Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU

Theo dõi VGT trên

Nhờ đợt mở rộng lịch sử về phía Đông cách đây 2 thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) vươn mình trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị thay đổi đang tạo ra những xáo trộn lớn, đẩy EU vào nguy cơ tuột mất những giá trị then chốt.

Vươn mình sau “vụ nổ Big Bang

Cách đây tròn 20 năm, tháng 5/2004, EU thực hiện đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử liên minh kể từ khi thành lập năm 1993 với việc kết nạp đồng thời 10 thành viên mới là Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, SlovakiaSlovenia, đưa EU từ 15 thành viên lên 25 thành viên, tăng 20% dân số và lãnh thổ. Ngoại trừ 2 quốc đảo Địa Trung Hải là Cyprus và Malta, các nước còn lại trong đợt mở rộng được ví như “vụ nổ Big Bang” đó là các quốc gia Đông Âu, trong đó 3 nước từng thuộc Liên Xô trước đây.

Cảm hứng từ sự kiện đó đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia lần lượt gia nhập EU trong khoảng 10 năm tiếp theo. Trải qua 2 thập kỷ kể từ thời khắc lịch sử, EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên, do Anh rời đi sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 1
Liên minh châu Âu tổ chức lễ thượng cờ 10 quốc gia mới kết nạp, ngày 3/5/2004.

Có thể nói, sự xuất hiện của cùng lúc 10 thành viên mới giúp EU thống nhất được tiếng nói trên khắp lục địa châu Âu, trở thành thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa có quy mô hàng đầu thế giới. Dựa trên nền tảng là sự thịnh vượng của các nước sáng lập, EU theo đuổi hình mẫu của một liên minh với nền kinh tế chung rộng mở và đa dạng, hệ thống giáo dục hiệu quả, lực lượng lao động chất lượng cao, các viện nghiên cứu hàng đầu, cơ sở công nghiệp vững mạnh, phần lớn nền chính trị dân chủ ổn định, hệ thống cơ quan thực thi pháp luật đáng tin cậy.

Bất chấp thách thức từ những đợt suy thoái toàn cầu, nền kinh tế EU tăng trưởng 27% trong 20 năm qua. Trong đó, các quốc gia kết nạp năm 2004 phát triển mạnh mẽ hơn cả, với tiền lương thực tế từ 2004-2023 tăng gấp đôi, nghèo khó giảm một nửa. Quy mô kinh tế Ba Lan và Malta tăng 2 lần, còn Slovakia tăng trưởng 80%. Đến nay, 7 trong số 10 thành viên kết nạp năm 2004 sử dụng euro làm tiền tệ chính thức. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra ở EU 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới.

Video đang HOT

Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy 2 thập niên, dòng chảy hàng hóa nội địa trong EU tăng gấp rưỡi…

Sự xuất hiện của các thành viên mới cũng tăng cường đáng kể vị thế của EU. Tuy không phải một quốc gia có chủ quyền, nhưng EU được coi là một “siêu cường” nhờ chính sách đối ngoại tương đối thống nhất giữa các thành viên. Trong nhóm G7, EU góp 3 thành viên (Pháp, Đức và Italy). Ngoài ra, EU còn là một thành viên đầy đủ của G20 bên cạnh 3 nước G7 nói trên. Trước khi Anh rời EU, khối có 2 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Sự thống nhất của EU còn được củng cố thông qua việc phần lớn các nước EU cũng là thành viên khối quân sự NATO (23/27 thành viên). Trong số 10 quốc gia gia nhập NATO năm 2004, 8 nước là thành viên NATO, trong đó 7 nước gia nhập cùng năm 2004.

EU 2 thập kỷ qua đã để lại “dấu chân” trong nỗ lực tăng cường phòng thủ của châu Âu, cải thiện hợp tác với NATO, hay mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi. The Guardian cho hay, EU hiện chiếm một nửa tổng số viện trợ toàn cầu, còn Ủy ban châu Âu (EC) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. EU hiện dẫn đầu thế giới trong nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán ma túy, rửa tiền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU. EU cũng rất nỗ lực tham gia giải quyết khủng hoảng Trung Đông, hạ nhiệt chương trình hạt nhân Iran, xử lý cuộc xung đột ở Ukraine, dù chưa gặt hái nhiều kết quả.

