Một trẻ sơ sinh bị dây rốn quấn 3 vòng quanh cổ chào đời an toàn
Ngày 26-10, bác sĩ Nguyễn Đức Toản, khoa sản Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, vừa đỡ sinh thường thành công cho một trường hợp hy hữu. Sản phụ H.T.S. 33 tuổi, sinh con lần thứ 4, thai 39 tuần.
Em bé bị dây rốn quấn quanh cổ 3 vòng mà sản phụ không hề hay biết vì trong suốt quá trình thai kỳ chỉ đi khám thai một lần.
Bé trai khi vừa sinh ra đã bị dây rốn quấn quanh cổ.
Theo bác sĩ Toản, thai nhi bị dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ nên có nguy cơ rối loạn tim thai, suy thai khi sản phụ chuyển dạ và sổ thai. Rất may do sản phụ có kinh nghiệm nên việc rặn đẻ khá nhanh, dây rốn dù quấn nhiều vòng nhưng dài nên chưa siết chặt cổ bé trai, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp tim thai và chức năng hô hấp của bé. Sau khi được sinh ra, em bé được chăm sóc đặc biệt và an toàn.
Video đang HOT
Bác sĩ Toản cho hay, nguyên nhân khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ là do trong quá trình mẹ mang thai, em bé nằm trong bọc ối cử động chân tay, trở thế liên tục nên dây rốn dễ quấn vào cổ. Tuy nhiên, do ở trong môi trường nước lỏng nên dây rốn không thắt chặt vào cổ thai nhi. Có những trường hợp thai nhi xoay trở lung tung làm dây rốn tự gỡ ra. Do đó, trong suốt thai kỳ, sản phụ nên khám thai đầy đủ để sớm phát hiện những bất thường, nhanh chóng xử trí, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Hạnh Dung
Theo baodongnai
Táo bón ở trẻ em: Hiểu đúng và cách phòng bệnh
Táo bón ở trẻ em rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua vì biểu hiện không nghiêm trọng.
BS Hồng Quý Quân - Phó Trưởng Khoa Phẫu Thuật Nhi và trẻ sơ sinh, bệnh viện Việt Đức cho biết: "Táo bón ở trẻ em là số lần đi đại tiện của trẻ dưới 3 lần/tuần. Kèm theo triệu chứng trẻ khó khăn khi đi đại tiện và phân bị cứng. Tuy nhiên, nếu như trẻ đi vệ sinh ít hơn số lần trên nhưng phân vẫn mềm thành khuôn thì đó không phải là táo bón".
Táo bón dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo BS Quân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ như chế độ ăn, tâm lý lối sống, nguyên nhân thực thể. Trẻ bị táo bón trước tiên có thể do chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước. Ở trẻ dưới 6 tháng thì do uống sữa ngoài không bổ sung đủ thành phần xơ, Probiotic. Trẻ lớn hơn thì do ăn thiếu rau củ và ít ăn các loại quả.
"Tâm lý và lối sống của trẻ cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới căn bệnh này. Nhiều trẻ sợ đi ngoài do nhà vệ sinh bẩn và có mùi khó chịu. Nhiều trường hợp trẻ không có thói quen đi vệ sinh đúng giờ nên trẻ hay quên hoặc mải chơi nên thường nhịn đi vệ sinh. Các trẻ có lối sống ít vận động cũng làm nhu động ruột kém nên dễ gây táo bón", BS Quân cho biết.
BS Quân cũng cảnh báo, bệnh lý vô hạch đại trực tràng bẩm sinh chiếm 5% tổng số trường hợp táo bón. Biểu hiện của bệnh lý vô hạch đại trực tràng gây nên táo bón là trẻ chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24 giờ sau sinh. Với trẻ lớn hơn, thường phải thụt mới đi ngoài được.
Táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột. "Khi phải sử dụng đến phương pháp thụt tức là trẻ đã có biểu hiện của viêm ruột, tắc ruột. Trong một vài trường hợp trẻ điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả thì cần phải can thiệp phẫu thuật cắt đoạn đại tràng vô hạch" - BS Quân cho biết thêm.
BS Hồng Quý Quân cảnh báo: táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột.
Phương pháp phòng bệnh đơn giản nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu phải bổ sung thêm sữa ngoài, cha mẹ nên chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ, Probiotic. Cần cho trẻ uống đủ nước, bao gồm nước lọc, sữa, canh, nước hoa quả... nhất là khi trẻ mất nhiều mồ hôi khi nóng, vận động nhiều hay khi sốt cao.
Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định như sau khi ngủ dậy buổi sáng hoặc sau khi ăn tối. Với trẻ lớn hơn, có thể điều trị duy trì các thuốc như chất xơ, thuốc chống táo bón, kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi trẻ đã đi đại tiện đều và phân mềm.
"Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24h sau sinh, trẻ táo bón kéo dài trên 2 tuần. Trẻ có những đợt đau bụng, sốt hoặc bụng trướng to, tiêu chảy. Trẻ đi vệ sinh ra máu do nứt kẽ hậu môn vì rặn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức" - BS Quân khuyến cáo./.
Theo VOV
Sinh ra không có khuôn mặt, liệu em bé có thể tiếp tục sống hay không? Đằng sau thông tin em bé chào đời không có khuôn mặt, dù trước đó người mẹ vẫn siêu âm đầy đủ, dư luận đang băn khoăn không biết cơ hội sống sót của trường hợp trẻ sơ sinh bị đa dị tật như vậy là bao nhiêu. Cách đây vài giờ, thế giới được phen chấn động khi có một trường hợp...