Một trong những cổ phiếu đáng đầu tư nhất năm 2017: GAS và sự tỉnh dậy sau giấc ngủ đông
Chìm nổi cùng giá dầu, GAS – cổ phiếu trụ cột của thị trường từng bị nhà đầu tư cho “ngủ quên” trong một vài năm. Năm nay, GAS đã trỗi dậy.
Là một trong những cổ phiếu đáng đầu tư nhất trong năm 2017 với quá trình tăng chắc chắn kéo dài suốt cả năm, nhưng trong hơn 1 tháng qua, GAS – cổ phiếu của Tổng công ty khí Việt Nam PV GAS mới thực sự gây “sốc” khi tăng rất quyết liệt và dễ dàng vượt qua các mốc giá tâm lý. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12, GAS đạt hợn 92.000 đồng/cp.
Vai trò trụ cột của GAS và sự dẫn dắt của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như PVD, PVS đã làm bùng lên con sóng cổ phiếu dầu khí, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi xu hướng đi lên của giá dầu thế giới. Với riêng GAS, còn có câu chuyện về cuộc thoái vốn của PVN.
PVN có kế hoạch bán gần 31% cổ phần tại GAS
Trong thông báo mới nhất, GAS cho biết về kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Theo đó, PVN sẽ bán 30,97% cổ phần tại GAS để giảm tỷ lệ sở hữu từ 95,8% hiện tại xuống 65%. Thời gian thực hiện là trong năm 2018 – 2019.
Tạm gác lại câu hỏi về việc ai sẽ mua cổ phần do PVN bán ra bởi thị trường vẫn đang hưng phấn trước những thương vụ “khủng” của Vinamilk và Sabeco, khi các ông lớn nước ngoài “không tiếc tiền” mua cổ phần của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian bán vốn của PVN sẽ là khi nào?
Việc thoái vốn khỏi GAS đã từng được nhắc đến nhưng rơi vào im ắng trong những năm qua. Theo đánh giá của CTCK HSC, PVN sẽ tiến hành thoái vốn trong năm 2019 và nhiều khả năng là trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân là bởi thứ nhất, PVN sẽ khá bận rộn với các kế hoạch thoái vốn tại các công ty con khác trong năm 2018, bao gồm tiến hành IPO và chuyển nhượng cổ phần cho đối tác chiến lược tại PV Power, PV Oil và BSR. Và Tập đoàn này cũng có thể thực hiện thoái vốn tại DPM, DCM, PVI, Cảng Phước An và CPCP Đông Dương Xanh.
Thứ hai, GAS sẽ cần tăng tỷ lệ sở hữu tại hai công ty liên kết, PGS và PVG lần lượt từ 35,26% và 35,88% hiện tại lên 51%. Trong khi đó công ty cũng sẽ bán toàn bộ 35,1% cổ phần tại PCG trước khi PVN thực hiện bán cổ phần tại GAS.
Vị thế của PV GAS trong nền kinh tế cũng như trên sàn chứng khoán là điều không cần phải nói đến. Đó là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam thực hiện hoạt động ở trung nguồn, thu gom khí từ các chủ mỏ, chế biến, lưu trữ và phân phối khí đến các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ. Ở phân phối hạ nguồn, các công ty con của GAS là PGD (sở hữu 50,5%), CNG (sở hữu 56%) hay PVG, PGS (GAS đang trình PVN tăng tỷ lệ lên 51%) đều là những doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong phân phối khí và LPG.
Theo Luật Dầu khí hiện nay, các nguồn khí thiên nhiên đang khai thác ở Việt Nam đều phải có sự hợp tác với PVN, và đầu ra là các nhà máy điện khí, phân bón lớn cũng thuộc sở hữu của Tập đoàn. Gần như toàn bộ lợi nhuận của GAS thuộc về PVN nhưng khi giảm sở hữu nhà nước, phần lợi nhuận của PVN sẽ giảm xuống.