Trật tự trong EU xáo trộn

EU ban bố các chính sách theo quy tắc đồng thuận 100%, trong đó, những quyết sách chung sẽ có hiệu lực khi toàn bộ 27 thành viên thông qua. Global Europe mô tả, EU đảm bảo thực hiện các chính sách nhờ nguồn ngân sách do các thành viên đóng góp (năm 2023 là hơn 200 tỷ USD, gần bằng GDP Hungary). Các thành viên có đóng góp nhiều hơn, nền kinh tế lớn mạnh hơn có tiếng nói lớn hơn trong ban bố các chính sách của khối. 3 thập kỷ từ khi thành lập và 2 thập kỷ sau đợt mở rộng lịch sử, dễ nhận thấy Đức và Pháp, hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, cũng là hai quốc gia có sức nặng lớn hơn hẳn trong việc định hình chính sách chung của EU. Khi lợi ích về kinh tế và chính trị được thảo luận, đảm bảo, các nước EU cho thấy họ dễ thỏa hiệp hơn trong việc ứng xử các vấn đề chung phát sinh.

Tuy nhiên, trật tự đó có dấu hiệu lung lay trong bối cảnh EU đang đối mặt ngày càng nhiều thách thức hơn đến từ bối cảnh địa chính trị thay đổi và sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các thành viên cũ – mới. Sự lộn xộn đó bộc lộ rõ khi COVID-19 xuất hiện: các nước thành viên hạ thấp vai trò thị trường chung EU, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vật dụng y tế, thậm chí đóng cửa biên giới. Trong danh sách các quốc gia làm như vậy bao gồm Đức, quốc gia chiếm 1/4 tổng kinh tế châu Âu. Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, bất đồng xung quanh cách thức ứng xử với Nga hay chuyện nông sản Ukraine tràn ngập thị trường châu Âu đã kéo theo những cuộc biểu tình rộng khắp, gây xáo trộn nhiều nước EU.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 2
Khủng hoảng di cư là một trong những vấn đề gây chia rẽ EU trong nhiêu năm qua.

Theo New York Times, Đức tăng trưởng ổn định trong nhiều thập kỷ, nhưng khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra và Berlin lựa chọn từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, nền kinh tế của họ lập tức gặp vấn đề. 2 năm qua, kinh tế Đức gần như không tăng trưởng, với tốc độ thấp nhất trong nhóm G7 và khu vực đồng tiền chung. Quý đầu năm 2024, kinh tế Đức giảm phát 0,2%. “Người chơi lớn” khác ở châu Âu là Pháp cũng đang đối mặt tình hình kinh tế không mấy khả quan khi thâm hụt ngân sách ở mức cao kỷ lục 5,5% tổng GDP, còn nợ công đã tăng lên mức 110% GDP.

Paris gần đây tuyên bố họ cần tiết kiệm hơn 22 tỷ USD trong năm tài khóa 2024 và 2025. Việc kinh tế Đức và Pháp trì trệ khiến tăng trưởng chung trong toàn EU sụt giảm, đồng thời khiến đóng góp của họ cho liên minh giảm xuống, làm suy giảm vị thế chính trị trong nội bộ EU của Paris và Berlin. Đó là chưa kể những bất đồng giữa Đức và Pháp về nhiều vấn đề.

Trái với xu thế đó, các nước Nam Âu như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại gặt hái tốc độ tăng trưởng tốt hơn các thành viên còn lại trong liên minh. Chỉ 1 thập kỷ trước, họ là trung tâm cuộc khủng hoảng nợ của EU và phải dựa vào các gói cứu trợ từ các thành viên khác. Kinh tế tăng trưởng tốt, sự phụ thuộc giảm bớt, đóng góp tăng lên rõ ràng giúp họ có tiếng nói lớn hơn với EU, thậm chí thách thức vị thế cường quốc khu vực của Đức – Pháp. Nhóm 4 quốc gia nêu trên hiện chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại nhiều quốc gia châu Âu cũng đã dẫn đến các chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu, dẫn đến nhiều chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Một bộ phận không nhỏ người dân EU có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên, nhất là ở nhóm các nước mới Trung và Đông Âu (Hungary, Ba Lan…). Năm vừa qua, Hungary bị nhiều thành viên EU chỉ trích vì họ giữ lập trường phản đối trừng phạt Nga và không đồng tình với việc viện trợ quá lớn cho Ukraine, dẫn đến những tranh cãi về khả năng EU có thể chuyển cơ chế hoạt động từ quy tắc đồng thuận 100% sang quyết định đa số, tức loại trừ quyền phủ quyết của các quốc gia.

