Một vụ ăn cắp nước “lạ lùng”
Nhà máy gạch Bố Hạ (Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang) lén lút ăn cắp nước sạch suốt một thời gian dài để sản xuất hàng vạn viên gạch mỗi ngày. Giám đôc nhà máy đã thừa nhân hành vi nhưng phía công an lại khẳng định chỉ có… môt công nhân ăn cắp nước.
2 “đời” giám đốc ăn cắp nước sạch!
Xã Bố Hạ, huyên Yên Thế (Bắc Giang) là một xã miền núi thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sạch. Từ tháng 1/2010, Công ty cổ phần cây xanh môi trường đô thị Yên Thế đi vào hoạt động đã cung ứng nước sạch cho người dân. Mỗi tháng, công ty cung ứng khoảng trên 6.000 m3 nước sạch phục vụ người dân địa bàn. Tuy nhiên, điều bất thường là vừa đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, phía công ty phát hiện lượng nước sạch bị hao hụt rất lớn, lên tới xấp xỉ 40% mà không rõ nguyên nhân.
Nhà máy gạch Bố Hạ với công suất hàng vạn viên gạchăn cắp nước sạch làm gạch để dân “chết khát”.
Ông Hứa Anh Tuấn – Giám đốc Công ty CP cây xanh môi trường đô thị huyện Yên Thế – cho biết, công ty đã họp bàn nhiêu lân, nghĩ đến mọi nguyên nhân nhằm tìm cách khắc phục nhưng không thê tìm ra lý do vì sao môt lượng nước lớn đến như vậy thất thoát.
Không ai có thê nghĩ nguyên nhân nằm ở chính nhà máy gạch Bố Hạ nằm ngay sát trụ sở xử lý cấp phát nước sạch. Ông Tuấn cho biết, khoảng đầu năm 2010, nhà máy gạch ký hợp đồng mua nước của công ty nhưng sau khi đường ống được lắp đặt, phía nhà máy lại báo thanh lý hợp đồng, không mua nước nữa. Từ đó xảy ra việc thất thoát nước sạch kéo dài.
Ngày 2/4/2013, lãnh đạo Công ty CP cây xanh môi trường đô thị huyện Yên Thế nhờ sự hỗ trợ của UBND xã Bố Hạ, Công an xã Bố Hạ bất ngờ kiểm tra, bắt quả tang nhà máy gạch Bố Hạ đang ăn cắp nước sạch của công ty.
Ngày 2/4, việc trộm cắp nước sạch bị bắt quả tang có sự thừa nhận của ông Lê Văn Bắc – Giám đốc Nhà máy gạch Bố Hạ.
Tại biên bản được lập tại chỗ, ông Lê Văn Bắc – Giám đốc Nhà máy gạch Bố Hạ – cùng ông Nguyễn Văn Thanh – kỹ thuật nhà máy – đã buộc phải thừa nhận hành vi ăn cắp nước, đồng thời tự nguyện khắc phục 2,5 triệu đồng để đấu lại đường ống. Biên bản này có ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Công an xã Bố Hạ – ký đại diện.
Ngày 20/4/2013, Công ty CP cây xanh môi trường đô thị Yên Thế lại cùng Công an xã Yên Thế bắt quả tang Nhà máy gạch Bố Hạ ngang nhiên ăn cắp nước sạch tại một đường ống khác. Tại biên bản làm việc được lập tại hiện trường ghi rõ “tại thời điểm kiểm tra phát hiện nước vẫn tự chảy rất mạnh vào bể chứa của xí nghiệp”.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Bắc – Giám đốc nhà máy gạch Bố Hạ tiếp tục phải thừa nhận hành vi ăn cắp trắng trợn.
Ngày 20/4, hành vi trộm cắp nước sạch của Nhà máy gạch Bố Hạ tiếp tục bị bắt quả tang.
Ngày 7/5, Công an xã Bố Hạ tổ chức làm việc với 2 bên gôm đơn vị nước sạch và nhà máy gạch Bố Hạ. Ông Bắc thừa nhận hành vi ăn cắp nước nhưng cho rằng mình mới nhận công tác nên chỉ đồng ý đền bù số nước sạch bị ăn cắp từ ngày bị phát hiện (ngày 2/4 đến ngày 20/4) là 3.390.000đ. Còn trách nhiệm về lượng nước bị ăn cắp suốt một thời gian dài trước đó thuộc về ông Đào Văn Huy, người tiên nhiêm của ông Bắc.
“Theo lượng nước bị thất thoát liên tục từ khoảng năm 2010, ước tính thiệt hại về mặt tài sản công ty chúng tôi bị đánh cắp lên tới khoảng 150 triệu đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà máy gạch chỉ ký biên bản thừa nhận trộm cắp rồi để đấy không thèm đoái hoài đến chuyện đền bù. Vì vậy, tôi đã gửi đơn tố cáo toàn bộ sự việc cùng biên bản bắt quả tang và thừa nhận hành vi trộm cắp của nhà máy gạch tới Công an huyện Yên Thế”, ông Tuấn cho biết.
