Một tuần Hà Nội có 1.400 người bệnh sốt xuất huyết vào viện
Từ ngày 17-23/7, Hà Nội ghi nhận 1.400 ca sốt xuất huyết, hai người tử vong do kèm bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, hai bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong trong tuần qua tại Hà Nội đều là nam giới được chẩn đoán sốt xuất huyết nặng trên nền tiểu đường, tăng huyết áp. Trong đó một người bị xuất huyết não, người kia biến chứng viêm phổi kèm sốc nhiễm khuẩn.
Như vậy từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận gần 7.000 ca sốt xuất huyết, 3 người tử vong, gần 1.000 ổ dịch. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân hiện tăng 6-7 lần. Dịch bệnh tập trung chủ yếu ở một số quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Ba Đình và huyện Thanh Trì.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết, hiện số ca sốt xuất huyết vẫn tập trung chủ yếu tại phía Nam nơi dịch lưu hành quanh năm, chiếm hơn 64%, sau đó là miền Trung. Khu vực miền Bắc có tỷ lệ bệnh nhân thấp hơn, khoảng 12%, tuy nhiên gần đây có sự gia tăng số ca bệnh tại Hà Nội.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến tỉnh, cuối tập trung cứu chữa các ca nặng, giảm tối đa tử vong. Ảnh bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: P.T.
Nguyên nhân của sự gia tăng dịch sốt xuất huyết là do mùa mưa đến sớm tại phía Nam và mùa hè đến sớm tại phía Bắc. Nhiệt độ trung bình ở hầu hết khu vực cao hơn những năm trước dẫn đến véctơ truyền bệnh là muỗi phát triển mạnh. Đồng thời, nguyên nhân còn do tập quán tích trữ nước của người dân chưa có thay đổi đáng kể; tốc độ đô thị hóa nhanh; môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm, xử lý phát sinh các ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh.
Để giảm tối đa số ca tử vong, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê yêu cầu các bệnh viện tùy tình hình thực tế xây dựng quy trình tiếp nhận, phân loại điều trị bệnh nhân. Người bệnh nghi mắc sốt xuất huyết phải được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa khám chữa bệnh truyền nhiễm. Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo hoặc sốt xuất huyết nặng phải được chuyển đến khám, điều trị tại chuyên khoa truyền nhiễm. Các trường hợp chuyển viện, viện tuyến dưới phải thảo luận với tuyến trên để có xử trí thích hợp trước khi chuyển viện, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài trong thời gian tới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất quan trọng để phòng chống dịch:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Video đang HOT
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.
Theo Nam Phương (VNE)
Những việc làm đơn giản giúp ngăn ngừa đại dịch
Theo thống kê, các dịch bệnh nguy hiểm đang có chiều hướng tăng cao và phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng chính bản thân mỗi người mới là nhân tố quyết định trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan ấy.
Có lẽ chỉ hai nguyên nhân mới có khả năng giết chết hàng triệu người một cách nhanh chóng: chiến tranh hạt nhân hoặc một sự kiện sinh học.
Ngay cả khi không có một cuộc tấn công do tự nhiên hoặc con người gây ra, và cũng bất chấp những tiến bộ y học to lớn mà chúng ta đã đạt được, vi khuẩn vẫn tiếp tục là thủ phạm mang đến sự chết chóc cho loài người.
Hàng năm, chỉ tính riêng nước Mỹ, 75.000 người chết vì nhiễm khuẩn, hàng chục ngàn người chết vì đau tim do mắc cúm và viêm phổi, khoảng 20.000 người tử vong do viêm gan C và từ 10.000 đến 15.000 người vì HIV.
Đó chỉ là số lượng những ca tử vong, chưa bao gồm hàng trăm ngàn người phải nhập viện vì các bệnh nhiễm trùng, hàng triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, rồi cứ một thời gian lại xuất hiện các đại dịch như Ebola hay Zika. Các bệnh dịch chết người thường lây lan một cách lặng lẽ trong cộng đồng, bệnh viện và thậm chí cả trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải ai cũng hiểu rằng chính bản thân chúng ta mới là nhân tố quyết định ngăn chặn sự lan truyền ấy với những hành động vô cùng đơn giản để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng một cách an toàn.
1. Rửa tay
Rửa tay trước, trong và sau khi nấu nướng cũng như trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh; sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi và sau khi tiếp xúc với rác hoặc chất thải động vật hoặc rác thải... sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm và lây lan bệnh tật.
2.Không hút thuốc
Hút thuốc lá làm phổi mất đi lớp bảo vệ chống lại nhiễm trùng, tăng nguy cơ viêm phổi và nhiều vấn đề khác. Thêm vào đó, hút thuốc làm cho bạn yếu đi, rút ngắn tuổi thọ và làm tăng nguy cơ tàn tật do các rối loạn gây ra như mù lòa, khí thũng hoặc chết vì bệnh ung thư, đau tim, đột quỵ và nhiều bệnh khác.
3. Thể dục thể thao
Ngay cả khi bạn không bị thừa cân, hoạt động thể dục ở mức vừa phải, ví dụ đi bộ 10 phút mỗi ngày, cũng làm cơ thể bạn tăng khả năng chống lại nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
4. Ngủ đủ tiếng
Hầu hết mỗi người cần ít nhất ngủ được7 tiếng vào ban đêm. Thiếu ngủ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
5. Không uống quá nhiều rượu
Rượu làm cho các tế bào miễn dịch của cơ thể trở nên chậm chạp. "Quá nhiều rượu" được định nghĩa là uống trung bình 2 lần/ngày, mỗi lần từ 4 ly trở lên với nam giới và 1 lần/ngày, mỗi lần từ 3 ly trở lên với phụ nữ.
6. Sử dụng bao cao su
Có khoảng 20 triệu ca nhiễm mới lây truyền qua đường tình dục ở Mỹ mỗi năm, khoảng một nửa trong số đó là những người từ 15 đến 24 tuổi. Bao cao su làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Không dễ gì để biết được "đối tác" của mình có nhiễm bệnh hay không, vì vậy hãy tìm cách quan hệ an toàn.
7. Tiêm phòng
Vắc-xin là một trong những tiến bộ lớn nhất của khoa học nhân loại và đã cứu được hàng trăm triệu người. Trẻ em cần được tiêm chủng kịp thời để bảo vệ cơ thể khỏi bị các căn bệnh nhiễm khuẩn, HPV, cúm, viêm phổi, ho gà... đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc mắc 1 số bệnh như như tiểu đường hoặc phổi.
8. Hãy ở nhà nếu bạn đang bị bệnh
Nếu bạn đang sốt, tốt nhất nên ở trong nhà. Tự chữa bệnh cho mình bằng cách nghỉ ngơi, không nên ra ngoài vào lúc này vì bạn sẽ lây cho rất nhiều người khác.
Theo Danviet
Hà Nội: Thêm gần 600 con vịt chết nghi ăn ngô có độc? Sự việc 900 con vịt ở xã Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị chết đồng loạt sau khi ăn thóc vẫn chưa có kết quả kiểm định cuối cùng. Bất ngờ, mới đây, lại thêm 2 hộ dân ở xã Phụng Thượng (cạnh xã Ngọc Tảo) phản ánh bị chết gần 600 con vịt nghi ăn phải ngô có độc... Gần...