Sự bất đồng tăng lên có thể khiến làn sóng các thành viên lựa chọn ưu tiên chính sách quốc gia hơn là chính sách tập thể của EU bùng nổ, thậm chí dẫn đến việc các quốc gia thành viên EU rời đi như hành động của Anh với Brexit. Ngoài ra, nỗ lực của EU theo đuổi mục tiêu kết nạp các thành viên mới như Ukraine, Moldova, Serbia và Gruzia có thể dẫn đến leo thang căng thẳng với Nga và khoét sâu chia rẽ trong nội bộ liên minh

Thành tựu và thách thức của EU sau 2 thập kỉ từ "vụ nổ Big Bang"

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Cách đây tròn 20 năm, đầu tháng 5/2004, EU đã tiến hành đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử liên minh kể từ khi thành lập với việc kết nạp đồng thời 10 thành viên mới là Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia, đưa EU từ một khối 15 thành viên lên 25 thành viên, tăng thêm 20% dân số và lãnh thổ, trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới.

Thành tựu và thách thức của EU sau 2 thập kỉ từ vụ nổ Big Bang - Hình 1
Liên minh châu Âu tổ chức lễ thượng cờ 10 quốc gia kết nạp năm 2004 vào ngày 3/5/2004 tại trụ sở liên minh.

Ngoại trừ hai quốc đảo trên Địa Trung Hải là Cyprus và Malta, các nước còn lại trong đợt mở rộng được ví như "vụ nổ Big Bang" đó là các quốc gia Đông Âu, trong đó 3 nước từng thuộc Liên Xô trước đây. Cảm hứng của "vụ nổ Big Bang" đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia lần lượt gia nhập EU sau đó vài năm. Trải qua hai thập kỉ kể từ thời khắc lịch sử, EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên, do Anh rời đi sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016.

Hãng tin DW của Đức ngày 2/5 cho hay, khi EU kết nạp 10 thành viên mới vào năm 2004, tổng GDP của khối tăng khoảng 9%, nhưng GDP bình quân đầu người trong EU giảm do chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia thành viên cũ - mới.

Tuy nhiên, nhờ mức độ hội nhập cao về kinh tế và xã hội, khối EU nhanh chóng thúc đẩy thị trường chung phát triển, kéo theo sự tăng trưởng và thịnh vượng cho toàn khối. Trong 20 năm qua, cơ sở hạ tầng và kết nối hiện đại quy mô lục địa đã được xây dựng trên khắp 27 quốc gia thành viên nhờ các khoản đầu tư và quỹ của EU. Cũng trong quãng thời gian ấy, hơn 2,7 triệu người từ 10 quốc gia đã đón nhận cơ hội học tập và giảng dạy ở nước ngoài thông qua chương trình Erasmus. Ngoài ra, 9/10 quốc gia thành viên mới nêu trên, trừ Cyprus, đã gia nhập Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới.

Bất chấp thách thức từ những đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế EU tăng trưởng 27%. Các quốc gia gia nhập năm 2004 chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế đáng kể, trong đó, nền kinh tế Ba Lan và Malta tăng gấp đôi quy mô, còn Slovakia tăng trưởng 80%. Tiền lương thực tế từ 2004-2023 ở 10 nước này tăng 2 lần và mức độ nghèo đói đã giảm một nửa.

Đến nay, 7 trong số 10 thành viên mới sử dụng đồng euro làm tiền tệ chính thức. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra ở EU 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới. Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy hai thập niên, dòng hàng hóa nội địa trong EU tăng gấp rưỡi.

Sự xuất hiện của các thành viên mới đã tăng cường đáng kể vai trò của EU trong các vấn đề khu vực và thế giới. Thông qua cách thức phản ứng tương đối thống nhất giữa các thành viên, EU đã thể hiện được vai trò trong nỗ lực tăng cường an ninh và phòng thủ của châu Âu, tăng cường hợp tác với NATO, hay như mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi.

The Guardian cho hay, EU hiện chiếm một nửa tổng số viện trợ toàn cầu, còn Ủy ban châu Âu (EC) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Khối cũng có những đóng góp không thể phủ nhận trong nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán ma túy, rửa tiền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng hợp tác, sau hai thập kỉ kể từ "vụ nổ Big Bang", EU ngày nay đối mặt ngày càng nhiều thách thức hơn đến từ bối cảnh địa chính trị thay đổi và sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các thành viên cũ-mới. Trong nội bộ EU, chủ nghĩa dân túy gia tăng ở nhiều quốc gia thành viên, không chỉ đe dọa các giá trị cốt lõi của khối mà còn đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết.

Trong những năm gần đây, phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại nhiều quốc gia châu Âu đã dẫn đến các chính sách ưu tiên các lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu, dẫn đến nhiều chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Một bộ phận không nhỏ người dân EU có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên. Giới quan sát tin rằng, nếu EU không sớm giải quyết những vấn đề nêu trên, nguy cơ xảy ra tình trạng các quốc gia thành viên EU rời đi như hành động của Anh (Brexit) có thể lặp lại trong tương lai. Bên cạnh đó, việc EU theo đuổi mục tiêu kết nạp các thành viên mới như Ukraine có thể dẫn đến leo thang căng thẳng với Nga và khoét sâu chia rẽ trong nội bộ liên minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạRộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ
10:22:20 26/12/2024
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở KazakhstanÍt nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
21:09:54 25/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Máy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng khôngMáy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng không
09:51:44 26/12/2024

Tin đang nóng

Ông Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩmÔng Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩm
11:14:40 26/12/2024
Tình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốnTình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốn
13:24:07 26/12/2024
Thủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xátThủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xát
12:17:27 26/12/2024
Hot nhất MXH: Lâm Canh Tân công khai hẹn hò Triệu Lệ Dĩnh vào đêm Giáng sinh?Hot nhất MXH: Lâm Canh Tân công khai hẹn hò Triệu Lệ Dĩnh vào đêm Giáng sinh?
14:56:43 26/12/2024
Người phụ nữ chi 18 tỷ đồng mua Rolls-Royce, về nhà phát hiện là xe cũ độ lại liền khởi kiện, tòa án phán quyết: Showroom phải đền hơn 45 tỷ đồngNgười phụ nữ chi 18 tỷ đồng mua Rolls-Royce, về nhà phát hiện là xe cũ độ lại liền khởi kiện, tòa án phán quyết: Showroom phải đền hơn 45 tỷ đồng
11:32:44 26/12/2024
Đặng Thu Thảo - Kỳ Duyên hội ngộ chung một khung hình, bất ngờ vì nhan sắc của Miss Universe Vietnam bên "thần tiên tỷ tỷ"Đặng Thu Thảo - Kỳ Duyên hội ngộ chung một khung hình, bất ngờ vì nhan sắc của Miss Universe Vietnam bên "thần tiên tỷ tỷ"
13:20:52 26/12/2024
3 cô vợ của dàn người hùng Thường Châu "vượt giàu" đi livestream kiếm sống3 cô vợ của dàn người hùng Thường Châu "vượt giàu" đi livestream kiếm sống
11:25:45 26/12/2024
Nữ diễn viên bị vỡ filler ngực: "Đổi mặt" nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, sốc nhất là body gây "ná thở"Nữ diễn viên bị vỡ filler ngực: "Đổi mặt" nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, sốc nhất là body gây "ná thở"
12:57:21 26/12/2024

Tin mới nhất

Lạm phát tại Nga vượt mức dự báo

Lạm phát tại Nga vượt mức dự báo

17:17:58 26/12/2024
Ông Andrei Gangan, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nga, nói với hãng tin Interfax rằng lạm phát của nước này trong cả năm 2024 sẽ nằm trong khoảng 9,6% đến 9,8%.
Mexico thu giữ lượng lớn ma túy tổng hợp

Mexico thu giữ lượng lớn ma túy tổng hợp

17:14:30 26/12/2024
Ông Trump cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu của Mexico nếu nước này không kiểm soát hoạt động buôn bán ma túy và dòng người di cư sang Mỹ.
Nhật Bản: 45% số người giao hàng tự do làm việc ở Amazon gặp tai nạn giao thông

