Một triệu chứng kéo dài 13 ngày ở người nhiễm Omicron nghiêm trọng
Theo dõi các triệu chứng của Omicron theo thời gian, các nhà nghiên cứu phát hiện triệu chứng của nó cũng có nhiều điểm tương đồng với các biến thể ban đầu.
Và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một triệu chứng khi nhiễm Omicron nặng có thể kéo dài đến 13 ngày.
Trong số các dữ liệu có được, các báo cáo về bệnh nặng do nhiễm Omicron mô tả tình trạng khó thở trong thời gian 13 ngày, theo Express.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng tình trạng khó thở thường xảy ra ở người chưa tiêm chủng.
Một triệu chứng kéo dài 13 ngày ở người nhiễm Omicron nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dữ liệu sơ bộ cho thấy một số triệu chứng có thể khác, nhưng cảm giác ngứa họng và đau họng, cùng với nghẹt mũi, ho khan và đau cơ ở lưng dưới đều là những triệu chứng phổ biến của Omicron.
Theo The Independent, tình trạng khó thở kéo dài tới 13 ngày là ở các trường hợp nhiễm Omicron nặng, theo Express.
Phát hiện này cho thấy biến thể Omicron không chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, mà còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như biến thể Delta.
Vẫn có một tỷ lệ người chưa tiêm phòng nhiễm Omicron có triệu chứng hoặc cần phải nhập viện.
Có triệu chứng khó thở xảy ra ở người chưa tiêm chủng, nhưng rất hiếm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo tiến sĩ Clark Cutaia, giảng viên cao cấp tại Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), các triệu chứng khác nhau chủ yếu tùy thuộc vào việc người bệnh đã tiêm phòng hay chưa.
Sau khi nói chuyện với các bệnh nhân ở Pennsylvania về các triệu chứng của họ, tiến sĩ Clark Cutaia giải thích, những người chưa tiêm chủng, nếu nhiễm Omicron sẽ bị khó thở, ho và các triệu chứng tương tự như nhiễm Delta ở người chưa tiêm chủng, theo Express.
Nghiên cứu cho thấy biến thể Omicron cũng có thể gây bệnh nặng như biến thể Delta
Ngược lại, tiến sĩ Hugh Cassiere, từ Bệnh viện tim Sandra Atlas Bass, New York (Mỹ), lại nhận thấy biến thể này gây bệnh giống như viêm phế quản hơn là viêm phổi.
Ông Hugh Cassiere cho biết, thông thường những bệnh nhân bị viêm phế quản cấp thường không khó thở, mà thường có đờm.
Trong khi bệnh nhân viêm phổi có xu hướng khó thở và cảm thấy mệt mỏi hơn so với viêm phế quản nói chung.
Đà Nẵng còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19
Tới hết ngày 23-12, TP Đà Nẵng sẽ kết thúc đợt đăng ký tiêm vắc xin tự do cho người chưa tiêm mũi 1.
Số lượng đăng ký tiêm đến nay khoảng 5.000 người.
Còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đang ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều người từ các địa phương khác mới chuyển tới đăng ký tiêm trong đợt từ ngày 24 đến 27-12 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tối 21-12, bác sĩ Trương Văn Trình, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, cho biết số lượng người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đăng ký tiêm mũi 1 khoảng 5.000 người.
Trước đó Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức một đợt tiêm mới cho người trên 12 tuổi đang cư trú trên địa bàn.
Việc này nhằm tạo điều kiện cho người dân tới sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng cũng như cư dân thành phố vì nhiều lý do chưa tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, người dân có thể đăng ký để tiêm qua hai hình thức đăng ký trực tiếp tại xã phường hoặc đăng ký trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn đến hết ngày 23-12.
Bác sĩ Trình cho biết với số lượng người đăng ký khá lớn, ngành y tế sẽ bố trí lại các điểm tiêm để thuận tiện cho người dân di chuyển, thay vì 2 điểm tiêm chủng tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng và cơ sở tiêm chủng dịch vụ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (103 Hùng Vương) như dự kiến ban đầu.
Ngoài ra nhóm người mắc các bệnh, tật không tự chăm sóc bản thân, không đi lại được, các quận huyện sẽ thực hiện rà soát và tổ chức tiêm chủng lưu động.
"Sau khi người dân kết thúc đăng ký, chúng tôi dự kiến tiêm cho nhóm đối tượng này từ ngày 24 đến ngày 27-12. Sau khi tiêm xong mũi 1 cho nhóm đối tượng này thì lượng vắc xin còn lại chúng tôi sẽ tổ chức tiêm mũi 3 cho các nhóm đối tượng nguy cơ, dự kiến 8.000 người", ông Trình nói.
Theo ông Trình, trong tháng 12 này sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho 8.000 người. Đồng thời lên kế hoạch trong quý 1-2022 sẽ tiêm đủ mũi 3 cho tất cả người trong độ tuổi nếu lượng vắc xin được phân bổ đầy đủ.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến - phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay của thành phố là tập trung bảo vệ nhóm đối tượng dễ tổn thương với COVID-19. Do vậy nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm mũi 3 trong số 8.000 liều trong tháng 12 này là nhóm người có bệnh nền, nhiều nguy cơ.
Sau đó căn cứ theo số lượng vắc xin được phân bổ và thời gian giữa các mũi tiêm, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
"Sau khi kết thúc đợt tiêm mũi 1 cho tất cả các đối tượng thì địa phương nào có ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng chưa tiêm vắc xin với lý do chưa được tổ chức tiêm, chưa được tiêm vắc xin thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm (trừ lý do khách quan như có chống chỉ định tiêm chủng)", bà Yến giao nhiệm vụ.
Bảo vệ, phát hiện sớm nhóm đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, hạn chế tử vong: Rất cấp thiết Bộ Y tế nhấn mạnh việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong rất cấp thiết. Nhiều địa phương "đi từng ngõ, gõ từng nhà" rà soát đối tượng có nguy cơ nhằm vận động, tổ...