Một tuần sôi động: Vn-Index ghi kỉ lục, cơ hội lướt sóng vàng qua nhanh
Chứng khoán Việt Nam tuần này (13-17.4) khá sôi động. Đặc biệt là phiên cuối tuần ngày 17.4 đã khép lại một tuần giao dịch ghi kỉ lục từ đầu năm tới nay với 5 phiên liên tiếp tăng điểm, tạo cơ hội không chỉ cho những nhà đầu tư đã bắt đáy những tuần trước bán ra mà còn có cơ hội cho cả nhà đầu tư lướt sóng trong vài phiên trở lại.
Vn-Index đang hồi phục về gần mốc 800 điểm (Ảnh: Thế Lâm, chụp màn hình).
Hồi phục và cơ hội chốt lời
Dù tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng những thông tin khả quan về việc thử nghiệm thuốc chữa COVID-19 đang mang đến hy vọng giúp cho thị trường chứng khoán Mỹ giữ sắc xanh.
Kết tuần giao dịch vào rạng sáng ngày 18.4, chứng khoán Mỹ với cả 3 chỉ số đều tăng. Cụ thể, Dow Jones tăng khoảng 3%, S&P 500 tăng 2,68% và Nasdaq tăng 1,38%. Tính cả tuần, Dow Jones tăng 2,2%, S&P 500 tăng 3% và Nasdaq tăng 6,1% tạo kỉ lục tăng nhiều nhất trong hai tuần trong vòng 19 năm trở lại.
Trong khi đó, tuần này là tuần khẳng định rõ rệt nhất nhịp hồi phục của chứng khoán Việt Nam nói chung và Vn-Index nói riêng. Chỉ số này tăng liên tiếp 5 phiên, mang lại tổng cộng 31,66 điểm tương ứng với tổng tỉ lệ tăng 4,12%. Nếu xét về tuần, Vn-Index đã có ba tuần liên tiếp kết lại đều tăng điểm với tổng cộng khoảng 13%: Tuần từ 30.3-3.4 tăng 1,02%; tuần từ 6-10.4 tăng 7,85% và tuần từ 13-17.4 tăng 4,12%.
Nhịp hồi phục kéo dài ba tuần liên tiếp giúp cho nhiều nhà đầu tư bắt đáy khi Vn-Index gần chạm đáy 650 điểm có cơ hội chốt lời dao động từ 10-15%. Có những cổ phiếu ngành còn hồi phục ở mức từ 15-20% và thậm chí hơn.
Video đang HOT
Vàng đảo chiều khó lường
Giá vàng thế giới tuần này có sự biến động tăng ngay từ đầu tuần cho đến giữ tuần. Cụ thể, từ mức 1.685,6USD/ounce vào ngày 11.4, giá vàng thế giới đã tăng đến mức đỉnh chạm mốc 1.740USD/ounce, tương ứng hơn 3%.
Khi đó, thị trường vàng xảy ra diễn biến khó lường là nếu tính theo tỉ giá quy đổi USD-VNĐ theo công bố của Vietcombank cùng thời điểm, có những ngày giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới từ 500.000-700.000 đồng/lượng.
Vào ngày 15.4, giá vàng miếng SJC được công bố đạt đỉnh của tuần với mức giá mua vào – bán ra là 47,65-48,85 triệu đồng/lượng, tăng so với cuối tuần trước từ 500.000-700.000 đồng/lượng. Mức tăng này có thể xem là “con sóng nhỏ” cho nhà đầu tư lướt sóng.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất lại là chênh lệch giá mua vào – bán ra của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, với mức chênh lệch lại giãn ra từ 1-1,2 triệu đồng/lượng trong tuần này, trong khi mức chênh lệch giá mua vào – bán ra ở tuần trước chỉ khoảng 700.000 đồng/lượng. Lợi nhuận cuối cùng chủ yếu rơi vào túi của các trung tâm kinh doanh vàng chứ không hẳn vào túi các nhà đầu tư lướt sóng.
Đến cuối tuần ngày 18.4, giá vàng thế giới quay đầu giảm về mức 1.687,5USD/ounce, sát với mức giá cuối tuần trước. Còn trong nước, giá vàng SJC mua vào – bán ra tương ứng 47,5-48,25 triệu đồng/lượng. Cơ hội lướt sóng đã đi qua rất nhanh chỉ trong vài ngày.