Làm việc với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Trọng – Phó công an xã Bố Hạ cho biết: Sự việc nhà máy gạch ăn cắp nước sạch bị bắt quả tang là sự việc nghiêm trọng. Công an xã đã lập biên bản, đồng thời chuyển hồ sơ lên Công an huyện Yên Thế để xử lý.
Ông Trịnh Tiến Vĩ – Phó Chủ tịch UBND xã Bố Hạ – cho biết, ngoài hành vi trộm cắp nước sạch nghiêm trọng, nhà máy gạch Bố Hạ còn hoạt động theo hình thức đốt lò liên tục xả khói ra môi trường, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân.
Bản sơ kết bất thường của Công an huyện Yên Thế
Trước hành vi trộm cắp nghiêm trọng của nhà máy gạch Bố Hạ, PV Dân tríđã liên hệ với ông Lê Văn Bắc – Giám đốc nhà máy gạch Bố Hạ – và ông Đào Văn Huy – nguyên Giám đốc của nhà máy. Cả 2 ông này đều thừa nhận hành vi trộm cắp nước sạch và đêu cho biết đang “điều đình” với đơn vị nước sạch để xin giải quyết… nội bộ.
Liên quan đên vụ viêc, ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Công an huyện Yên Thế – lại đưa ra một bản sơ kết vụ án với nhiều dấu hiệu bất thường. Theo đó, Công an huyện Yên Thế mới xác định được hành vi trộm cắp nước sạch của một công nhân nhà máy gạch tên Nguyễn Văn Thành trong 7 ngày, mỗi ngày 200 nghìn đồng. Số tài sản bị trộm cắp là 1,4 triệu đồng, chưa đủ mức độ để khởi tố vụ án mà chỉ xử lý hành chính (?!).
Ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Công an huyện Yên Thế – giở sách luật để viện dẫn: Mỗi ngày chỉ trộm cắp 200 nghìn đồng thì dù ăn cắp liên tục hàng ngày đến nhiều triệu đồng vẫn chưa đủ căn cứ khởi tố hình sự
Khi PV nhắc tới biên bản thừa nhận hành vi trôm cắp nước và cam kêt khắc phục với số tiền 6 triệu đồng của ông Lê Văn Bắc, ông Khanh nói rằng chưa nhận được biên bản này.
Ông Nguyễn Văn Khanh còn giở sách luật ra để viện dẫn rằng: Việc trộm cắp mỗi ngày 200 nghìn đồng chưa đủ mức độ để khởi tố, dù hành vi ăn cắp đó diễn ra liên tục hàng ngày. Và tổng số tiền trộm cắp có lên tới 6 triệu đồng hay nhiều hơn nữa thì vẫn chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự.
Về hành vi trộm cắp nước sạch của Nhà máy gạch Bố Hạ giai đoạn ông Đào Văn Huy giữ cương vị giám đốc từ năm 2010, ông Khanh cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế đang tiếp tục làm rõ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ ăn cắp nước có phân “lạ lùng” này.
Theo Dantri
Thiếu "gậy pháp lý", CSGT lúng túng
Luật Xử lý Vi phạm Hành chính 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7 nhưng chưa có nghị định hướng dẫn kèm theo nên vẫn có tình trạng thi hành quy định cũ.
Đây không phải là lần đầu tiên một đạo luật có hiệu lực mà chưa có "công cụ" thi hành, tuy nhiên việc một đạo luật có tác động điều chỉnh xã hội rộng lớn như Luật Xử lý Vi phạm Hành chính 2012 (XLVPHC) chưa được thi hành sẽ gây khó khăn cho rất nhiều lĩnh vực.
Mặt khác, không giống với những bộ luật như dân sự, hình sự,... những hành vi đã được quy định khá rõ trong luật, nghị định chỉ hướng dẫn, giải thích một số điều khoản trong luật, Luật XLVPHC không quy định hành vi, chế tài cụ thể mà chỉ quy định những nguyên tắc chung nhất. Trong khi để thực thi được thì nghị định phải quy định rất chi tiết hành vi, chế tài cho từng loại vi phạm hành chính cụ thể.
CSGT kiểm tra giấy tờ, xử phạt lỗi vi phạm cụ thể.
Trên thực tế, Luật XLVPHC đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 20/6/2013, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, thay thế Pháp lệnh XPVPHC năm 2002. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả các văn bản dưới luật, các Nghị định về xử phạt VPHC (khoảng 120 văn bản các loại) trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: giao thông đường bộ, đường sắt; trật tự an toàn xã hội; quản lý và sử dụng đất đai; thuế; hải quan; quản lý thị trường... được ban hành căn cứ vào Pháp lệnh XPHC năm 2002 đương nhiên bị chấm dứt hiệu lực. Thay thế vào đó từ ngày 1/7 Luật XLVPHC có hiệu lực nhưng phải chờ nghị định mới có thể thực thi trên thực tế.