Video đang HOT
“ Do đó, với một số kế hoạch thoái vốn cần hoàn tất trước khi PVN bán cổ phần như đề cập trên đây, thời gian thoái vốn của PVN nhiều khả năng sẽ muộn hơn là sớm. Hơn nữa, có thể PVN cũng mong muốn từng bước thoái vốn để ghi nhận doanh thu trong hai năm hơn là tập trung toàn bộ trong năm 2018” – HSC nhận định.
Hệ thống ống Nam Côn Sơn 2 giải bài toán công suất cho GAS
Với việc giá dầu tăng lên, GAS đã có một năm kinh doanh tốt. Sau 9 tháng đã vượt kế hoạch lợi nhuận, HĐQT của công ty vừa nâng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lên 52.000 tỷ đồng và 6.100 tỷ đồng so với con số 47.842 tỷ và 5.152 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thường niên 2017 thông qua hồi tháng 04/2017.
Bên cạnh sự tăng lên của giá dầu và giá khí thì kết quả kinh doanh của GAS còn phụ thuộc và sản lượng. Tổng công ty này đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình hưởng chênh lệch giá bán và giá đầu vào cộng với phí vận chuyển đối với sản phẩm khí tự nhiên sang mô hình chỉ hưởng phí vận chuyển. Quá trình này dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn tất. Khi đó, tăng trưởng trong dài hạn của GAS sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng sản lượng.
Theo đánh giá của CTCK HSC, do việc giảm đầu tư cho hoạt động thăm dò khai thác trong giai đoạn 2015 – 2017 nên các mỏ hiện tại như Bạch Hổ đang cạn dần trữ lượng, trong khi không có mỏ khí lớn nào đi vào hoạt động trong năm 2017. Tuy nhiên sản lượng có thể sẽ tăng từ năm 2018 khi mỏ mới là Sao Vàng – Đại Nguyệt đi vào khai thác.
Vào cuối năm 2016, GAS đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 (gồm 151 km đường ống dẫn khí dưới biển, dẫn khí từ mỏ Đại Hùng), nâng công suất thêm khoảng 10%. Công suất mới từ giai đoạn 1 của hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 đủ để vận chuyển khí từ mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt (sẽ đi vào hoạt động từ năm sau).
Nhưng không dừng ở đó, hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 – giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào năm 2019 và nâng công suất vận chuyển khí tự nhiên của GAS thêm khoảng 50%. HSC nhận xét, GAS đã có kế hoạch rõ ràng cho việc xây dựng hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 và điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2018-2020.
Mặc dù vậy, để tăng trưởng dài hạn GAS cũng sẽ cần phải xây dựng hệ thống đường ống Lot B – Ô Môn. Hệ thống này theo kế hoạch là dự kiến khởi công trong khoảng năm 2015 nhưng hiện chưa có thời gian khởi công cụ thể và điều này chủ yếu là do tính chất phức tạp của việc đàm phán giá với các chủ mỏ.
Hải Thanh
Theo Trí thức trẻ
VCB, VIC, GAS đồng loạt bứt phá giúp thị trường "thăng hoa" trong phiên chiều, VnIndex kết tuần vượt 950 điểm
Một số cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt đã tăng khá trong thời gian qua như APC, PNJ, NCT, CVT, PC1...đã bị bán mạnh về cuối phiên và đồng loạt giảm sâu.
Càng về cuối phiên giao dịch, thị trường càng trở nên khởi sắc hơn khi dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, giúp VnIndex đóng cửa tăng 6,26 điểm (0,66%) lên 952,32 điểm. Các Bluechips như SAB, BHN, VIC, VCB, MWG, BVH, FPT, GAS, MSN,...đồng loạt tăng điểm là động lực chính giúp thị trường tăng điểm. Ngược lại, Hnx-Index đóng cửa giảm 0,53 điểm (0,47%) xuống 113,03 điểm.
