Một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm sắp phát nổ
Trên bầu trời đêm của Bắc bán cầu bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra một vụ nổ siêu tân tinh, báo Daily Mail đưa tin.
Được biết, các nhà thiên văn học đang chờ đợi vụ nổ của ngôi sao Betelgeuse từ chòm sao Orion. Nó nằm cách Trái đất khoảng 700 năm ánh sáng. Siêu sao màu đỏ này có kích thước gấp 1400 lần Mặt trời và hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời một ngôi sao.
Vụ nổ siêu tân tinh, theo dữ liệu khoa học, là kết cục chấm dứt sự tiến hóa của tất cả các ngôi sao lớn và khá lớn. Đầu tiên chúng tăng nhanh kích thước – như đã xảy ra với ngôi sao Betelgeuse – và sau đó xảy ra vụ nổ: ngôi sao trút bỏ toàn bộ lớp vỏ bao bọc bên ngoài, lõi của nó biến thành lỗ đen hoặc sao neutron.
Kể từ tháng 10/2019, các nhà thiên văn học nhận thấy ngôi sao Betelgeuse đã mờ đi rất nhiều. Họ nói rằng ánh sáng của nó tỏa ra hiện nay là yếu nhất trong 50 năm quan sát gần đây. Theo các nhà khoa học, đây là dấu hiệu sắp xảy ra vụ nổ.
Video đang HOT
Hơn thế họ gần như chắc chắn rằng chí ít sau 90 năm nữa thì từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy ngôi sao này nữa. Họ nhắc lại rằng ánh sáng do Betelgeuse phát ra bay 700 năm, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ nhìn thấy vụ nổ vào thời điểm sau 700 năm kể từ khi nó xảy ra.
Mặt khác, không thể loại trừ rằng ngôi sao đã phát nổ vài trăm năm trước và chúng ta bây giờ chỉ còn việc đón xem hiện tượng ngoạn mục này. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng siêu tân tinh này sẽ sánh ngang với Mặt trăng tròn về độ sáng.
Theo danviet.vn
Dấu hiệu tồn tại hành tinh mới lớn hơn Trái Đất
Hành tinh này được đặt tên là Proxima c, quay quanh sao lùn đỏ Proxima Centauri, ngôi sao gần nhất với Mặt Trời với khoảng cách 4,2 năm ánh sáng.
Trong một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí Science Advances, các nhà khoa học tại Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia Italy cho biết họ đã quan sát được sự thay đổi trong hoạt động của ngôi sao lùn đỏ, cho thấy có thể tồn tại một hành tinh khác cũng đang quay quanh nó. Họ đặt tên cho hành tinh này là Proxima c.
Proxima c được coi là một siêu Trái Đất - thuật ngữ chỉ hành tinh có khối lượng lớn hơn hành tinh của chúng ta nhưng nhỏ hơn đáng kể so với sao Hải Vương .
"Sao Lùn Đỏ là ngôi sao gần Mặt Trời nhất và phát hiện này sẽ biến nó thành hệ hành tinh gần nhất với chúng ta", nhà thiên văn học Mario Damasso, tác giả chính của bài báo chia sẻ.
Minh họa hệ thống hành tinh Sao Lùn Đỏ với hành tinh có khả năng tồn tại Proxima c (bên phải) và Proxima b (bên trái). (Ảnh: Business Insider)
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra Proxima c bằng cách sử dụng kỹ thuật vận tốc hướng tâm. Theo đó, khi quay, các hành tinh sẽ kéo nhẹ ngôi sao của chúng. Khi vị trí của ngôi sao di chuyển, ngay cả theo cách nhỏ này, nó sẽ thay đổi màu sắc ánh sáng ngôi sao. Nếu những thay đổi đó theo chu kỳ, điều đó cho thấy có sự xuất hiện của một hành tinh quay quanh nó.
Nhóm nghiên cứu của Damasso xác định loại thay đổi theo chu kỳ này trong ánh sáng của Sao Lùn Đỏ và xác định nó không liên quan đến các chuyển động của hành tinh Proxima b.
Điều đó cho thấy sự hiện diện của một hành tinh khác, mặc dù Damasso cho biết các nhà nghiên cứu vẫn "không thể loại bỏ khả năng tín hiệu ấy xảy ra do hoạt động của chính ngôi sao".
Proxima c (nếu thực sự tồn tại) là một hành tinh không thể ở được, do khoảng cách với ngôi sao của nó, hành tinh này có thể bị đóng băng hoặc bị che khuất trong bầu không khí hydro-helium ngột ngạt. Tuy nhiên, do khoảng cách từ nó đến Trái Đất khá gần, nên hứa hẹn có thể mang đến cơ hội nghiên cứu một hệ sao khác.
Các nhà thiên văn học cho rằng các siêu Trái Đất hình thành xung quanh đường băng tuyết với khoảng cách gần nhất với một ngôi sao, nơi nước có thể trở thành băng. Nguyên nhân là do băng giá tích tụ trong khu vực đó giúp hình thành các hành tinh khi một hệ sao đang ở giai đoạn sơ khai. Proxima c vượt xa đường băng tuyết ấy, vì vậy sự tồn tại của nó có thể thách thức lý thuyết.
Chính vì vậy, đến nay tất cả các lập luật và giải thích trên đều chỉ là giả thuyết. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn liệu hành tinh có tồn tại hay không và hy vọng sẽ tìm thấy nhiều manh mối dữ liệu hơn từ kính viễn vọng không gian Gaia.
HẠ VŨ
Theo vtc.vn/Business Insider
Tìm thấy vật liệu rắn lâu đời nhất, 'già' hơn Mặt Trời Các nhà khoa học vừa tìm được bụi sao 7 tỷ năm tuổi tại Australia. Thị trấn Murchison, thuộc bang Victoria ở Australia là một nơi vắng vẻ khi có chưa tới 1.000 người dân sinh sống. Tuy nhiên, đây lại là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học. Năm 1969, một thiên thạch khổng lồ...