Một trẻ sơ sinh mắc COVID-19 có lượng virus cao gấp 51.000 lần người khác
Một trẻ sơ sinh tại Washington (Mỹ) bị phát hiện không chỉ mắc một biến chủng SARS-CoV-2 mới mà còn có lượng virus cao gấp 51.418 lần bệnh nhi khác.
Tờ Washington Post đưa tin các nhà nghiên cứu đã xác định bệnh nhi bị nhiễm chủng virus mới khi phân tích chuỗi gien. Em bé này được điều trị hồi tháng 9/2020 và hiện đã hồi phục.
Hiện chưa rõ mức độ phổ biến hay nguy hiểm của chủng virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo một nghiên cứu trước công bố về các biến thể SARS-CoV-2 ở trẻ em, cơ sở dữ liệu chỉ ghi nhận 8 ca khác nhiễm biến chủng này tại các tiểu bang trung Đại Tây Dương của Mỹ.
Các nhà nghiên cứu cho biết biến chủng virus này có dạng cấu trúc protein khác biệt, có thể khiến nó trở nên dễ lây lan hơn. Cho đến nay, nhóm chuyên gia vẫn chưa thể xác định liệu chủng đột biến này có là nguyên nhân làm tăng các phân tử virus tại trong mũi của đứa trẻ này hay không.
Video đang HOT
Roberta DeBiasi, Giám đốc bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Quốc gia Mỹ, nhận xét: “Đó có thể là một sự trùng hợp hoàn toàn. Nhưng mối liên hệ này khá mạnh mẽ khi bạn phát hiện một bệnh nhân có nhiều virus hơn theo cấp số nhân và đó là một biến thể hoàn toàn khác”.
Vấn đề virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng thế nào đến trẻ em vẫn chưa được các nhà nghiên cứu ngã ngũ. Theo dữ liệu quốc gia, trẻ em ít nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng. Trẻ nhỏ cũng có thể ít lây nhiễm cho người khác nếu mắc bệnh.
Trong vòng 5 tháng qua, số lượng bệnh nhi mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng đáng kể. Các ca mắc nghiêm trọng rất hiếm, song vẫn tồn tại, có thể gây hậu quả lâu dài như tổn thương não. Tính đến ngày 11/2, 241 trẻ em Mỹ đã tử vong do COVID-19. Số đông các ca là trẻ da màu, gốc Tây Ban Nha, gốc thổ dân da đỏ.
Ngày càng nhiều người Mỹ đồng ý tiêm vaccine Covid-19
58% người Mỹ trưởng thành sẵn sàng sử dụng vaccine Covid-19, tăng 8% so với hồi tháng 9, theo khảo sát mới của Viện Gallup.
Công bố khảo sát ngày 17/11, Gallup - một đơn vị nghiên cứu và phân tích dữ liệu, trụ sở ở Washington - cho rằng đây là một dấu hiệu người dân Mỹ đang dần bớt e ngại việc tiêm chủng phòng ngừa nCoV.
Khảo sát được thực hiện từ ngày 19/10 đến 1/11, trước thời điểm Pfizer và Moderna công bố hiệu quả của vaccine đang thử nghiệm. Kết quả cũng cho thấy tín hiệu khả quan đối với việc phổ biến vaccine diện rộng, bởi việc tạo miễn dịch cộng đồng qua tiêm chủng là cần thiết trước khi gỡ bỏ lệnh hạn chế và quay trở lại cuộc sống bình thường.
Nhóm khảo sát cũng nhấn mạnh rằng niềm tin của công chúng vào vaccine vẫn thấp hơn thời kỳ đầu đại dịch. Gallup cho biết hồi tháng 6, tỷ lệ người sẵn sàng sử dụng vaccine thông qua khảo sát là 66%.
Bên cạnh rất nhiều vấn đề khác, công chúng vẫn còn hoài nghi về việc phát triển vaccine thần tốc. Các cơ quan gặp thách thức lớn trong việc thuyết phục người dân rằng tất cả loại vaccine được chấp nhận đều đảm bảo an toàn.
Tiến sĩ Phoebe Danzinger, bác sĩ nhi tại Đại học Michigan, cho biết con số mà Gallup đưa ra hoàn toàn phản ánh đúng những gì bà quan sát được. "Rõ ràng còn rất nhiều hoài nghi về vaccine nhưng có vẻ góc nhìn của công chúng đang thay đổi theo hướng tích cực", bà cho biết.
Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine của Moderna tại Detroit, tháng 8/2020. Ảnh: AFP.
Khảo sát được thực hiện trực tuyến với 2.985 người tham gia, sai số trung bình là khoảng 3%.
Một cuộc khảo sát vào tháng trước của Kaiser Family Foundation cho thấy phần lớn người dân Mỹ hoài nghi về các loại vaccine được nghiên cứu phát triển quá nhanh. 62% lo lắng về việc chính quyền Tổng thống Trump tạo áp lực lên Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA).
Việc xét duyệt cấp phép vaccine quá nhanh cũng khiến 37% số người được thăm dò tỏ ra lo lắng, theo khảo sát của Gallup. Trong khi đó, 26% cho biết họ sẽ chờ đợi tới khi vaccine được xác nhận an toàn. Một nhóm nhỏ 12% hoàn toàn không tin tưởng vào vaccine nói chung.
Với những thành công ban đầu của Pfizer và Moderna, các chuyên gia hy vọng rằng thái độ của người dân Mỹ với vaccine sẽ sớm thay đổi.
Đức nói châu Âu vẫn cần Mỹ và NATO Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho rằng châu Âu không thể tự đảm bảo an ninh nếu không có Mỹ và NATO hỗ trợ trong những thập kỷ tới. "Ý tưởng về sự tự quản chiến lược của châu Âu sẽ đi quá xa nếu nó nuôi dưỡng ảo tưởng rằng chúng tôi có thể đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh...