Một tử tù thấp thỏm chờ chết “vắt qua hai thế kỷ”
Một tử tù đã làm cho báo giới phải tốn rất nhiều giấy mực. Một tử tù đã trải qua ba đời giám thị và 10 cán bộ quản giáo.
“Một tử tù đã phải thấp thỏm chờ chết “vắt qua hai thế kỷ” hay nói chính xác là bốn nghìn ba trăm hai mươi ngày đi tìm sự sống. Nhưng nhờ có sự khoan hồng của pháp luật và tấm lòng độ lượng của Chủ tịch nước, nên sau đúng 11 năm kể từ ngày bị tuyên án tử hình, tôi đã được khai sinh lần thứ hai”. Đó là những tâm sự của phạm nhân Đặng Văn Thế, người dành giải nhất cuộc thi “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” bởi lối viết trung thực và sám hối của một tâm hồn tội lỗi bị đẩy đến tận cùng của sự sống và cái chết.
Gương mặt rắn rỏi, pha chút bụi bặm phong trần, trông Đặng Văn Thế rất chững chạc. Anh là đội trưởng đội khâu bóng thuộc Trại 6 – Tân Kỳ Nghệ An. Thế bảo, anh muốn viết một cuốn tự truyện về cuộc đời mình từ rất lâu rồi. Đó là những cảm giác kinh hoàng của hơn 4.000 ngày không ngủ thấp thỏm giữa sự sống và cái chết. Chính bản năng sinh tồn và khát vọng hoàn lương đã giúp anh tồn tại cho đến ngày hôm nay. Thế bất ngờ với kết quả của mình. Anh nói: “Tôi chỉ viết ra những điều mình nghĩ, không phải để mong được giải, mà để sám hối và tri ân Trại tạm giam Nghi Kim”. Thế chỉ học đến lớp 4, viết bằng tay trái, nét chữ vẫn còn nguệch ngoạc…
Những ngày chờ chết
“Sau khi bị tuyên án, tôi được áp giải về phòng biệt giam của Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Trước khi bị áp giải ra xe thùng, giữa hai hàng Cảnh sát bảo vệ, tôi còn cố quay đầu lại đưa cặp mắt đầy tuyệt vọng tìm kiếm người thân và gia đình của mình. Và thật là đau đớn, xót xa khi tôi đã kịp chứng kiến một hình ảnh mà cho đến khi viết những dòng chữ này tôi vẫn không sao quên được, đó là mẹ già 70 tuổi và người vợ trẻ của tôi đã bất tỉnh nhân sự khi tòa tuyên án.
Khác với phòng dành cho thường án, Phòng dành cho tử tội có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 2m2, trong đó gồm chỗ nằm, “xa lộ”, bồn vệ sinh, bể nước sinh hoạt. Tài sản duy nhất và có giá trị nhất là “chiếc cùm sắt” dùng để cùm chân tử tội. Tôi vẫn nhớ hàng xóm của tôi lúc đó có 5 người, tất cả đều phạm tội gieo rắc cái chết trắng. Căn nhà mà chúng tôi ở được gọi là “chung cư hộp đêm”, những hàng xóm của tôi sau khi hết “hạn tạm trú” đã phải ra pháp trường đền tội cho pháp luật… Ở khu hộp diêm 3 tháng tôi được Ban giám thị cho chuyển đến nhà giam B2. Người quản giáo tôi ở đây là ông Lê Văn Tài, hàng ngày tôi được cán bộ mở cùm 15 phút để tập thể dục và vệ sinh cá nhân. Thời gian còn lại tôi luôn phải ở trong cùm nằm nghe đài và sám hối lương tâm, hôm nào rảnh thì ông Tài vào chơi cờ tướng và đánh bài với tôi, còn Ban giám thị thì hàng tuần thay nhau vào động viên thăm hỏi tôi.
… Thật tình mà nói, tôi biết sớm muộn gì rồi việc đó cũng đến với tôi, đến với một kẻ trọng tội nhưng tôi không nghĩ lại đến sớm như vậy. Vì thời điểm đó tôi vẫn chưa có quyết định cuối cùng của Chủ tịch nước.
