Một website mua bán Bitcoin giao diện tiếng Việt đang hoạt động công khai
Bên cạnh các hoạt động giao dịch Bitcoin “ngầm”, hiện trên mạng đang xuất hiện một trang web sử dụng giao diện tiếng Việt, có máy chủ đặt tại nước ngoài đang công khai thực hiện mua bán Bitcoin tại Việt Nam.
Ngày 5/6/2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã chính thức khởi tố hai bị can là ông Nguyễn Văn Minh (nguyên giám đốc Chi nhánh Nha Trang Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng VM) và Nguyễn Văn Thông (nguyên giám đốc Công ty TNHH 289), cùng có trụ sở công ty đặt tại 289 Lê Hồng Phong, Nha Trang, Khánh Hòa về tội khai thác, mua bán tiền ảo Bitcoin.
Như vậy, từ tháng 3/2014 đến nay, sau khi các cơ quan chức năng như Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng không công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp tại Việt Nam, thì việc khởi tố hai cá nhân nói trên về tội khai thác, mua bán tiền ảo Bitcoin đã cho thấy đây là động thái cứng rắn của cơ quan cảnh sát điều tra đối với loại hình kinh doanh đặc thù này tại Việt Nam.
Ngay sau khi thông tin được đăng tải, theo phản ánh của độc giả, bên cạnh các hoạt động giao dịch, mua bán Bitcoin “ngầm” đang âm thầm diễn ra tại Việt Nam, thì hiện nay trên mạng đang tồn tại trang web công khai hoạt động mua bán Bitcoin sử dụng giao diện tiếng Việt.
Video đang HOT
Qua xác minh, trang web đó là muabitcoin.com, sử dụng giao diện tiếng Việt, với người đứng tên “Le Tuan”, số điện thoại giao dịch tại Việt Nam là 09899…56.
Thông tin trên trang web muabitcoin.com đưa ra hàng loạt hướng dẫn cụ thể dành cho người mua và bán Bitcoin: “Chúng tôi sẽ thanh toán vào tài khoản Bitcoin trong vòng 5 phút từ khi nhận được giao dịch chuyển tiền của bạn qua thông tin tài khoản ngân hàng đã nhận. Tỉ giá Bitcoin được tính ngay tại thời điểm bạn hoàn thành giao dịch đặt mua. Tỉ giá BTC/USD được cập nhật 10 phút một lần từ Bitstamp, sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới. Tỉ giá USD/VND được cập nhật từ tỉ giá Vietcombank hàng ngày từ website chính thức của Vietcombank”.
Liên quan đến tính pháp lí của trang web mua bán Bitcoin, ngay từ cuối tháng 3/2014, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) đã lên tiếng khẳng định hiện nay tiền ảo Bitcoin chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tại Việt Nam, nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Do đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin không chấp nhận việc thông báo, đăng kí các website mua bán Bitcoin như website thương mại điện tử bán hàng hay sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây cũng là lí do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin không công nhận tính hợp pháp của sàn giao dịch Bitcoinvietnam.com.vn – Một dự án của Công ty TNHH Bitcoin Việt Nam, trụ sở đặt tại 129F/123/52A Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4, TP HCM hợp tác với Công ty TNHH Bit2C Israel để dự kiến cho ra mắt tại Việt Nam ngay từ cuối tháng 4/2014.
Như vậy, trang web dạng như muabitcoin.com cũng không được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Tuy nhiên qua tìm hiểu, đối tượng sở hữu trang web muabitcoin.com đã “lách luật” để tiện bề hoạt động bằng việc sử dụng máy chủ đặt tại nước ngoài.
Theo ICTnews
Ứng dụng hình nền chứa mã độc xuất hiện trên Google Play
Ứng dụng hình nền chứa mã độc bí mật đào Bitcoin sẽ gây tốn pin, nóng máy và ảnh hưởng tới hiệu năng của smartphone Android. Loại ứng dụng nguy hiểm này hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều trên Google Play.
Cuối tháng 7 năm ngoái, TrendMicro phát hiện ra 2 ứng dụng có tên Songs (số lượt tải được công bố là khoảng 5 triệu lượt tải) và Prized (khoảng 50.000 số lượt tải) bị cài mã độc để bí mật tham gia đào Bitcoin khi chủ sở hữu cắm sạc pin. Dù có thể qua mặt người dùng lúc đầu nhưng tác vụ bí mật đào Bitcoin sẽ gây tốn pin, nóng máy và ảnh hưởng tới hiệu năng của smartphone Android.
Trong tuần này, Lookout tung ra một tuyên bố mới cho biết đã phát hiện một số ứng dụng hình nền (wallpaper) được Google chấp thuận đưa lên Google Play có chứa mã độc bí mật đào Bitcoin. 5 ứng dụng này không phổ biến như các ứng dụng trước do có số lượt tải chỉ từ 100 - 500 lượt. Đó là các ứng dụng: Beating heart Live Wallpaper, Epic Smoke Live Wallpaper, Urban Pulse Live Wallpaper và Mens Club Live Wallpaper.
Loại mã độc được cài trong các ứng dụng này là BadLepricon. BadLepricon có cách hoạt động tinh vi hơn rất nhiều so với mã độc trong Songs hay Prized. Khi giả dạng làm ứng dụng hình nền, các ứng dụng này sẽ tự động kiểm tra dung lượng pin còn lại, kết nối mạng hiện thời và tình trạng bật/tắt của màn hình. Nếu lượng pin trên 50%, màn hình tắt và smartphone được kết nối Internet thì BadLepricon mới bắt đầu đào Bitcoin.
Bằng cách này, BadLepricon có thể che giấu hoạt động đào Bitcoin - một tác vụ cực kỳ tốn pin và sinh ra nhiệt lượng lớn. BadLepricon thậm chí còn có tính năng "WakeLock" khiến cho smartphone Android bị lây nhiễm không thể đi vào trạng thái chờ (Sleep) ngay cả khi đã tắt màn hình. Mã độc này có thể kết nối các máy bị lây nhiễm vào các hệ thống đào Bitcoin một cách dễ dàng.
Các chuyên gia bảo mật đưa ra khuyến cáo rằng người dùng không nên cài ứng dụng từ các nguồn lạ (không phải là các chợ ứng dụng tên tuổi như Google Play). Song, rõ ràng sự xuất hiện của BadLepricon trên Play cho thấy người dùng Android sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều nguy cơ bảo mật nguy hiểm hơn trước.
Khác với Apple, Google chưa có nhiều nhân viên để kiểm duyệt ứng dụng trước khi ra mắt mà chỉ kiểm tra ứng dụng bằng hệ thống tự động. Chính sách này của Google đã góp phần tạo điều kiện giúp các ứng dụng chứa mã độc đến tay hàng triệu người dùng.
Theo BGR
Số liệu của Google cho thấy Bitcoin đang chết dần chết mòn Các sự cố mới xảy ra gần đây với Bitcoin đã khiến giá của đồng tiền ảo này sụt giảm mạnh, song những quan sát của Google cho thấy Bitcoin sẽ còn phải gánh chịu những điều tồi tệ hơn nữa trong tương lai. Năm 2014 là một năm tồi tệ của thế giới Bitcoin. Sàn giao dịch Mt. Gox, một thời từng...