Chính vì tình trạng luật đã có hiệu lực nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thi hành nên ngay ngày đầu tháng 7 nhiều đơn vị có chức năng xử lý hành chính trở nên khá lúng túng.
"Đối với các Nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được ban hành trong khi Luật có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục áp dụng quy định tại các Nghị định hiện hành và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các Nghị định này nếu không trái với tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính". Trích Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/7/2013
Qua trao đổi với Đội CSGT số 11 (Phòng PC67) Công an Hà Nội, Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng cho biết: "Mấy hôm đầu tiên tháng 7 chúng tôi cũng khá lúng túng không biết sẽ áp dụng quy định nào để xử phạt người vi phạm giao thông nhưng đến ngày 8/7, Chính phủ đã có Nghị quyết 83/NQ-CP, hiện nay chúng tôi vẫn tiến hành xử phạt vi phạm giao thông theo quy định cũ".
Cũng cùng suy nghĩ như vậy, Trung tá Bùi Văn Tiến, Đội trưởng Đội CSGT số 10 Phòng PC67 CA Hà Nội rất hồ hởi như được tháo gỡ được vấn đề khi nhắc đến Nghị quyết 83. Ông Tiến cho biết: "Hiện nay, chúng tôi vẫn tiếp tục tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trên quy định nghị định, thông tư cũ theo chỉ đạo của Chính phủ ghi trong Nghị quyết 83/NQ-CP".
Thực tế, Nghị quyết 83/NQ-CP phải đến ngày 8/7 mới được ký thì trước đó hơn 1 tuần (tính từ 1/7), Cán bộ, chiến sĩ rơi vào tình trạng không biết căn cứ vào đâu để xử lý người vi phạm giao thông. Ngay cả khi đã có hướng dẫn từ Chính phủ tiếp tục áp dụng quy định cũ nhưng không phải vì thế tình trạng "lúng túng" đã hết. Thậm chí, còn có chỉ đạo chỉ nhắc nhở lái xe vi phạm, không xử phạt chờ quy định của cấp trên. Thực tế, cũng có lái xe vi phạm đã tranh luận với CSGT về căn cứ để xử phạt, cuối cùng CSGT đành phải để họ đi(!).
Lĩnh vực xử lý vi phạm giao thông khá đặc biệt đòi hỏi phải xử lý liên tục và không thể chờ được những văn bản theo đúng quy định ra đời mới xử phạt được. Chính điều này đã được gỡ khi CP có Nghị quyết 83/NQ-CP. TS Đoàn Thị Tố Uyên- Trưởng Bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật, Trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng: "Việc Chính phủ đưa ra Nghị quyết 83/NQ-CP cũng là một giải pháp để quá độ hiệu lực văn bản pháp luật".
Tuy nhiên, về nguyên tắc, các nghị định có gốc là từ Pháp lệnh xử phạt hành chính, phải căn cứ vào Pháp lệnh cũ này để tồn tại, nay Pháp lệnh đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật thì cần có sự đồng ý của UB Thường vụ Quốc hội gia hạn tồn tại cho Pháp lệnh thì những Nghị định mới có cơ sở để tiếp tục tồn tại. Vô hình trung, Luật chờ Nghị định, Nghị định lại phải chờ luật.
Nếu luật vẫn còn chờ nghị định, việc xử lý người vi phạm của CSGT khó khăn thì sẽ còn những đối tượng vi phạm và gây TNGT thương tâm như thế này?
Vậy là, trong khi chờ có nghị định ra đời, dù đã có hướng giải quyết tình thế kịp thời của Chính phủ, những người thực thi Luật XLVPHC vẫn cảm thấy chưa thể yên tâm về "cây gậy pháp lý" của mình. Điều này dẫn đến một khoảng trống trong hiệu lực thi hành. Riêng trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thì đã có lúc không thể xử lý người vi phạm, và chỉ một chút xíu thôi có thể tình trạng tháo khoán xử phạt sẽ xảy ra. Tất cả những điều này có hệ lụy từ tình trạng luật trên chờ luật dưới, luật dưới lại đợi luật trên đang diễn ra với Luật XLVPHC.
Theo Infonet
Đột kích quán bar, hàng trăm "dân chơi" bỏ chạy Bị lập biên bản hành chính cách đây hơn 3 tháng với nhiều sai phạm, nhưng chủ quán bar lớn nhất quận Tân Bình vẫn chưa khắc phục mà còn tiếp tục vi phạm Rạng sáng 21/7, các lực lượng thuộc Công an quận Tân Bình - TP HCM với hàng trăm cán bộ chiến sĩ bất ngờ ập vào quán bar Cảm...