Một trẻ tử vong nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh đêm trung thu
Một trẻ sau khi ăn bánh đêm trung thu ở TP Thủ Đức (TPHCM) có dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngoại viện.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận bệnh nhi nghi ngộ độc dẫn đến tử vong.
Ngày 2/10, bà Huỳnh Thị Ngọc Kiều, Trưởng ban Quản lý chung cư Palm Heights – Palm City (TP Thủ Đức, TPHCM) đã ký thông báo khẩn gửi cư dân về sự việc ngộ độc thực phẩm tại lễ trung thu diễn ra tại đây.
Theo đó, vào ngày 29/9, Ban quản trị và Ban quản lý chung cư Palm Heights – Palm City đã thuê đơn vị tổ chức sự kiện mừng trung thu tại khu vực nội khu chung cư lúc 17h.
Tại sự kiện, một quán cà phê đã tài trợ bánh su kem. Theo chứng từ giao nhận của đơn vị tài trợ cung cấp cho Ban quản lý, bánh được giao đến quán cà phê vào lúc 10h sáng ngày 29/9, lưu trong tủ mát và giao đến cho đơn vị tổ chức sự kiện vào lúc 19h30 cùng ngày.
Khi nhận bánh, ban tổ chức kiểm tra và ghi nhận bánh được bọc kín bằng ni lông từng cái riêng lẻ đặt trong hộp giấy, trên bao bì có ghi rõ nhãn hiệu và đơn vị tài trợ báo cho ban tổ chức, theo thông báo thì bánh sản xuất trong ngày.
Lúc 20h ngày 29/9, ban tổ chức tiến hành phát những phần bánh su kem này cho các bé tham dự chương trình trung thu.
Sau khi phát bánh, còn dư bánh su kem, bé P.Q.N là con một nhân viên phục vụ đã lấy một phần về ăn. Đến ngày 30/9, cháu có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy. Tối 1/10, bé diễn biến nặng nên gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), tuy nhiên bé không qua khỏi.
Video đang HOT
Phụ huynh trong chung cư phản ảnh một số cháu cũng bị đau bụng sau khi ăn bánh. Đến ngày 1/10, một số bé lớn tuổi hơn sống trong chung cư vẫn còn triệu chứng đau bụng.
Ban quản lý chung cư Palm Heights-Palm City yêu cầu, cư dân còn giữ bánh và chưa dùng thì ngưng sử dụng và báo cho ban quản lý để thu hồi đem đi kiểm nghiệm. Nếu đã sử dụng và có dấu hiệu bất thường, lập tức thông báo đến ban quản lý hoặc đến các cơ sở y tế để được chăm sóc.
Ban quản lý chung cư Palm Heights – Palm City cho biết thêm, đã cung cấp mẫu bánh lưu trữ tại văn phòng cho cơ quan chức năng để mang đi kiểm nghiệm để xác định nguyên nhân.
Theo thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bệnh nhi P.Q.N nhập viện lúc 23h46 ngày 1/10 trong tình trạng hôn mê sâu, không bắt được mạch, không có nhịp tim, huyết áp không đo được, da lạnh, tím tái, mất phản xạ toàn thân.
Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi được hồi sinh tim phổi nhưng không thành công. Bệnh nhi được chẩn đoán ngưng thở (tử vong) trước nhập viện chưa rõ nguyên nhân. Bệnh viện đã mời công an địa phương đến và bàn giao vụ việc.
Sau khi sự việc xảy ra, Công an TP Thủ Đức và Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã vào cuộc để điều tra nguyên nhân tử vong của cháu bé.
Khu vực sơ chế của tiệm bánh mì Phượng "chưa đảm bảo vệ sinh"
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam yêu cầu cơ quan chức năng hướng dẫn cơ sở bánh mì Phượng liên hệ với các cơ sở y tế để chịu các chi phí cho việc điều trị người bị ngộ độc.
Ngày 16-9, bác sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết nhiều bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã được xuất viện. Tuy nhiên, số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn vẫn còn nhiều.
Một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đang được điều trị tại Bệnh viện Vĩnh Đức
Cụ thể, tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương đang điều trị 60 bệnh nhân, 54 bệnh nhân đã ra viện. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam đang điều trị 6 bệnh nhân, 1 người đã ra viện; Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên đang điều trị 3 bệnh nhân; Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức đang điều trị 27 bệnh nhân; Trung tâm Y tế TP Hội An đang điều trị 20 bệnh nhân, 1 ca đã chuyển ra Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng...
