Một vai diễn, hai gương mặt trong ‘Tây du ký’
Với kỹ thuật hóa trang hiện đại hơn, các nhân vật quen thuộc của bộ phim kinh điển “Tây du ký” (1986) đã mang một hình ảnh khác, đẹp hơn trong phần hai được thực hiện năm 2000.
Mất 6 năm (từ 1982 đến 1986) để hoàn thành 25 tập phim, bộ phim Tây du ký của nữ đạo diễn Dương Khiết đã tạo nên “cơn sốt” kinh hoàng trên màn ảnh châu Á. Tuy nhiên, khi xem lại tác phẩm của mình, những người thực hiện vẫn chưa hài lòng và áy náy khi bốn thầy trò Đường Tam Tạng chưa đi hết con đường mà tác giả Ngô Thừa Ân đã viết. Vì vậy, năm 2000, Dương Khiết lại kéo quân quay thêm 16 tập phim, bổ sung những nạn mà thầy trò Đường Tam Tạng đã gặp chưa xuất hiện trong 25 tập phim trước.
Ngoại trừ Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng) tuổi cao sức yếu không thể tham gia, hầu hết dàn diễn viên chính của phần một đều có mặt trong phần hai. Sự trở lại của họ vẫn đầy đam mê và nhân vật họ thể hiện như được tiếp thêm sức sống nhờ kỹ thuật hóa trang, kỹ thuật quay phim và kỹ xảo tân tiến.
Cùng so sánh các nhân vật ở hai phần của bộ phim Tây du ký (ảnh bên trái là tạo hình phần một, bên phải là tạo hình phần hai):
Tôn Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng đóng).
Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa đóng).
Sa Tăng trong phần một do Diêm Hoài Lễ đảm nhận, sang phần hai do Thôi Cảnh Phú thể hiện.
Đường Tam Tạng (Từ Thiếu Hoa đóng) xuất hiện ở các tập 4,5,7,8,11,12,14, 16 trong phần một và từ tập 1 đến tập 8 trong phần hai.
Đường Tam Tạng (Trì Trọng Thoại đóng), xuất hiện ở các tập 13, 17 đến 25 trong phần một và từ tập 9 đến tập 16 trong phần hai.
Video đang HOT
Quan Âm Bồ Tát (Tả Đại Phân đóng).
Vai Ngọc hoàng đại đế do Trương Ngọc Hỉ đóng phần một và Vương Vệ Quốc đóng phần hai.
Phật Tổ Như Lai (Chu Long Quảng đóng).
Thái Thượng Lão Quân (Trịnh Dung đóng).
Thái Bạch Kim Tinh (Vương Trung Tín đóng).
Nhân vật Lý Tịnh do Vương Ngọc Lập thể hiện trong phần một và Trần Trọng Sanh đóng phần hai.
Ngãi Kim Mai đóng vai Na Tra trong phần một, phần hai do Chu Cầm đảm nhận.
Trong phần một, vai Long Hải Long Vương do Lý Tây Kinh đóng, sang phần hai do Thôi Cảnh Phú thể hiện. Thôi Cảnh Phú cũng là người đảm nhận vai Sa Tăng.
Sa Tăng – Diêm Hoài Lễ từng “đúp vai” Tây Hải Long Vương trong phần một, còn người đóng phần hai là Trì Quốc Đống.
Diêm Vương (Lưu Giang đóng).
Vua nhà Đường Lý Thế Dân (Trương Trí Minh đóng).
ANH DƯƠNG
Theo Infonet
Bí mật một người đóng nhiều vai trong 'Tây du ký"
Chính nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng, người thể hiện rất thành công vai Tôn Ngộ Không đã "khui" ra bí mật này trên blog Sina của mình. Chỉ riêng cá nhân ông đã đóng 16 vai khác nhau.
Lục Tiểu Linh Đồng viết: "Xem Tây du ký 1986, nếu chú ý quan sát, bạn sẽ dễ dàng phát hiện một diễn viên xuất hiện với nhiều vai diễn khác nhau, kể cả bốn thầy trò chúng tôi. Bởi vì khi ấy hầu hết ngoại cảnh đều quay trong rừng, có nhiều cảnh cần diễn viên quần chúng, nếu ra ngoài tìm thì mất thời gian nên chúng tôi tận dụng tất cả mọi người trong đoàn phim, từ hóa trang, dựng cảnh đến nhân viên kỹ thuật, ai cũng nhiệt tình góp mặt".
Tính cả những nhân vật do Tôn Ngộ Không hóa thân, Lục Tiểu Linh Đồng xuất hiện trongTây du ký 1986 đến 16 gương mặt khác nhau.
Trư Bát Giới - Mã Đức Hoa đóng tổng cộng 8 vai, kể cả nhân vật là hóa thân của Trư Bát Giới.
Tuy lớn tuổi nhất nhưng nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ vẫn tích cực hỗ trợ đoàn phim ngoài vai Sa Tăng của mình.
Trong Tây du ký 1986 có đến 3 diễn viên đảm nhận vai Đường Tam Tạng. Ngoài nhân vật của mình, diễn viên Từ Thiếu Hoa đã đóng hai vai khác.
Trì Trọng Thoại, diễn viên thứ ba đóng vai Đường Tam Tạng cũng "trợ giúp" một số vai khác trong phim.
Một số hình ảnh "một gương mặt - nhiều vai diễn" khác đã xuất hiện trong Tây du ký 1986:
Theo Infonet
Diễn viên đóng vai nông dân được làm Phật Tổ trong 'Tây Du Ký' Quá trình tìm 4 thầy trò Đường Tăng của đạo diễn Dương Khiết đã hoàn thành, các nhân vật như thần tiên, Phật đạo cũng là những yếu tố không thể thiếu của Tây Du Ký cũng được bà cất công kiếm tìm bằng con mắt tinh đời và tạo ra những nhân vật như bước ra từ trang sách của Ngô Thừa...