Một trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B tại bệnh viện
Theo phản ánh của gia đình, sau khi tiêm vaccine Viêm gan B vài tiếng, bé có nhiều biểu hiện bất thường nhưng nhân viên y tế thờ ơ. Khi bé được chuyển ra BV Nhi TƯ thì đã tử vong.
BV Đa khoa khu vực Phúc Yên (ảnh: LĐ)
Chiều ngày 12/10, trao đổi với PNVN, ông Hoàng Văn Chiến, Giám đốc BV Đa khoa khu vực Phúc Yên ( Vĩnh Phúc) cho biết, BV đang phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ thông tin bé sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B tại BV.
Theo phản ánh của gia đình, nạn nhân là con chị T.T.P. (trú tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội), được sinh lúc 6h ngày 10/10, nặng 3,6kg. Đến 13h30 cùng ngày, bé được tiêm vaccine viêm gan B tại BV Đa khoa khu vực Phúc Yên. Sau tiêm khoảng 1,5 tiếng, bé có biểu hiện quấy khóc, da khác màu.
Đến 17h, thấy da bé tím tái, gia đình bế bé sang phòng trực cấp cứu. Tuy nhiên, nhân viên trực bảo bế bé về mai bác sĩ đến khám sau. Đến 18h, bé lạnh toát người, gia đình lại bế sang phòng trực cấp cứu. Bác sĩ cấp cứu thấy không ổn nên đưa ra BV Nhi TƯ. Tuy nhiên, bé đã tử vong.
Gia đình cũng cho biết, khi ra đến BV Nhi TƯ, khi biết bé tử vong, xe của BV Phúc Yên đã về rất nhanh khiến gia đình không biết xoay sở thế nào. Gia đình phải thuê xe của BV Nhi TƯ để đưa thi hài bé về. Đến ngày 12/10, gia đình đến BV làm việc, nhưng BV hẹn tuần sau khiến gia đình bức xúc.
Video đang HOT
Trả lời về trường hợp này, Hoàng Văn Chiến, Giám đốc BV Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc) xác nhận là có trường hợp bé tử vong sau khi tiêm. Để làm rõ nguyên nhân trẻ tử vong, BV đã liên hệ với BV Nhi TƯ để xin hồ sơ bệnh án, tuy nhiên phải 2-3 ngày nữa mới có kết quả.
Cũng theo ông Chiến, trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm hàng chục tiếng. Bé tiêm lúc khoảng 13h, đến gần 21h mới phản ứng nên BV cấp cứu rồi chuyển đi BV Nhi TƯ trong đêm. Sau đó, bé tử vong.
Ông Chiến cũng cho biết, trong ngày hôm đó, BV tiêm cho nhiều bệnh nhân chứ không phải mình con sản phụ P. Hơn nữa, BV tiêm và thực hiện theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện tại, BV cũng đã mời Trung tâm kiểm soát bệnh tật đến kiểm tra lô vaccine viêm gan B đã tiêm cho bé.
Về nguyên nhân trẻ tử vong, hiện BV đang nghĩ nhiều đến thiếu men chuyển hóa, ông Chiến cho biết thêm.
Có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không?
Hiện nay, rất nhiều bà mẹ cho trẻ sử dụng các nguồn sữa ngoài từ rất sớm, thậm chí là trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Vậy có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không, lợi và hại như thế nào?
1. Có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không?
Theo các khuyến cáo y tế hiện nay, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời là sữa mẹ. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng thời gian này.
Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, kháng thể (rất dồi dào trong sữa non), nước,... Do vậy, về lý thuyết thì sử dụng sữa mẹ là đã đủ cho các nhu cầu của trẻ mà không cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác, đồng thời có sức khỏe tốt hơn, ít gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm nguy cơ dị ứng,...
Đối với những trường hợp bình thường thì việc sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh là không cần thiết, thậm chí là không nên. Bởi sử dụng sữa ngoài khiến tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa hoàn thiện, dễ gây dị ứng, bé ít thèm bú sữa mẹ,...
Nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt như sữa mẹ không đủ, trẻ vẫn sụt cân kể cả khi bú sữa mẹ, cảm giác bé mệt mỏi, ít hoạt bát, mẹ bị các bệnh có thể lây qua đường sữa mẹ như HIV, viêm gan B, các bệnh do siêu vi,... thì việc sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.
2. Những nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh
Tuy rằng chúng ta có thể sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh trong một số trường hợp nhất đinh, nhưng sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng lại không phải là điều đơn giản mà ai cũng biết.
5 Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh:
- Sử dụng lượng sữa thích hợp: Sức chứa của dạ dày trẻ sơ sinh là rất nhỏ, chỉ khoảng 5-7ml vào ngày đầu, 30-60ml vào ngày thứ 3 đến thứ 6 và khoảng hơn 100ml vào lúc trẻ 1 tháng tuổi. Do vậy lượng sữa sử dụng cho trẻ sơ sinh không nên quá nhiều, uống quá nhiều sữa cùng lúc khiến trẻ dễ bị nôn trớ hơn.
- Đảm bảo vệ sinh: Hệ đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do vậy cần phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng khi pha sữa cho trẻ, vệ sinh dụng cụ pha sữa cho trẻ sạch sẽ và luộc trong nước sôi trước khi sử dụng, đun sôi nước trước khi pha sữa,... để đảm bảo vệ sinh khi pha sữa cho trẻ.
- Sữa có độ ấm thích hợp: Khi pha sữa cho trẻ cần đảm bảo sữa có độ ấm thích hợp, sữa quá nóng gây bỏng cho trẻ. Có thể làm điều chỉnh nhiệt độ sữa cho trẻ sữa sao cho thích hợp như dùng lò vi sóng, ngâm bình sữa nóng trong nước mát hoặc ngâm bình sữa có nhiệt độ bình thường trong ấm,... Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống hãy thử nhỏ một chút sữa lên mu bàn tay để chắc chắn lại rằng sữa đã có nhiệt độ thích hợp.
- Không dùng lại sữa thừa: Sữa đã pha trong lần dùng trước của bé không phải là một thứ bạn nên để dành nếu sử dụng không hết. Là môi trường giàu dinh dưỡng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào lượng sữa mà trẻ không sử dụng hết trong quá trình bảo quản. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của trẻ.
- Không thêm các thức ăn khác vào sữa: Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố, sự cân bằng khác nhau. Những sản phẩm này cần phải được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực tế. Do đó, bất kỳ hành động tự ý bổ sung thêm các loại thức ăn khác vào sữa của trẻ như bột ngũ cốc, nước hoa quả,... bởi điều này có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Có thể thấy rằng, trong một số trường hợp, sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh là cần thiết. Nhưng việc sử dụng cần phải được tiến hành thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cho trẻ.
QN
Cha mẹ uống rượu nhiều, con sinh ra dễ bị bệnh tim Các nghiên cứu khoa học mới được công bố trên tạp chí The European Journal of Preventive Cardiology của Hội Tim mạch châu Âu, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng từ bỏ việc uống rượu khi lên kế hoạch sinh con. Theo các nhà khoa học, việc tiêu thụ rượu (kể cả ở mức vừa phải trong 3 tháng trước khi thụ...