Nhật Bản: 45% số người giao hàng tự do làm việc ở Amazon gặp tai nạn giao thông

17:02:03 26/12/2024
Khảo sát này được cho là cơ sở để các lái xe Amazon đàm phán mức lương cao hơn và đưa ra số lượng đơn hàng được giao một cách hợp lý.
Cựu Thị trưởng Đài Bắc bị truy tố vì nhận hối lộ hơn 500.000 USD

Cựu Thị trưởng Đài Bắc bị truy tố vì nhận hối lộ hơn 500.000 USD

16:13:06 26/12/2024
Vào tháng 8, cựu Thị trưởng Đài Bắc đã bị bắt giữ, sau khi lực lượng chức năng Đài Loan tiến hành khám xét tại nhà riêng, trụ sở đảng chính trị của ông và bị thẩm vấn ông trong nhiều giờ. Hiện nay, ông Ko vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Israel thiết lập các đồn quân sự tạm thời bên trong vùng đệm tại Syria

Israel thiết lập các đồn quân sự tạm thời bên trong vùng đệm tại Syria

16:10:18 26/12/2024
Israel lý giải rằng các đồn quân sự tạm thời tại vùng đệm nhằm bảo vệ cư dân ở khu vực phía Bắc Israel. Theo tuyên bố của IDF, các đồn này sẽ được tháo dỡ khi quân đội được lệnh rút khỏi vùng đệm.
Những 'màu sắc' chính của bức tranh thế giới 2024

Những 'màu sắc' chính của bức tranh thế giới 2024

16:08:22 26/12/2024
Trong bối cảnh đó, tỷ phú Elon Musk, người điều hành một trong 7 công ty đó, có thể đóng vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa sức mạnh công nghệ và quyền lực chính trị, điều có thể định hình nên năm 2025.
Phần Lan điều tra sự cố với cáp điện ngầm liên quốc gia

Phần Lan điều tra sự cố với cáp điện ngầm liên quốc gia

16:06:34 26/12/2024
Riêng cảnh sát Phần Lan cũng đang điều tra vụ hư hai đường ống dẫn khí Balticconnector nối Phần Lan và Estonia hồi năm ngoái, cũng như một số tuyến cáp viễn thông, mà nguyên nhân có thể là do một con tàu kéo neo.
Pháp giải cứu trên 100 người tại eo biển Manche

Pháp giải cứu trên 100 người tại eo biển Manche

16:05:14 26/12/2024
Theo Cơ quan Quản lý hàng hải phụ trách eo biển Manche và biển Bắc của Pháp, trong suốt ngày Giáng sinh đã diễn ra 12 cuộc giải cứu người di cư dọc theo bờ biển phía Bắc nước này, bao gồm cả việc giải cứu người di cư trên một chiếc tàu ...
Bài toán khó khi Israel muốn dồn sức giải quyết các vấn đề từ lực lượng Houthi

Bài toán khó khi Israel muốn dồn sức giải quyết các vấn đề từ lực lượng Houthi

16:01:52 26/12/2024
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây phát biểu: "Houthi sẽ phải phải học từ những gì Hamas, Hezbollah và chính quyền của ông Assad đã phải trải qua. Điều này cần thời gian. Đây là bài học sẽ thấm nhuần khắp Trung Đông".
Libya: Điểm dừng chân mới trên bản đồ địa chính trị của Nga?

Libya: Điểm dừng chân mới trên bản đồ địa chính trị của Nga?

15:58:17 26/12/2024
Tuy nhiên, việc tăng đột ngột quân số của Nga có thể có ý nghĩa gì đối với một Libya bất ổn, cũng như những tác động của việc tăng cường sự hiện diện của Nga gần biên giới của NATO thì còn phải chờ thời gian chứng thực.
Tỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia

Tỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia

15:53:31 26/12/2024
Trước đó, vào tháng 10, ông Musk đăng tải bức ảnh kèm lời kêu gọi quyên góp của Wikipedia, tuyên bố ông sẵn sàng trao 1 tỷ USD nếu họ đồng ý đổi tên thành Dickipedia.
Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đạt mục tiêu trung hòa carbon

Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đạt mục tiêu trung hòa carbon

15:51:38 26/12/2024
Trước các mối lo ngại về vấn đề an toàn hạt nhân, Nhật Bản đưa ra các quy định dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và các tổ chức khác đặt ra.