Trong phiên chiều nay, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có tín hiệu khác tích cực với nhiều mã lấy lại sắc xanh tăng điểm như GAS, PGD, PVB, PVC, PVD, PVE dù phần lớn thời gian giao dịch giảm điểm. Điều này cũng góp phần giúp thị trường tăng mạnh về cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau những phiên khởi sắc gần đây đã chịu áp lực điều chỉnh và hầu hết đều giảm điểm, ngoại trừ một VND, MBS tăng điểm đáng chú ý. Diễn biến tương tự, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng giao dịch tương đối giằng co.
Một số cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt đã tăng khá trong thời gian qua như APC, PNJ, NCT, CVT, PC1...đã bị bán mạnh về cuối phiên và đồng loạt giảm sâu.
CMG tiếp tục bị "xả hàng" không thương tiếc và cổ phiếu này đã có chuỗi 6 phiên giảm sàn liên tiếp.
======================================
Phiên giao dịch buổi sáng diễn ra khá giằng co khi thị trường liên tục "đánh võng" theo SAB. Tính tới hết phiên giao dịch buổi sáng, SAB chỉ còn tăng 3.800 đồng, dù có thời điểm cổ phiếu này tăng gần 13.000 đồng.
Với sự hỗ trợ của SAB, VIC, MWG, PVD, VCB, HPG, VRE, BHN, FPT..., chỉ số VnIndex đã tăng 1,56 điểm (0,16%) lên 947,62 điểm, trong khi Hnx-Index và Upcom-Index vẫn giảm điểm. Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 145 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.053 tỷ đồng, trong đó bao gồm thỏa thuận đột biến 16,6 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng giá trị 3.376 tỷ đồng.
Trong phiên sáng nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị khoảng 130 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nhóm cổ phiếu dầu khí sau giai đoạn tăng mạnh gần đây đã chịu áp lực chốt lời và hầu hết đều giảm điểm, ngoại trừ PVD tăng 350 đồng.
Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, bất động sản, xây dựng phần lớn đều giảm điểm, phản ánh sự thận trọng của giới đầu tư trong những ngày cuối năm.
====================
Sau phiên điều chỉnh khá mạnh hôm qua, thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần với sắc xanh quen thuộc. Động lực giúp thị trường tăng điểm đến từ SAB khi cổ phiếu này được "bắt đáy" khá mạnh và có thời điểm tăng hơn 13.000 đồng.
Cùng với SAB, các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VIC, MSN hồi phục sau phiên giảm bất ngờ trước đó, cũng như BHN, HPG, HSG, VRE, MWG...đồng loạt tăng điểm giúp thị trường duy trì sắc xanh, bất chấp việc điều chỉnh của nhóm dầu khí (GAS, PVS, PVD, PVC, PVB...).
Tại thời điểm 10h, chỉ số VnIndex tăng 1,14 điểm (0,12%) lên 947,2 điểm; trong khi Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm.
Các cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán (SSI, HCM, VND, SHS...), bất động sản, xây dựng (DIG, DXG, KBC, LDG, SCR, TDH, VGC, PC1, PHC, NLG...) phần lớn đều giảm điểm, phản ánh sự thận trọng nhất định của giới đầu tư trong những ngày cuối năm.
Cổ phiếu sữa VNM điều chỉnh giảm nhẹ khi vượt ngưỡng 200.000 đồng và cổ phiếu GTN của GTNfoods cũng giảm 150 đồng về 15.350 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu hàng không VJC, HVN, ACV, NCT, NCS...sau giai đoạn bứt phá ấn tượng gần đây cũng đang chịu áp lực điều chỉnh.
Cổ phiếu "nóng" CMG tiếp tục bị bán mạnh và giảm sàn "trắng bên mua" phiên thứ 6 liên tiếp.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thị trường chứng khoán ngày 18.12: Phân hóa và tích lũy Phiên giao dịch ngày 18.12 nhà đầu tư có thể lựa chọn thời điểm để giải ngân vào nhóm ngành dầu khí - nhóm ngành đang rất khoẻ và thu hút được dòng tiền, điển hình là GAS, PVD, PVS... Ngoài ra những mã có dự báo cho kết quả kinh doanh quý 4 tốt cũng đáng được quan tâm. Những mã có...