Đó là vào ngày 15-7-2000, ngày mà chắc chắn suốt đời này tôi sẽ không bao giờ quên được. Vì ngày hôm đó được xem như ngày tôi phải nhận thêm một bản án Tử hình khác – án Tử hình dành cho con tim. Sáng hôm đó trời mưa rất lớn, cơn mưa như nước từ đâu đổ về làm tràn ngập cả con đường từ nhà giam ra phòng tiếp dân của trại, cho dù hôm đó đang là mùa hè. Sau khi tạnh mưa tôi được cán bộ quản giáo thông báo ra gặp gia đình. Mặc bộ quần áo được vợ may cho ngày cưới khấp khởi vui mừng đi theo cán bộ trực trại. Trên đường đi tâm trạng tôi lại càng vui hơn khi được cán bộ cho biết là được gặp vợ. Khuôn mặt tôi lúc đó rạng ngời chẳng khác gì “Cây khô gặp nước”. Tôi được cán bộ dẫn vào phòng gặp số 2 mà vợ tôi đã đứng ở đó chờ từ trước. Có một điều trùng hợp là hôm đó vợ tôi cũng mặc bộ đồ mà chính tôi đã may cho cô ấy hôm cưới. Sau khi hỏi thăm sức khỏe và tình hình của tôi, trên đôi gò má cô ấy dòng lệ bắt đầu tuôn trào, thú thực lúc ấy tôi nghĩ cô ấy khóc vì thương tôi, vì lo cho cuộc sống của tôi đang phải đếm từng ngày. Nhưng thật là cay đắng cho tôi, vì những giọt nước mắt đó là “khúc dạo đầu” cho “Bản án tử hình” mà cô ấy đã tuyên cho tôi. Những gì tiếp theo sau đó chắc bạn đọc cũng đã hiểu. Sau vài phút choáng váng tôi đã trấn tĩnh lại để ký vào “Bản án tử hình” mà cô ấy dành cho tôi.
Trên đường từ nhà thăm gặp vào, tâm trạng tôi thật là nặng nề, xách túi quà trên tay tôi có cảm giác như mình đang xách một thứ gì đó rất nặng. Tối hôm đó tôi nghĩ đến cảm giác cô đơn gặm nhấm vào tâm hồn tôi trong những ngày còn lại của kẻ tử tội, nên tôi đã ném tung gói quà mà cô ấy gửi cho tôi, sau này tôi đã viết mấy câu thơ về cô ấy rằng:
Em ra đi khi bình minh tắt nắng
Bỏ lại tôi một bóng tối hoàng hôn
Lệ tuôn rơi nhưng sao không khóc nổi
Bởi giờ đây em là vợ người ta
Video đang HOT
Em đã quay lưng từ hôm đó
Mười lăm tháng bảy năm hai ngàn
Bỏ tôi tiếp tục nai lưng gánh
Nỗi khổ tội tình thật đắng cay
Những đêm dài mất ngủ
Đặng Văn Thế “biểu diễn” màn cà râu với Mã.
Sau cú sốc tinh thần đó, Thế bắt đầu một dành trình dài của sự chờ đợi. Một năm. Hai năm. Rồi ba năm. Khi các tử tù khác lần lượt được giảm án, hoặc đi trả án, thì Thế gần như bị lãng quên. Có những khi, anh rơi vào trạng thái hoảng loạn.
“Tôi đã không còn dám ngủ vào ban đêm nữa, ngoại trừ thứ 7 và Chủ nhật là tôi ngủ vào ban đêm, còn lại các ngày khác trong tuần thì tuyệt nhiên không dám ngủ. Giấc ngủ chỉ đến với tôi khi tiếng gà gáy sáng của mấy nhà dân gần trại cất lên. Chuyện không dám ngủ vào ban đêm chẳng phải riêng gì tôi mà đối với tất cả tử tội.
Khi đã hết hạn Tạm trú rồi thì tuyệt nhiên không một tử tội nào dám ngủ vào ban đêm nữa. Không biết có phải thức để xua đuổi thần chết hay không? Nhưng đêm nào cũng thức thâu đêm. Việc thức đêm với thời gian dài đã làm cho đôi tai của tôi thính hơn thì phải? Giữa đêm khuya thanh vắng bất cứ một âm thanh gì tôi cũng nghe được. Những âm thanh tôi sợ nhất đó là tiếng gót giầy của cán bộ, đêm nào cũng có hai tiếng gót giầy trở lên.
Những đêm dài của sự chờ đợi trong trại tạm giam của Thế có lẽ là phần ký ức anh không bao giờ quên. Bởi nỗi đau của Thế cũng ở đây. Bi kịch của Thế cũng ở đây. Và tâm hồn Thế được hồi sinh cũng từ đây.
