Viêm ruột liên quan với thuốc uống tránh thai
Các nghiên cứu mới đây cho thấy thuốc uống tránh thai và liệu pháp thay thế hóc-môn (HRT) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.
Trong 2 nghiên cứu lớn, các nhà khoa học thấy có mối liên quan giữa thuốc uống tránh thai và bệnh Crohn, nhưng không liên quan với viêm loét đại tràng. Một nghiên cứu về phụ nữ sau mãn kinh thấy mối liên quan giữa HRT và viêm loét đại tràng, nhưng không liên quan với bệnh Crohn.
Tiến sĩ Hamed Khalili, người đứng đầu các nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, cho rằng các bác sĩ “nên cân nhắc cẩn thận những lựa chọn tránh thai ở phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh Crohn rõ rệt. Kết quả đã đưa ra những hiểu biết mới về con đường sinh học duy nhất liên quan với estrogen, có thể điều hòa bệnh sinh của viêm loét đại tràng”.
Những kết luận này được đưa ra từ dữ liệu của 117.935 người tham gia Nghiên cứu Sức khỏe y tá I trong thời gian 1976-2008 và một nhóm khác gồm 114.794 phụ nữ trong Nghiên cứu Sức khỏe y tá II trong thời gian 1989-2005.
Video đang HOT
Nghiên cứu kết hợp gồm 5.323.303 người-năm theo dõi, có 309 trường hợp mới mắc bệnh Crohn và 362 người mới mắc viêm loét đại tràng. Sau điều chỉnh đa biến, những người hiện đang dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh Crohn cao nhất, nhưng những người đã từng dùng thuốc tránh thai cũng tăng nguy cơ này.
Để xem xét tác động của HRT lên nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, nhóm của tiến sĩ Khalili đã nghiên cứu 108.589 phụ nữ Mỹ sau mãn kinh tham gia Nghiên cứu sức khỏe y tá vào năm 1976 với tuổi trung bình là 54, không có tiền sử bị bệnh viêm ruột. Đến năm 2008, các nhà nghiên cứu có tổng cộng 1.891.153 người-năm theo dõi, có 138 trường hợp mắc bệnh Crohn và 138 trường hợp viêm loét đại tràng. Phân tích đa biến thấy nguy cơ viêm loét đại tràng tăng ở những người hiện đang dùng hóc-môn.
Điều quan trọng nhất đó là có mối liên quan giữa tín hiệu thụ thể estrogen (truyền tín hiệu qua estrogen) với sự phát triển bệnh viêm ruột.
Viet Bao (Theo Tienphong)
Dễ viêm ruột khi lạm dụng kháng sinh
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người được kê đơn một lượng lớn kháng sinh tăng nguy cơ bị viêm ruột (IBD). Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy kháng sinh có thể ảnh hưởng tới các vi khuẩn đường ruột.
Các nghiên cứu trước đây đã liên kết giữa việc sử dụng kháng sinh và IBD, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Canada phát hiện ra rằng 12% số người có chẩn đoán mắc 2 bệnh trên được kê đơn &ge3 loại kháng sinh 2 năm trước đó so với 7% ở những người không bị bệnh này. Sự khác biệt này vẫn giữ nguyên trong thời gian 5 năm.
Nói một cách khác, nếu kháng sinh là nguyên nhân chính gây ra khác biệt này thì cứ 20 người được kê đơn &ge 3 kháng sinh thì sẽ có thêm một trường hợp IBD.
Khi các nhà nghiên cứu xem xét các yếu tố khác, họ thấy rằng những người được kê đơn gồm nhiều kháng sinh dẽ bị bệnh Crohn hơn 50% trong vòng từ 2 đến 5 năm.
Theo Quỹ về bệnh Crohn và viêm ruột, ước tính có 1,4 triệu người Mỹ bị IBD, với khoảng 30.000 trường hợp mắc mới/năm.
Bệnh Crohn và viêm loét đại trạng - 2 dạng chính của IBD - gây viêm mãn tính ở ruột, kéo theo các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và sụt cân.
Còn chưa rõ nguyên nhân gây IBD, song một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể là do hệ miễn dịch hoạt động quá mức trước virus hoặc vi khuẩn trong ruột.
Anh Khôi
Theo dân trí
Nhiễm giun cũng... có lợi Có thể bạn thấy khó tin, nhưng thực tế là chính những con giun trong đường tiêu hóa giúp bạn tránh bệnh viêm ruột. Suốt từ thời nguyên thủy cho đến nay, loài người đã "cộng sinh" và tiến hóa cùng đủ các loài giun sán ký sinh. Điều bạn ít ngờ đến là những vị khách không mời này cũng vai trò...