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp các đơn vị liên quan tại TP Hội An điều tra nguyên nhân, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm; yêu cầu hộ kinh doanh bánh mì Phượng tạm dừng hoạt động cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu cơ quan chức năng hướng dẫn tiệm bánh mì Phượng liên hệ với các cơ sở y tế để chịu các chi phí cho việc điều trị người bị ngộ độc, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm.
Tiệm bánh mì Phượng mỗi ngày bán ra gần 2.000 ổ bánh mì
Theo biên bản kiểm tra hôm 13-9 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam, cơ sở bánh mì Phượng nằm trong khu vực phố cổ, diện tích 97 m2. Nền nhà không ngập nước, dễ vệ sinh; tường nhà không ẩm mốc; bảo quản nguyên liệu thực phẩm trong tủ lạnh, tủ đông.
Tuy nhiên, đoàn kiểm tra cho rằng việc sắp xếp nguyên liệu, thực phẩm chưa gọn gàng. Khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh; chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác.
Ngoài ra, cơ sở lưu mẫu chưa đủ số lượng món ăn trong 1 ngày (không lưu bánh mì, sốt trứng gà tươi). Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh (thùng rác tại khu vực sơ chế, chế biến không có nắp đậy); các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh (máy xay thịt); trang thiết bị dụng cụ bảo quản (tủ lạnh, dụng cụ chứa đựng thực phẩm) chưa được vệ sinh...
Tại cơ sở bánh mì Phượng có 10 lao động, có đủ giấy xác nhận đủ sức khỏe, xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Tại thời điểm điều tra, cơ sở đã dừng hoạt động chế biến, kinh doanh nên không đánh giá điều kiện thực hành vệ sinh cá nhân của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Đoàn kiểm tra làm việc với chủ cơ sở bánh mì Phượng hôm 13-9
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, từ khoảng 8 giờ sáng 11-9, một số người dân, du khách có ăn bánh mì (pa tê, thịt xíu, xíu mại, rau sống, sốt trứng gà tươi, dưa, rau răm, xà lách, đu đủ chua, chả heo) mua tại tiệm bánh mì Phượng. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, một số người có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần và kéo dài. Nhiều bệnh nhân đã đến các cơ sở y tế để nhập viện, điều trị.
Tính đến nay, ngành y tế tỉnh Quảng Nam ghi nhận hơn 150 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng, trong đó có hàng chục người nước ngoài (quốc tịch Úc, Anh, Nhật, Chile). Ngoài ra, cơ quan chức năng còn ghi nhận thông tin từ một số người dân, du khách khác qua điện thoại.
Đại diện tiệm bánh mì Phượng cho biết từ sáng 14-9, gia đình đã liên hệ với các bệnh viện trên cơ sở danh sách cập nhật từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh để gặp gỡ thăm hỏi, hỗ trợ 500.000 đồng/người đang nằm viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng.
10 nguyên liệu làm ra ổ bánh mì Phượng
Qua khai báo của chủ cơ sở, có tất cả 10 nguyên liệu, thực phẩm dùng để chế biến ra ổ bánh mì Phượng đến tay thực khách. Trong đó, nhiều nguyên liệu do tiệm bánh mì Phượng mua về rồi tự chế biến.
Cụ thể, bánh mì được mua tại cơ sở bánh mì 304 Phan Châu Trinh, TP Hội An của bà V.T.T. là chủ cơ sở; thịt xíu và xíu mại được cơ sở bánh mì Phượng tự chế biến sau khi mua thịt heo của bà L., chợ Hội An.
Pa tê do cơ sở bánh mì Phượng tự chế biến; rau răm, rau húng, hành mua của bà V.H. - chợ Hội An. Sốt trứng gà tươi (trứng gà, dầu ăn) do cơ sở tự chế biến từ trứng gà mua của bà Ng. - chợ Hội An; dưa leo và xác lách mua của ông Th. - chợ Hội An.
Quả đu đủ tươi được mua của ông Th. - chợ Hội An về cơ sở tự chế biến thành đu đủ chua. Chả heo mua tại cơ sở của bà Đ.T.Th., địa chỉ 282 Nguyễn Duy Hiệu, phường Sơn Phong, TP Hội An.
10 nguyên liệu trong ổ bánh mì Phượng được lấy từ đâu? Có 10 nguyên liệu, thực phẩm để làm ra ổ bánh mì Phượng đưa đến tay người dùng, trong đó có nhiều nguyên liệu do chủ cơ sở mua về rồi tự chế biến. Ngày 15-9, bác sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết hiện tại vẫn còn nhiều bệnh nhân bị ngộ độc sau khi...