“Tôi còn nhớ vào một đêm mưa, tôi đang nằm nghe tiếng rả rích của những chú côn trùng thì bỗng có ba bốn tiếng gót giầy tiến đến phòng tôi. Đang nằm, tôi đã bật dậy như một chiếc lò xo và nín thở lắng nghe tình hình. Thì bỗng có tiếng chìa khóa kêu leng keng và cánh cửa sắt phía ngoài phòng giam tôi bật mở. Lúc đó tôi thoáng nghĩ “Thời khắc” đối với tôi đã điểm, tôi chưa kịp nói câu gì thì cán bộ Sang ngó đầu vào hỏi trời mưa có ngủ được không Thế? Buồng giam có bị dột không? Nếu dột thì lấy áo mưa của cán bộ trải lên màn cho đỡ ướt, tranh thủ ngủ đi một lúc, trời sắp sáng rồi. Với tay cầm tấm ni lon từ tay cán bộ Sang nói lời cảm ơn, bỗng đôi mắt thâm cuồng của tôi trào dâng hai hàng nước mắt. Tôi khóc không phải vì tôi chưa đền tội, mà khóc vì quá xúc động, bởi tình cảm và sự quan tâm mà cán bộ đã dành cho tôi.
Đêm hôm đó, có lẽ là lần đầu tiên tôi khóc nhiều nhất từ ngày tôi bị tuyên án tử hình.
Sau nỗi đau mất người thân tôi đã rơi vào trạng thái trầm cảm. Hàng ngày tôi chỉ lủi thủi trong căn phòng quen thuộc của mình như một cái bóng, con người tôi lúc đó chỉ còn là một cái xác không hồn. Hiểu được nỗi buồn và sự cô quạnh của tôi ông Lê Văn Tài đã mua cho tôi mấy con chim chào mào và một con chim Cà Cưỡng, ông bảo: chơi chim thì “Dưỡng tâm”, chơi cá thì “Dưỡng trí”, Thế cố gắng chăm sóc mấy con chim cho khuây khỏa, nó hót hay lắm đấy.
Ác mộng và khát vọng sống
Năm 2008, là thời điểm tận cùng của sự chờ đợi. Rất nhiều bài báo viết về anh, như một phát hiện về một tử tù bị lãng quên. Điều đó giúp Thế có cơ hội được viết những dòng như thế này:
“Bước sang năm 2008, khát vọng sống trong tôi càng trở nên mãnh liệt, ngọn lửa hy vọng không ngừng cháy, chỉ có điều sức khỏe của tôi không được tốt, phần vì tôi phải “chinh chiến” gần 10 năm trong ngục tối, phần vì bệnh đại tràng của tôi ngày một nặng hơn.
Phạm nhân Đặng Văn Thế và cuốn nhật ký của mình.
Thời gian vẫn chầm chậm trôi, dòng đời vẫn không ngừng chảy, thế rồi tôi cũng sống “vui vẻ” với “Xe, Pháo, Mã”. Cho đến mùa đông năm 2008. Rồi đến ngày 28 – 12 năm đó, lại có hai nhà báo vào trại viết phóng sự về tôi. Tại buổi trả lời phỏng vấn tôi đã nhờ nhà báo nói giúp tôi một lời rằng: Tôi khẩn thiết cầu xin Chủ tịch nước tha cho tôi vì sức chịu đựng của tôi đã cạn kiệt, thần kinh tôi đã “có vấn đề”.
Thế rồi vào ngày 4-3-2009, bài phóng sự “Một tử tội bị lãng quên” của nhà báo Việt Anh và Hữu Huỳnh được đăng trên trang 4 của báo An ninh thế giới.
Thế đã nhận được đơn ân xá của Chủ tịch nước sau 11 năm bền bỉ sống. Lần đầu tiên, Thế đã khóc, nước mắt mang vị mặn chát của cuộc đời một tử tù khát thèm sự sống. Nước mắt của sự sám hối.
