Một trên 500 người Mỹ chết vì Covid-19
Mỹ ghi nhận ít nhất 664.000 ca tử vong do nCoV, đồng nghĩa cứ 500 người Mỹ có một người chết, sau 20 tháng Covid-19 hoành hành tại nước này.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia miễn dịch học hàng đầu của Mỹ, hồi cuối tháng 3/2020 cảnh báo đại dịch Covid-19 có thể khiến 100.000-200.000 người nước này tử vong. Fauci khi đó thừa nhận ông không thích đưa ra dự đoán về con số nhiều biến động như vậy, do có thể dễ dàng mắc sai lầm.
Thống kê được Đại học Johns Hopkins công bố ngày 14/9 cho thấy dự đoán của Fauci đã sai. Ít nhất 664.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19 từ khi đại dịch bắt đầu từ đầu năm ngoái, tương đương 0,2% dân số nước này.
Số ca tử vong tại Mỹ thậm chí có thể cao hơn do thiếu các xét nghiệm trong thời gian đầu dịch bùng phát và khác biệt trong báo cáo về ca tử vong giữa các bang. Sau khi phân tích dữ liệu ca bệnh trong giai đoạn tháng 2/2020-5/2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ là 767.000, cao hơn dữ liệu hiện tại.
Nhân viên y tế đưa một phụ nữ nghi nhiễm nCoV vào bệnh viện ở Shawnee, bang Oklahoma ngày 8/9. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Dự đoán của Fauci được đưa ra khi Covid-19 chủ yếu hoành hành ở thành phố New York, nơi khi đó báo cáo hơn 800 ca tử vong. Tình hình đại dịch tại Mỹ thay đổi nhiều sau hơn một năm, số ca tử vong hiện tại phần lớn là những người không chịu tuân theo các hướng dẫn y tế cộng đồng cơ bản như đeo khẩu trang trong nhà và tiêm vaccine sớm nhất có thể.
Mỹ ghi nhận khoảng 41 triệu ca nhiễm nCoV tính đến nay, 10-30% trong số này trải qua hiện tượng mà các bác sĩ gọi là Covid-19 kéo dài, khi bệnh nhân có các triệu chứng suy nhược trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi mắc Covid-19.
Một số bằng chứng cho thấy Covid-19 kéo dài ít xảy ra ở những người đã được tiêm vaccine. Nhiều bằng chứng khác cho thấy vaccine có thể ngăn nhiễm nCoV hoặc bệnh tiến triển nặng. Theo báo cáo của CDC Mỹ, 54% dân nước này đã hoàn thành liệu trình tiêm vaccine tính tới 15/9.
Hàng chục tiêm kích F-35 Mỹ 'đắp chiếu'
Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hơn 40 tiêm kích F-35 của nước này phải dừng hoạt động để sửa chữa động cơ song chưa có đồ thay thế.
Trong phiên điều trần ngày 13/7 trước tiểu ban Lực lượng Chiến thuật Trên không và Mặt đất của Hạ viện Mỹ, trung tướng Eric Fick, người điều hành chương trình tiêm kích F-35, cho biết quân chủng không quân bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thiếu động cơ.
Không quân Mỹ tới ngày 8/7 phải dừng bay 41 tiêm kích F-35 do thiếu động cơ hoặc phụ tùng, khiến quân chủng này không thể triển khai số máy bay trên tới khi hoàn tất sửa chữa. Không quân Mỹ nhận chiếc F-35 thứ 283 hồi tháng 5.
Tướng Fick cho biết còn 5 chiếc F-35 của các quân chủng khác đang chờ sửa chữa, bao gồm một chiếc của hải quân Mỹ, một chiếc của thủy quân lục chiến Mỹ và ba chiếc của các đối tác khác.
Trong số 46 chiếc F-35 phải nằm đất, một số chờ phụ tùng thay thế nhỏ hoặc nâng cấp module động cơ F135, giúp cải thiện lực đẩy và hiệu suất của tiêm kích.
Tiêm kích F-35 tham gia diễn tập "voi đi bộ" tại căn cứ không quân Hill ở bang Utah, Mỹ tháng 1/2020. Ảnh: USAF .
Jay Stefany, quyền trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách nghiên cứu, phát triển và mua sắm, cho biết đang "hợp tác chặt chẽ vào ngành công nghiệp và cơ sở bảo dưỡng động cơ hạng nặng" của F-35 tại căn cứ không quân Tinker ở bang Oklahoma trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ sửa chữa số tiêm kích nói trên.
Đơn vị bảo dưỡng và sửa chữa dự kiến tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thay thế động cơ, giúp giảm thời gian tiêm kích F-35 phải dừng hoạt động.
Tuy nhiên, tiêm kích F-35 đối mặt với vấn đề khác là lớp phủ trên bề mặt cánh quạt động cơ bị quá nhiệt khiến chúng bị nứt. Điều này khiến F-35 phải bảo trì động cơ sớm hơn kế hoạch, dừng hoạt động trước thời hạn và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt khí tài trong các quân chủng.
Do ảnh hưởng của tình trạng thiếu động cơ, Bộ Chỉ huy Tác chiến Trên không của Mỹ hồi đầu năm lùi lịch trình triển lãm hàng không 2021 của F-35 để đảm bảo khả năng sẵn sàng triển khai tác chiến và huấn luyện.
Matthew Bromberg, chủ tịch phụ trách động cơ của Pratt & Whitney thuộc tập đoàn Raytehon, cho biết lý do gây ra thiếu hụt động cơ là gián đoạn vì Covid-19 và hãng phải tìm vật tư chất lượng để sản xuất động cơ.
Thổ Nhĩ Kỳ trước đó sản xuất và cung cấp khoảng 188 linh kiện liên quan tới động cơ F-35, song nước này đã bị loại khỏi chương trình sau khi mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.
F-35 đánh bại đối thủ châu Âu trong hợp đồng với Thụy Sĩ Su-30 Nga ép tiêm kích F-35 đổi hướng 39 Mỹ lo UAE lộ bí mật tiêm kích F-35 cho Trung Quốc Lính Israel vệ sinh tiêm kích F-35 bằng chổi lau nhà Tiêm kích tàng hình Mỹ tự bắn hỏng mình
Hành khách Mỹ đe dọa 'hạ máy bay' Nam hành khách trên chuyến bay của Delta Airlines vật lộn với tiếp viên hàng không và liên tục hét lên "sắp hạ máy bay", trước khi bị khống chế. Chuyến bay số hiệu 1730 đang trên đường từ thành phố Los Angeles, bang California đến thành phố Atlanta, bang Georgia tối 11/6 thì một hành khách tấn công hai tiếp viên ở...