THẾ LÂM
VN-Index rơi 'thẳng đứng', mất gần 20 điểm
Phiên giao dịch sáng nay 28/2, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc, VN-Index lùi về mốc 880 điểm, mức thấp nhất trong khoảng 1 năm trở lại đây.
Ngay khi mở cửa thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index rơi một mạch theo phương thẳng đứng và mất hơn 14 điểm. Chưa dừng lại ở đó, đến khoảng 10h30 các chỉ số lại tiếp tục giảm mạnh.Tính đến 10h35, VN-Index đã giảm tới hơn 20 điểm.
Chốt phiên giao dịch sáng, đà giảm được "phanh" lại chút ít nhưng VN-Index vẫn giảm 18,10 điểm (2,01%) còn 880,34 điểm; HNX-Index giảm 1,48 điểm (1,35%) còn 107,79 điểm; UPCoM-Index giảm 0,54 điểm (0,97%) còn 54,98 điểm.
Chứng khoán trong nước giảm mạnh phiên giao dịch 28/2. (Ảnh minh họa: Vietnam Biz)
Áp lực bán tháo của giới đầu tư khiến hàng loạt Bluechips giảm sâu. Trong nhóm cổ phiếu VN30 (30 mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn lên thị trường chứng khoán), 28 mã giảm so với chỉ 2 mã tăng giá.
Cổ phiếu GAS rơi khỏi mốc 77.000 đồng/cp sau khi giá dầu giảm mạnh hơn 3%; các mã dầu khí PVS, PVD, BSR cũng giảm sâu.
Nhóm ngân hàng sau phiên dẫn dắt thị trường hồi phục cũng quay đầu giảm điểm; các mã TCB, CTG, VPB, ACB giảm trên 2%. Cùng với đó, họ Vingroup VIC, VHM, VRE cũng góp phần đáng kể khiến chỉ số lao dốc.
Cổ phiếu "họ FLC" như ROS, ART, HAI, FLC, AMD đồng loạt giảm giá. Đáng chú ý, cổ phiếu GAB ngược dòng tăng 5,2% và lập đỉnh mới 102.000 đồng/cp.
Sắc đỏ cũng bao phủ tại nhiều nhóm cổ phiếu như chứng khoán, hàng không, thép, khu công nghiệp, dệt may, thủy sản. Cổ phiếu LMH giảm 4,7% xuống 2.050 đồng/cp sau khi điều chỉnh tỉ lệ sở hữu nước ngoài từ 0% lên 100%.
Trong khi đó, cổ phiếu YEG trở thành điểm sáng với phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 60.200 đồng/cp.
Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến thị trường thế giới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây lan. Trên thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch 27/2.
Khép phiên này, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 cùng giảm 4,4%, lần lượt xuống các mức 25.766,64 điểm và 2.978,76 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq chốt phiên giảm 4,6% xuống còn 8.566,48 điểm.
Ba chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thị trường Phố Wall phiên này giảm hơn 4%, cho thấy chứng khoán Mỹ đang hướng đến một tuần giao dịch tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones đang hướng đến tuần giao dịch giảm hơn 11%.
Trong khi đó, chỉ số FTSE 100 tại London sụt 3,5% xuống khép phiên ở mức 6.796,30 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Frankfurt giảm 3,2% xuống 12.367,46 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris để mất 3,3% xuống ở 5.495,60 điểm. Còn chỉ số EURO STOXX 50 giảm 3,4% xuống 3.455.92 điểm.
Các chuyên gia cho rằng đây là một trong những tuần chứng khoán giao dịch tệ nhất trong thời gian gần đây, đồng thời dự báo tình trạng này sẽ chưa thể chấm dứt.
LÊ THỊNH
Theo vtc.vn
2 phiên giao dịch đầu xuân Canh Tý: Thị trường chứng khoán Việt Nam mất gần 8,5 tỷ USD Sau khi giảm hơn 30 điểm trong phiên giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có phiên giảm sâu thứ 2 liên tiếp trong ngày 31-1 vì lo ngại rủi ro dịch nCoV. Diễn biến thị trường khá tiêu cực vì áp lực bán mạnh trên nhiều nhóm ngành. Hàng loạt cổ phiếu (CP) lớn...