Sáng ngày 23-6 năm đó tôi được anh Khánh buồng giam bên cạnh cho một gói phở, tôi đang ăn dở thì thấy Ban Viện vào nói gì đó với cán bộ, một lúc sau thì thấy Ban Tỵ vào, cả hai cùng vào buồng giam tôi. Ban Tỵ bảo: Tôi báo cho anh mừng là anh có quyết định “xuống xiềng” rồi. Tòa vừa gọi điện ra bảo anh chuẩn bị tư tưởng để chiều nay phát biểu. Còn tôi sẽ mua bó hoa tặng anh. Chúc mừng anh nhé (hôm đó là lần đầu tiên trong đời tôi được nhận hoa). Đang lễ phép đứng ở “chuồng cọp” tôi ôm chầm lấy Ban Tỵ và Ban Viện không nói được câu gì. Bỗng hai hàng nước mắt tôi tuôn trào. Ban Viện nói: Theo quy định không được phép ôm chúng tôi như thế này, nhưng hôm nay là ngày anh được tái sinh lần thứ 2 nên chúng tôi thông cảm. Tôi xin lỗi họ và òa khóc nức nở.
Đúng 17h chiều ngày 23-6-2009, sau đúng 11 năm bị xiềng tôi đã được khai sinh lần thứ 2.
Sau gần một tháng kể từ ngày được xuống xiềng, tôi được chuyển đến Trại giam số 6, ngày chuyển trại là một phạm nhân đặc biệt nên tôi được cán bộ cho ở khoang giữa của chiếc “xe thùng”. Xe rời khỏi cổng tôi bắt đầu ngắm nhìn quanh cảnh thành phố băng qua những cánh đồng bát ngát. Đồng quê quen thuộc đã làm cho tôi sống lại tuổi thơ. Ngắm khung cảnh thanh bình ở vùng ngoại ô, tôi có cảm giác là mình đang trên đường trở lại quê hương chứ không phải là đi cải tạo.
Thế viết rất nhiều thơ. Những bài thơ sám hối khỏa lấp nỗi cô đơn của một kẻ tù tội. Những câu thơ còn vụng về nhưng chân thật.
Chiều một mình cô quạnh giữa lồng son
Nhớ mẹ cha làm tim con đau nhói
Mười một năm con ngóng trông mòn mỏi
Chưa có ngày tạ tội với mẹ cha
Suốt cuộc đời mẹ tần tảo nuôi con
Dạy chúng con phải sống làm người tốt
Vậy mà con đã làm điều dại dột
Để mẹ hiền phải đau khổ vì con…
Theo ANTD
Đề nghị truy tố 4 quản giáo dùng nhục hình với phạm nhân
Hôm qua 14/9, VKSND Tối cao cho biết vừa chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 4 quản giáo tại trại giam Đắk Trung (tỉnh Đắk Lắk) vì dùng nhục hình, đánh chết phạm nhân hồi tháng 9/2010.
Cán bộ quản giáo theo sát phạm nhân trong giờ lao động (ảnh: Công an TPHCM).
VKSND Tối cao xác nhận, kết luận điều tra vụ án "Dùng nhục hình" tại trại gaim Đắk Trung đã hoàn tất. Hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự, đề nghị truy tố 4 bị can nguyên là cán bộ quản giáo tại trại giam này về tội danh nói trên.
Các bị can gồm: Hoàng Đình Nam - nguyên thượng sĩ Nguyễn Văn Thọ - nguyên thiếu úy Lê Hữu Thiết và Trần Văn Phúc - nguyên binh nhất.
Theo kết luận điều tra, ngày 23/9/2010, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, các quản giao nói trên nghi phạm nhân Trương Thanh Tuấn (SN 1983, ngụ H.Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đang thi hành bản án 24 năm tại trại giam Đắk Trung có hành vi sử dụng và cất giấu điện thoại di động trong trại giam.
Khi được giáo dục, Tuấn đã cãi lại và văng tục với cán bộ quản giáo. Các cán bộ quản giáo này đã dùng dùng gậy cao su đánh nhiều lần vào người Tuấn khiến nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu.
Đến nay, gia đình các bị can đã bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 123 triệu đồng.
Theo Dân Trí
30.000 đồng và ngã rẽ cuộc đời của một đứa trẻ Phia kt thúc. Nhữi dự khán vẫnng nguôi day dt trc bản dành cho bo trẻ tuổi nhất. Thi im phmi, bo mi 15 tuổi 1 tháng 8 ngày. Các boa Vì ang ở tuổinh nin nn Hải c HĐXX chỉ nht s bào chữa.Cháu có bit vc làma mình là phming? -t s hi:Dng. Dù c tr kin thc ở trng lp...