Có thể bạn quan tâm

Dương Mịch rộ clip 2 giây 'bén ngót', vẫn là 'người hầu' Lưu Diệc Phi vì 1 điều

Dương Mịch rộ clip 2 giây 'bén ngót', vẫn là 'người hầu' Lưu Diệc Phi vì 1 điều

Sao châu á

17:23:49 26/12/2024
Vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền chóng mặt clip 2 giây đi sự kiện của Dương Mịch. Trong video có thể thấy rõ thân hình bén ngót không tì vết của nữ diễn viên, tuy vậy Dương Mịch vẫn bị gọi là người hầu Lưu Diệc Phi vì 1 điều.
Phan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương lai

Phan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương lai

Sao việt

17:09:15 26/12/2024
Ngay khi có mặt tại sự kiện, Phan Đạt không ngần ngại trả lời những câu hỏi xoay quanh đời tư của mình cũng như dự định trong tương lai.
Phim Việt có cảnh nóng gây rùng mình vì nữ chính hơn nam chính 20 tuổi

Phim Việt có cảnh nóng gây rùng mình vì nữ chính hơn nam chính 20 tuổi

Phim việt

17:04:52 26/12/2024
Mẹ Lao Công Học Yêu là bộ phim Việt Nam mới ra mắt những tập đầu tiên nhưng đã trở thành chủ đề hot trên MXH Việt.
Ô tô 4 chỗ vượt ẩu rồi "chạm mặt" một chiếc xe đặc biệt: "Đúng người, đúng thời điểm là đây!"

Ô tô 4 chỗ vượt ẩu rồi "chạm mặt" một chiếc xe đặc biệt: "Đúng người, đúng thời điểm là đây!"

Netizen

17:04:21 26/12/2024
Một xe 4 chỗ vượt ẩu lấn sang làn đường bên trái thì đối đầu ngay xe cảnh sát giao thông đi chiều ngược lại khiến người xem được phen hết hồn.
Xuân Son cười tươi rói, tự tin 'xé lưới' Singapore

Xuân Son cười tươi rói, tự tin 'xé lưới' Singapore

Sao thể thao

17:04:20 26/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son rất tự tin trước trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore, bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
Jennie (BLACKPINK) khám phá nhiều thể loại âm nhạc trong album mới

Jennie (BLACKPINK) khám phá nhiều thể loại âm nhạc trong album mới

Nhạc quốc tế

16:59:52 26/12/2024
Album solo lần này đã được Jennie ấp ủ trong suốt một năm qua và sẽ thể hiện phong cách âm nhạc của nữ thần tượng.
Con gái Thanh Thanh Hiền diễn Thị Nở, diva Mỹ Linh bất ngờ

Con gái Thanh Thanh Hiền diễn Thị Nở, diva Mỹ Linh bất ngờ

Nhạc việt

16:32:16 26/12/2024
Là một trong những khán giả xem vở nhạc kịch Giấc mơ Chí Phèo , diva Mỹ Linh dành nhiều lời khen cho diễn xuất của con gái Thanh Thanh Hiền.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món cực ngon, ăn hết rồi cả nhà vẫn thấy thèm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món cực ngon, ăn hết rồi cả nhà vẫn thấy thèm

Ẩm thực

16:28:48 26/12/2024
Những món ăn trong bữa cơm tuy đơn giản không cầu kỳ nhưng rất ngon miệng, cuốn lưỡi đảm bảo cả gia đình sẽ thích mê.
Na Uy nối lại dịch vụ tàu hỏa toàn quốc

Na Uy nối lại dịch vụ tàu hỏa toàn quốc

15:48:35 26/12/2024
Trong một tuyên bố trên trang web của mình, công ty Bane Nor lưu ý mặc dù tình hình đã ổn định, song hành khách cần chuẩn bị tinh thần cho sự chậm trễ và hủy chuyến khi hệ thống được khôi phục lại.
Bị hất văng khỏi xe đang chạy trên đường, diễn viên 16 tuổi qua đời thương tâm

Bị hất văng khỏi xe đang chạy trên đường, diễn viên 16 tuổi qua đời thương tâm

Sao âu mỹ

15:29:25 26/12/2024
Hudson Joseph Meek, diễn viên từng tham gia bom tấn Baby Driver năm 2017 không qua khỏi sau khi bị hất văng khỏi chiếc xe đang chạy trên đường phố Alabama.