi đánh hội đồng một phụ nữ chân yếu tay mềm của những người này là hoàn toàn sai trái. Đề nghị cơ quan CA địa phương cần sớm điều tra, làm rõ vụ việc, xử lý công bằng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân.
Theo NLD
Bangladesh bắt bệnh nhân, y tá tham gia binh biến
Tòa án Bangladesh đã bắt giam hơn 250 người, trong đó có những thành viên thuộc lực lượng an ninh và các nam y tá, những người đã tham gia vào cuộc binh biến hồi năm 2009.
(Nguồn: AFP)
Công tố viên Manjur Alam cho biết hơn 4.000 người đã bị kết án trong những vụ việc liên quan tới cuộc binh biến và hơn 2.000 đang đợi xét xử.Tòa án đặc biệt hôm thứ Bảy vừa qua, ngày 14/7 đã xét xử 253 người, những người đã làm việc hoặc được cứu chữa trong bệnh viện của bộ chỉ huy cuộc binh biến.
Công tố viên Manjur Alam cho biết: "253 người đã bị xét xử, trong đó có 140 người là nam ý ta và 80 người là những y tá tập sự. Ít nhất 30 binh sĩ đang được chữa trị ở đó lúc đấy."
Bangladesh từng có các chính phủ quân sự trong quá khứ. Quân đội nắm quyền tại đất nước trong 15 năm đến năm 1990.
Hồi đầu năm nay, chính phủ Bangladesh cũng từng đập tan một âm mưu đảo chính, dự định lật đổ chính quyền của bà Sheikh Hasina kể từ cuộc nổi dậy của binh sỹ biên phòng tháng 2/2009./.
Theo TTXVN
Quảng Ngãi: Vụ trẻ sơ sinh chết: Đình chỉ y, bác sĩ ca trực Ông Phạm Hồng Phương - Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, Sở vừa chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi tạm đình chỉ công tác 10 ngày đối với các y, bác sĩ trong ca trực và những người có liên quan để kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân gây ra tử vong bé sơ sinh vào sáng 22/6....